LINH ĐẠO DÒNG PHAN SINH TẠI THẾ (OFS) SỐNG PHÚC ÂM ĐỨC GIÊSU KITÔ-ĐI TỪ PHÚC ÂM ĐẾN CUỘC SỐNG-VÀ TỪ CUỘC SỐNG ĐỀN PHÚC ÂM

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Mừng Kính Thánh Phanxi cô 4 Tháng 10

                                                  NGUYỂN VĂN XUÂN MẾN TẶNG
                                                              Vanthem Huynh
                                                Huynh Đệ Đoàn Thánh Gia / PSTT

 Hình ảnh: MẾN TẶNG: 
Vanthem Huynh 
Huynh Đệ Đoàn Thánh Gia / PSTT VN
-------------------------------------------

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Người Phan Sinh Tại Thế dứt khoát con đường


                                          

  Người Phan Sinh Tại Thế dứt khoát con đường
Phải dứt khoát.Đó cũng chính là thông điệp của Chúa Giêsu công bố cho những ai muốn trở nên môn đệ của Ngài không ít người muốn theo Chúa Giêsu cũng không thoát khỏi ước muốn xin được ngồi bên hữu, ngồi bên tả Thầy .Chưa có một người nào, dù là ai hay các môn đệ, bị Chúa Giêsu xua đuổi chỉ vì những ước muốn đó, ngoại trừ Xatan – kẻ đã đến cám dỗ Ngài. Nhân dịp có rất đông người cùng đi với Ngài. Chúa Giêsu đã công bố một thông điệp, thông điệp nói đến cái giá phải trả cho những ai muốn chọn lựa con đường đi theo Ngài: Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được”. (Lc 14, 27)
Kết thúc thông điệpChúa Giêsu, một lần nữa nhấn mạnh, “Ai trong anh em không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ tôi được” (Lc 14, 33)..
Muốn đi theo Chúa, muốn là môn đệ của Ngài thì phải đến với một tâm tình Kính mến Chúa trên hết mọi sự và yêu thương mọi người như mình ta vậy Có bao giờ chúng ta tự hỏi, thế nào là là vác thập giá mình theo Chúa , ở đây Chúa Giêsu không đòi hỏi phải là chết thể xác, nhưng là chết cho con người cũ của mình, là “đóng đinh” con người tội lỗi của mình vào thập giá Chúa Kitô.
Theo Chúa, muốn là môn đệ của Ngài, phải “vác thập giá mình”. Đây là một lệnh truyền không phải là khó, mà là rất khó thực hiện. nhưng không phải là không thực hiện được.
Thật vậy, chúng ta sẽ thực hiện được, nếu chúng ta cùng có sự trải nghiệm như thánh Phaolô đã trải nghiệm, “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2, 20)
Trở lại cuộc hành trình của Chúa Giêsu ,hôm đó .Có rất đông người cùng đi đường với Đức Giêsu. Có bao giờ chúng ta tự hỏi, hôm đó, sau khi nghe Chúa Giêsu truyền dạy, có được bao nhiêu người cùng chịu đóng đinh với Đức Kitô vào thập giá”?
