NGƯỜI PHAN
SINH TẠI THẾ SỐNG BÍ TÍCH THÁNH THỂ
Luật Dòng điều 5 .Anh
chị em Phan Sinh Tại Thế tìm cách khám phá con người Đức Ki tô đang sống và
hành động trong tha nhân,trong Kinh Thánh,trong Hội Thánh và trong các lễ nghi
phụng tự.Niềm tin đã khiến Thánh Phanxico viết ra câu.Trên trần gian nầy,tôi
không thấy gì cụ thể về Người Con rất cao cả của Thiên Chúa ngoài Mình và Máu
rất thánh của Người.Niềm tin ấy gợi hứng và hướng dẫn anh chị em sống Bí Tích
Thánh Thể
Hành trình đi tìm Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống là
một trong việc học làm môn đệ của Đức Giê-su. Hành trình đời tu của người Phan
Sinh Tại Thế cũng phải trải qua nhiều giai đoạn đào tạo cho đến khi đạt tới
tình trạng của một con người trưởng thành toàn diện. Để là người môn đệ của Đức
Ki-tô, trước tiên phải dám từ bỏ mình, mà theo Thầy Giê-su. Theo Đức
Giê-su là một ơn gọi mầu nhiệm khó hiểu đối với con người mọi thời đại. Nhưng
điều này thật là dễ hiểu khi nhìn với con mắt đức tin: Không phải là người môn
đệ chọn Đức Ki-tô nhưng là chính Người đã chọn. Sống ơn gọi làm môn đệ Đức
Giê-su đòi hỏi người môn đệ sống những giá trị Tin Mừng để loan báo Nước Thiên
Chúa cho nhân loại, như Chúa Cha đã sai Đức Giê-su đến thế gian như thế nào,
thì Đức Giê-su cũng sẽ sai người môn đệ của Người vào thế gian như vậy. Thế
giới hôm nay, hơn bao giờ hết, đang cần những con người dám dấn thân, dám hy
sinh, dám sống quên mình vì hạnh phúc của nhân loại. Thế giới này đang đứng
trước nhiều thách đố .Đó là thách đố của con người đang sống trong tình trạng
xen lẫn giữa ưu sầu và lo âu, giữa vui mừng và hy vọng, và đó cũng là niềm vui
và ưu sầu, hy vọng và lo âu của người môn đệ của Đức Ki-tô
Thánh Thể
Ngày nay, để sống đời tu trọn vẹn trong niềm vui không phải
là chuyện dễ. Nhiều người cảm thấy khó hoà nhập với lối sống tập thể. Bởi vì Huynh
Đệ Đoàn là một tổ hợp của nhiều hạng người thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều loại
tính cách,… không ai giống ai mà mỗi người là một thế giới riêng biệt thì quả
thực là rất khó hoà hợp. Đó là một khó khăn đòi hỏi người Phan Sinh phải từ bỏ
những cá tính của mình để tìm điểm chung với những thành viên khác của cộng
đoàn. với mỗi người một tính, mỗi người một sở thích, mỗi người một ý, để đi
đến đồng nhất là một quá trình lâu dài. Quá trình đó, mỗi người phải đấu tranh
với bản tính “ngông” tự nhiên của mình, phải cọ xát và cắt xén để con người của
mình ngày càng nhạy cảm hơn với những khác biệt và những yếu điểm của anh em
mình .Thánh Thể là trung tâm điểm quy tụ mọi thành phần về một tình yêu và một
đức tin vào một Chúa Nơi Thánh Thể, mỗi người tìm thấy được điểm chung nơi người anh em của mình.
Trong cuộc sống, có thể giữa người này người nọ có những khác biệt hay đôi lúc
có những xung khắc về quan niệm hay cách sống thì khi cùng chung cử hành mầu
nhiệm vượt qua của Đức Giê-su, người ta vẫn tìm thấy được sự đồng tâm nhất trí.
Và hướng về một Chúa là Cha của hết mọi người. Đức giáo hoàng Gio-an Phao-lô II
trong tông huấn Vita Consecrata cũng nói đến “Bí tích Thánh Thể là tâm
điểm của Giáo Hội và cũng là tâm điểm của đời sống thánh hiến ..Do bản chất, Bí
tích Thánh Thể là trung tâm đời sống thánh hiến của mỗi người và của mỗi cộng
đoàn
Thánh Thể : Bàn Tiệc Hiệp Nhất
Thánh Thể : Bàn Tiệc Hiệp Nhất
Điều mong muốn cuối cùng của Đức Giê-su nơi người môn đệ là
mong họ hiệp nhất nên một (Mt 17,20-21). tin vào mầu nhiệm cao cả là Thánh Thể.
Trước khi về với Chúa Cha, Đức Giê-su đã nói với các tông đồ rằng: “Thầy ở cùng
anh em mọi ngày cho đến tận thế”(Mt 28,20). Điều này cho thấy rằng Chúa Giê-su
luôn hiện diện trong cộng đoàn cầu nguyện hội họp nhân danh Chúa, nơi Lời Chúa,
trong những người nghèo khổ đau yếu và tù đày (Mt 25,31-46)
Thánh Thể: Động lực cho sứ vụ
Người Phan Sinh Tại
Thế được kêu gọi sống Tin Mừng và làm chứng cho Tin Mừng. Anh em hãy đi và làm
cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con
và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt
28,19-20). Thánh Gio-an, tác giả sách Tin Mừng cho ta thấy điều này rõ hơn: Ai
gắn kết với Đức Giê-su thì sẽ sinh nhiều hoa trái và hoa trái ấy mới tồn tại
(Ga 15,1tt).
Hành trình người Phan Sinh theo Đức Ki-tô là nhắm vào việc
thực thi sứ mệnh loan báo Tin Mừng. Những yếu tố vừa nêu trên cuối cùng phải
nhắm đến đích của nó là công việc tông đồ. Người Phan Sinh Tại Thế được đào tạo
và được kêu gọi đạt đến mức trưởng thành về nhân bản, tri thức và tâm linh, là
để thi hành sứ vụ tông đồ một cách hiệu quả nhất.
TÔ MA HUỲNH
VĂN THÊM .OFS
13/10/2013
BÓC TEM CHÚC MỪNG BLOG PHAN SINH TẠI THẾ. CHÚC TRANG CHỦ AN LÀNH THÁNH ĐỨC CÓ NHIỀU BÀI VIẾT ĐẺ CA NGỢI , CẢM TẠ VÀ TRI ÂN TÌNH YÊU THIÊN CHÚA BAO LA TUYỆT VỜI.
Trả lờiXóa