Là một Kitô hữu, tôi đã vác-thập-giá-mình cách nào,hay bằng cách như lời thánh Phaolô khuyên bảo ,đóng đinh tính xác thịt vào thập giá cùng với các dục vọng và đam mê .Thánh Phaolô đề cập đến “dục vọng và đam mê” nó chính là tiền đề cho sự tham lam. Và ở đâu có sự tham lam, ở đó sẽ xảy ra tranh chấp, ở đâu có tranh chấp, ở đó có chiến tranh, ở đâu có chiến tranh là có ly tan và chết chóc.
Xưa, chỉ một phút để cho “dục vọng và đam mê” chế ngự, vua David đã thâm độc bày mưu giết tướng Uria để che giấu tội ác, hầu chiếm đoạt vợ Uria làm vợ mình (x. 2 Sm 11,1-17).
Xét ở một góc cạnh nhỏ là gia đình, cộng đoàn chúng ta “ có đóng đinh tính xác thịt vào thập giá cùng với các dục vọng và đam mê ,ta có thể dứt bỏ ba cái lăng nhăng nó quấy rầy ,theoThánh Phaolô, đó là, “dâm bôn, phóng đãng, hận thù, bất hòa, ganh tị, say sưa, chè chén nếu không “đóng đinh” nó, “sẽ không được thừa hưởng Nước Thiên Chúa” Kinh Thánh có chép rằng Con người là chi, mà Chúa cần nhớ đến. Phàm nhân là gì, mà Chúa phải bận tâm? (Tv 8, 5)
Tại sao Chúa Giêsu lại bận tâm gửi đến cho chúng ta những lời vàng ngọc dành cho những ai muốn đi theo Ngài, muốn trở nên môn đệ của Ngài. Vì bởi “tình yêu thương”, một tình yêu hướng đến những ai còn đang đứng giữa ngã ba cuộc đời, băn khoăn tự hỏi “Đâu là sự dứt khoát con đường lựa chọn để theo Ngài
Người Phan Sinh Tại Thế củng vậy.Qua lời Tuyên Khấn trọn đời sống Phúc Âm Đức Giê su Ki tô theo cách thức Thánh Phanxi cô-Atxidi trong Dòng Phan Sinh Tại Thế.Lời Khấn long trọng trước Hội Thánh có tính cách Giáo Hội.Lời ràng buộc khấn vĩnh viễn đó là sự dứt khoát con đường theo Chúa.bước chân ta dẩm lên bước chân Ngài và sống theo Thánh Ý .Khó nghèo-Khiêm hạ-Hèn mọn-Vâng phục-Lạc quan và Huynh Đệ
Chúc thư Thánh Tổ Phụ Phanxi cô
Vậy ai tuân giữ các điều nầy sẽ được Chúa Cha cao cả trên trời chúc phúc,và ở dưới đất sẽ được Chúa Con yêu quí của Người,cùng với Chúa Thánh Linh Đấng bảo trợ và toàn thể các dũng thần thiên quốc và tất cả các Thánh ban phước lành tràn đầy
.Lời khuyên bảo Cha Thánh Tổ Phụ ( chương XXII)Chúng ta hảy chê ghét thân xác chúng ta,cùng với các nết xấu và tội lỗi.Bằng lối sống theo xác thịt, ma quỉ muốn chúng ta đừng yêu mến Chúa Ki tô và đánh mất cuộc sống vĩnh cửu, và như thế,nó muốn lôi kéo tất cả mọi người xuống hỏa ngục với nó .
                                    Tô Ma Ap.Huỳnh Văn Thêm .OFS
                                                       25/9/13

PHẢI THA THỨ NHƯ CHÚA ĐÃ THA THỨ



                THA THỨ NHƯ CHÚA ĐÃ THA THỨ

Sống trên đời, ai trong chúng ta lại không hơn một lần bị một ai đó gây tổn thương hoặc có những cử chỉ khiếm nhã, khiến cho chúng ta phải đau buồn khổ sở. Ai trong chúng ta là không từng bị người khác xúc phạm,
Trong ba năm theo Thầy Giêsu ra đi rao giảng Tin Mừng, các môn đệ cũng đã được nghe nhiều lời giáo huấn nói về sự tha thứ. đầy tình yêu thương và lòng bao dung. Luật người xưa dạy rằng: “Chớ giết người, ai giết người thì đáng bị đưa ra tòa”. Với lời giáo huấn của Thầy Giêsu, chỉ cần giận anh em mình cũng đủ để đưa ra tòa rồi.
Không ai có thể có những lời giáo huấn đầy tình yêu thương như Thầy Giêsu “Hãy yêu thương kẻ thù”. Không ai có thể đưa ra được lời dạy dỗ mang nặng lòng bao dung và sự thứ tha như Thầy Giêsu hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em”(Lc 6,28)...
Tông đồ Phêrô vẫn không khỏi “bức xúc” trước việc “anh em con cứ xúc phạm đến con”. thánh nhân đã đến gặp Thầy Giêsu mà hỏi: “Con phải tha đến mấy lần? Có phải bảy lần không?”.
Chắc hẳn Phêrô bị tác động mạnh khi nghe câu trả lời của Thầy mình: “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy” (Mt 18, 22).
Tha thứ không phải là hai chữ chỉ để nói,. Tha thứ phải được hành động cụ thể như Chúa Giêsu đã làm. “Lạy Cha, xin hãy tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm”. Đó… là lời tóm gọn cho tất cả mọi lời giáo huấn về sự tha thứ.
“Tha thứ”. là một lệnh truyền, cho những ai muốn trở thành môn đệ của Thầy Giêsu. Lòng thương xót và sự tha thứ là chân lý duy nhất của Thiên Chúa.
Qua “dụ ngôn tên mắc nợ, Thầy Giêsu muốn dạy cho ta “phải tha thứ như Chúa đã tha thứ”.
Tha thứ quả là một thách đố lớn nhất của con người trong mối tương giao với tha nhân. Nhưng không vì thế mà không thể thực hiện được
. Sẽ thật ngượng ngùng mỗi khi chúng ta nguyện rằng “Xin tha tội cho chúng con, như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con” (Mt 6,12).
HVT 25/9/13

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

NGƯỜI PHÓNG VIÊN CHÚA KI TÔ

                                  

             
                                                   MỤC VỤ TRUYỀN THÔNG
                                            NGƯỜI PHÓNG VIÊN CHÚA KI TÔ
VATICAN. ĐTC 
kêu gọi các tín hữu dấn thân trong lãnh vực truyền thông xã hội, thông truyền kho tàng ánh sáng và hy vọng cho con người ngày nay nhiều khi đang ngỡ ngàng và lạc hướng.


Ngài đưa ra lời mời gọi này trong cuộc tiếp kiến 80 tham dự viên khóa họp toàn thể của Hội đồng Tòa Thánh truyền thông xã hội, tiến hành từ ngày 19 đến 21-9-2013 dưới quyền chủ tọa của Đức TGM Chủ tịch Claudio Maria Celli và có chủ đề là ”mạng truyền thông và Giáo Hội”.
ĐTC cũng khích lệ các tín hữu trong ngành truyền thông ”biết thông truyền khuôn mặt của Giáo Hội như là ”căn nhà” của mọi người, giúp tái khám phá qua các phương tiện truyền thông vẻ đẹp của đức tin, của cuộc gặp gỡ Chúa Kitô. Giáo Hội cần mang hơi ấm, thắp sáng con tim; chúng ta có một kho tàng quí giá phải thông truyền, một kho tàng mang ánh sáng và hy vọng. Tất cả những điều đó đòi phải có một sự huấn luận có phẩm chất dành cho các LM, tu sĩ nam nữ và giáo dân trong lãnh vực này. (SD 21-9-2013)
Là một Ki Tô hửu tự nhiên tôi thấy xấu hổ với chính mình thế nào ấy,đã bao nhiêu năm trong cuộc đời kể từ ngày tôi lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy và Thêm Sức tôi đã được mời gọi làm Phóng Viên cho Chúa bằng cách chia sẻ,c ông bố,rao truyền một Tin Mừng cho Đức Ki tô Vua vũ trụ . Thế mà nào tôi nhận biết Thông điệp Chúa đả trao cho chính tôi qua ân sủng Thần Khí Đức Ki tô
Thiên Chúa đã mặc khải cho mọi Ki tô hửu biết là mọi người có bổn phận truyền đạt thông điệp vô giá của Đức Ki tô,không chỉ cho mình mà là cho giới trẻ và cho mọi người như là Tin Mừng trong cuộc đời Ki tô hửu là nhửng thành viên trong gia đình Mục Vụ Truyền Thông
Tôi thấy xấu hổ vì đả không có được lòng hăng say trong việc trở nên một ( bài báo ) đầy chứng tá sống động về Tin Mừng bằng cách chính tôi đổi đời, bằng cách chính tôi ( sống lại) từ trong cõi chết đầy tội lổi trong thân phận con người
Tin Mừng của Đức Ki tô tuy đã được chép thành 4 cuốn sách rất là phổ biến ,nhưng Tin Mừng ấy vẫn cần được các Ki tô hữu tuyên xưng thành lời,phát thành âm,sống thành một cuộc tình,đễ rồi Tin Mừng ấy có khả năng đánh động và rung động trái tim mọi người nhất là người chưa nhận biết Chúa
Lạy Chúa. Xin Chúa sử dụng anh chị em Mục Vụ Truyền Thông chúng con như khí cụ đem Tin Mừng đến cho mọi người chưa nhận biết Chúa .Xin Tin Mừng của Chúa đốt cháy trái tim chúng con và lòng hăng say nhiệt thành thôi thúc chúng con vội vã lên đường như ( Đức Mẹ Maria vội vã lên đường ) 

 Lc.1,39.
                                            TÔ MA. Ap.Huỳnh văn Thêm.OFS
                                                                              23/9/2013

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Hoán Cải



                              Hoán Cải



***
Thiên Chúa không bao giờ thất vọng về ta, và Người mời gọi đừng bao giờ thất vọng về mình. Mỗi thành công là dịp để cảm tạ chúc tụng Chúa. Mỗi thất bại là khởi đầu cho nguồn ơn dồi dào hơn. Mỗi vấp ngã là bàn đạp để vươn lên: “Trở ngại nào cũng là một trợ giúp”. Bởi vì, trong tất cả mọi sự, Thiên Chúa luôn yêu thương củng vậy.Người Phan Sinh Tại Thế trong Huynh đệ Đoàn  luôn sống trong Tình huynh đệ chân thành vì  tất cả đều là anh em với nhau và ý thức rằng mỗi cá nhân đều mang một giá trị lớn lao, là được tạo dựng giống hình ảnh Chúa và được hưởng ơn cứu độ thông qua cácBí tich.Do đó người PSTT diễn tả tình Huynh Đệ bằng nhiều cách như luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi cần đến mình như Cha Thánh Pha xi cô đã nói – Tất cả đều là anh em với nhau-và sống tinh thần hèn mọn là tùng phục mọi người và sẵn sàng phục vụ mọi người vì Chúa và mời gọi con cái Cha hảy thực tâm sống đời Hoán Cải và sống Phúc Âm của Đức Ki tô theo cách thức  mà Cha Thánh sống: sự hoán cải không là công việc của một ngày, một tháng, một năm, mà là công trình cả một đời. Bao lâu còn sống chúng ta vẫn còn được mời gọi để hoán cải không ngừng.
Hơn nữa, sự hoán cải ấy không chỉ là cố gắng riêng tư của bản thân mà còn là tác động của chính Chúa. Chính Người mới có thể tái tạo cho ta một trái tim mới. Sự đổi mới mà người Kitô không ngừng đeo đuổi suốt cuộc sống của mình là “cuộc gặp gỡ kỳ diệu” giữa những cố gắng riêng tư của mình với sự tái tạo của chính Chúa.
Lạy Chúa, tội lỗi đè nặng trong tâm hồn con, vì tình thương nhân hậu của Chúa. Xin cho con biết quyết tâm hoán cải và mau quay về với Chúa, vì con biết chắc rằng Chúa luôn yêu thương con
                                                                                                                     

***

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Hãy Theo Ta


                                                                      
                                                            HÃY THEO TA
  Đức Giêsu đã coi sứ mạng ra đi loan báo Tin Mừng là một việc hệ trọng. Chính vì thế, ngay khi bắt đầu sứ vụ, Đức Giêsu đã cất tiếng mời gọi một số người để họ trở thành những người tiếp nối sứ mạng loan báo Tin Mừng.
Bốn người môn đệ Anrê và Simon Phêrô, kế tiếp là Giacôbê và Gioan là những người đầu tiên đáp lời mời gọi và đi theo Ngài. Sau đó là Philipphê, Nathanael, Matthêu, Tôma, Giacôbê con ông Anphê, Tađêô, Simon thuộc nhóm quá khích và Giuda Itcariot.
Một “nhóm Mười Hai” đã được tuyển chọn và đã được Đức Giêsu quy tụ lại “để ở với Người và để Người sai đi rao giảng” (Mc 3, 14). Và không dừng ở đó, Đức Giêsu còn thiết lập và “chỉ định bảy mươi hai người khác…” (Lc 10,1). Nhiệm vụ của nhóm bảy mươi hai cũng chính là ra đi rao giảng.
Nếu, nhóm-mười-hai với sứ vụ “rao giảng, kêu gọi người ta ăn năn sám hối” thì, nhiệm vụ của nhóm-bảy-mươi-hai là loan báo cho mọi người biết “Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần”.
Đức Giêsu muốn gửi đến cho những ai là môn đệ của Ngài một thông điệp, “Truyền giáo: Là một Kitô hữu, , chúng ta trở thành môn đệ của Đức Giêsu. Và khi đã là môn đệ của Ngài, tất nhiên, truyền giáo là việc của chính ta.
“Quả đúng như lời Chúa Giêsu đã nói: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít”.
Thợ gặt hôm nay không phải là “ít” mà là “quá ít Ai… ai sẽ là người xóa đi cán cân chênh lệch này? Phải chăng là ta?
Đúng, chính ta, bởi, khi đã là một Kitô hữu, là môn đệ của Chúa Giêsu, thánh Phaolô nói: “Đức Kitô, Người đã chọn ta” (Ep 1, 4 Cho nên, dù, một người công nhân, một phu cyclo, một chị quét rác bên đường, một người chồng, một người vợ v.v… chúng ta vẫn có thể ra đi loan báo Tin Mừng, chỉ cần một gói hành trang giản dị, đó là một tâm hồn đừng để “lương tháng đè nát lương tâm”, một tâm hồn “bác ái, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ”…
, Chúa Giêsu đã nói, “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về”.

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Hãy Chỗi Dậy




                          HẢY CHỔI DẬY

Ngày kia, có một thanh niên đến thưa với Thầy Dòng Phan xi cô
- Thưa Thầy, con phải làm gì ? Con mới phạm một tội tầy đình và thật ghê gớm.
Nói xong, chàng thanh niên khóc nức nở. Thầy thản nhiên trả lời: “Nếu như thế thì hãy chỗi dậy đi”.
Chàng thanh niên lắc đầu: “Con đã cố gắng chỗi dậy nhưng lại sa ngã và phạm đi phạm lại, con phải chỗi dậy bao nhiêu lần nữa?”
Thầy cương quyết: “Con phải chỗi dậy sau mỗi một lần sa ngã cho đến khi nào Chúa gọi con ra khỏi thế gian nàyCâu trả lời của Thầy Dòng Phan xi cô cho ta thấy cuộc đời là một cuộc chiếnđấu liên lỉ. Lúc tưởng mình đã thành công lại chính là lúc yếu đuối dễ sa ngã hơn bao giờ hết. nên điều quan trọng là phải biết chỗi dậy sau mỗi lần phạm tội Tội là một sự phản bội. Mỗi khi phạm tội là ta dẹp Chúa qua một bên, ta chọn tiền bạc, chọn nhữngthúvui trần gian, những thú vui tội lỗi thay vì đặt Chúa làm chủ đời sống Giuđa và Phêrô, cả hai đã phản bội Chúa. Nhưng sau khi phạm tội, mỗi người có một cách phản ứng khác nhau:
- Giuđa ân hận vì đã bán Chúa một cách đê hèn,. Việc làm của ông kể như là một thất bại và đã đi đến chỗ tự tử. Đó không phải là lòng hối hận ăn năn thiệt tình.
- Phêrô đã hối hận ăn năn cách thực tình. Ông nghĩ đến tình thương của Chúa nên tin tưởng hơn vào lòng thương xót nhân từ của Chúa, Chúa Giêsu đã hứa đặt Phêrô làm đầu các tông đồ mặc dầu Ngài biết chắc rằng Phêrô sẽ chối Thầy. Sau khi phạm tội, Phêrô đã ăn năn hối hận, được Chúa tha thứ và Chúa đã không rút lại lời hứa trước đó. Lòng thành thực ăn năn hối hận không làm ta mất mát gì, trái lại nó mở lòng ta đón nhận ơn tha thứ của Chúa.
Tachắc chắn sẽ được Chúa tha thứ, miễn là có lòng ăn năn thống hối thật tình và quyết tâm chừa cải, canh tân đời sống.
Lạy Chúa,
xin cho chúng con luôn ghi nhớ trong lòng những đau khổ mà Con Chúa đã chịu vì tội lỗi chúng con,
để giúp con thêm lòng yêu mến Chúa,
xa tránh tội lỗi và vững lòng tin tưởng vào tình thương,
lòng nhân từ thương xót của Chúa.
Xin Chúa đừng để con phải rơi vào thất vọng:
thất vọng đối với bản thân,
đối với tha nhân
và nhất là thất vọng đối với tình yêu của Chúa.

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Luật Bác Ái

Luật Bác Ái
"Ngày sa-bát được phép làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng người hay giết đi?” (Mc 3,4)
Vào thế kỷ thứ II trước công nguyên, người Hy Lạp cai trị nước Do Thái; vua Antiôkhô Êpiphan theo đuổi chính sách Hy Lạp hoá dân bị trị, do đó du nhập lối sống trụy lạc và thờ ngẫu tượng vào xã hội Do Thái. Ông gặp sự chống đối mãnh liệt của những người Do Thái trung thành với lề luật và giao ước mà Giavê đã ký kết với cha ông họ.
Những người Do Thái nhiệt thành này đã hình thành nhóm Hasiđim - nghĩa là những người đạo đức - là tiền thân của nhóm Biệt phái vào thời Chúa Giêsu; gọi thế vì họ có một lối sống hết sức khác biệt: rất thông thạo Thánh Kinh và giữ luậthết sức tỉ mỉ. Họ đã khởi đầu với những ý hướng rất tốt đẹp, nhưng tiếc thay họ đã đi quá xa: giữ luật cách cứng nhắc đến nỗi vì thế mà đang tâm không giúp đỡ anh chị em trong những cơn bệnh hoạn tật nguyền!
Mời Bạn: Ngày Chúa Nhật, chúng ta nghỉ ngơi nhưng không phải để "sa đà", "xả láng" trong đủ mọi thứ vui chơi giải trí. Trái lại chúng ta được mời gọi thánh hoá ngày Chúa Nhật theo ý Chúa muốn qua việc tham dự thánh lễ cách trọn vẹn, sốt sắng, dành thì giờ để chia sẻ tình bác ái với anh chị em đang sống chung quanh mình.
Sống Lời Chúa: Rủ một người bạn cùng đi tham dự thánh lễ hoặc cùng tham gia một hoạt động tông đồ.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, suốt tuần lễ con lam lũ với bao lo toan của cuộc sống, xin cho con biết thánh hóa ngày Chúa nhật bằng việc thờ phượng Chúa và sống trọn đức ái để làm cho tình yêu Chúa luôn sống trong anh chị em con.