Hạt giống đức tin được Thiên Chúa gieo vào tâm
hồn chúng ta, khi ta lãnh nhận bí tích Rửa tội. Tuy nhiên, để hạt giống ấy được
nảy mầm, lớn lên, được đâm bông và kết trái, chúng ta cần phải vun xới và chăm
sóc hạt giống ấy .
Trong thư của thánh Phaolô đã viết cho Timôthê như sau :Hãy chiến đấu anh dũng cho đức tin và
hãy đoạt lấy sự sống vĩnh cửu.
Với giáo dân Êphêsô, thánh nhân căn dặn :Hãy
dùng khiên thuẫn đức tin để có thể dập tắt những ngọn lửa của đam mê và dục
vọng.
Với giáo dân Corinthô, thánh nhân khuyên nhủ :Anh
em hãy cẩn thận, hãy kiên vững trong đức tin, hãy cương quyết và hãy can đảm.
Tại sao thánh nhân lại phải nhấn mạnh đến như
thế. Vì các tín hữu thời sơ khai đang sống trong một môi trường ngoại giáo với
một nền luân lý suy đồi. Những cám dỗ ấy là như một thứ bệnh truyền nhiễm và
lây lan.
Còn chúng ta thì sao ?
Thực vậy, chúng ta
đã lãnh nhận hạt giống đức tin vào ngày chịu phép Rửa tội, nhờ nền giáo dục Ki
tô giáo và những lời giảng dạy giáo lý của Hội Thánh,nhờ thế hạt giống đức tin
ấy đã nảy mầm trong tâm hồn chúng ta. Vì thế, chúng ta cần phải chăm sóc và bảo
vệ đức tin ấy trước những cuồng phong và bão tố của cuộc đời .
Tuy nhiên, chúng ta không
được phép quên lãng những ý niệm về Thiên Chúa trái lại chúng ta có bổn phận
phải đào sâu, phải tìm hiểu để có được một đức tin trưởng thành và kiên vững .Nếu như chúng ta không chăm sóc cho đức tin,
nếu như chúng ta không cố gắng làm cho đức tin của chúng ta được vững mạnh bằng
cách tìm hiểu qua sách vở, học hỏi giáo lý, lắng nghe những lời giảng dạy và cố
gắng làm cho hình ảnh Thiên Chúa được sống động trong tâm hồn, thì chắc chắn
chúng ta sẽ bị vùi dập trước những luồng tư tưởng và những lập luận xuyên tạc
có tính cách bài xích tôn giáo của những kẻ vô tín ngưỡng, của những kẻ không
có niềm tin. Trái lại, chúng ta
phải tìm hiểu, phải đào sâu để đức tin của chúng ta có thể đứng vững trước mọi
sự chèn ép, trước mọi sự tấn công, trước mọi sự chỉ trích đầy hàm hồ và ác ý
của những kẻ có một lập trường trái ngược với đức tin của chúng ta.
Vì thế tôi xác tín rằng
.Tôi tin .Tôi tin một Thiên Chúa là Cha toàn năng.hằng có đời đời,thì ắt là tôi
sẽ ăn ở ngay lành và bấy giờ tôi sẽ được sống muôn đời.Amen.
Một kiếp người chỉ gói gọn trong hai chữ.” Sống – Chết “
Kiếp làm người trong cuộc
đời nầy không phải là sống luôn mãi.Nhưng qua thời gian ngắn hai dài con người
phải chết.Có sinh thì có tử,đó là định luậttừ lúc ông bà Adong Eva phạm tội.
Chính tội đã làm cho bạn và tôi cùng chung một
số phận phải chết.
Vào thời cựu ước, Ông
Adam sống được 930 tuổi (St 5:5); Sét, con Adam, sống được 912 tuổi (St 5:80);
rồi Abraham sống được một trăm bảy mươi lăm tuổi (St 25;7); Bà Sara vợ ông sống
được một trăm hai bảy tuổi (St 23:1). Tuy nhiên, dù sống được bao nhiêu năm đi
nữa, rồi cuối cùng cũng lãnh lấy cái chết.
Nhiều người quan niệm
rằng, "chết là hết.", khi nhắm mắt xuôi tay, chúng ta không còn gì
khác ngoài trừ một cái xác không hồn bất động, một bộ xương khô, rồi cuối cùng
trở thành một nắm tro tàn "Hỡi người, hãy nhớ mình là tro bụi, một mai
người sẽ trở về bụi tro (Kn 3:19.)
Bao nhiêu công sức một
đời gây dựng tiền của, đã một thời vất
vả gom góp đều tan theo mây khói. Muốn đem theo cũng chẳng được, nuối tiếc cũng
đã muộn màng. Những ý định cho hiện tại, những mộng ước cho tương lại đều trở
nên ảo tưởng. Mọi sự ở đời này trở nên vô ích và chấm hết.
Vì cùng một quan niệm
"chết là hết", nên nhiều người đã không muốn nhắc đến cái chết, không
muốn đối diện với thực tại của sự chết, bạn đâu biết là bạn có thể sống đến
ngày mai hay không? Có người ra đi rất trẻ .Lại có người sống đến răng long tóc
bạc. Nhưng không ai có thể bảo đảm và biết chắc được cái chết của riêng mình
như Chúa nói”Các con phải luôn tỉnh thức ‘”
"Chết là để bắt đầu
một cuộc sống mới."
Theo Giáo Lý Công Giáo,
"Mỗi người lãnh nhận một linh hồn bất tử, phần trả công muôn đời cho mình,
ngay sau khi chết, trong một cuộc phán xét riêng, chiếu theo cuộc sống của mình
hướng về Chúa Kitô, để hoặc sẽ trải qua một sự thanh luyện, hoặc lập tức bước
vào hưởng diễm phúc trên trời.
Theo Giáo Lý Công Giáo, "Thiên đàng dành
cho những ai chết trong ân sủng và ân nghĩa của Thiên Chúa, và đã hoàn toàn được
thanh tẩy, sẽ sống muôn đời với Chúa Kitô. Họ sẽ mãi mãi giống như Thiên Chúa,
vì họ thấy Ngài "đúng như Ngài là, mặt giáp mặt" (#1023).
Còn "những ai chết
trong ân sủng và ân nghĩa của Thiên Chúa, nhưng chưa được thanh tẩy cách trọn
vẹn, thì tuy được bảo đảm về ơn cứu độ muôn đời của mình, vẫn phải chịu một sự
thanh luyện sau khi chết, hòng đạt được sự thánh thiện cần thiết để bước vào
niềm vui thiên đàng" (GLCG 1030).
Vì thế, ngày nay, chúng
ta thường hay xin lễ để cầu nguyện cho những người qúa cố. Nhờ những thánh lễ
Misa, để xin Chúa nhân từ xóa hết mọi tội và đưa họ về hưởng phúc trường sinh.
Hoả Ngục là nơi dành
riêng cho "những ai chết trong tội trọng mà không sám hối và không đón
nhận tình thương đầy từ bi của Thiên Chúa.
Có nghĩa là sẽ mãi mãi
lìa xa Chúa do sự tự do lựa chọn của họ. Họ phạm tội cách nặng nề chống lại
Ngài, chống lại tha nhân hoặc chống lại bản thân họ: 'Ai không yêu mến thì ở
trong sự chết. Ai ghét anh em mình thì nó là tên sát nhân, mà anh chị em biết
không một kẻ sát nhân nào có sự sống vĩnh cửu ở trong mình' (1 Ga 3:14-15).
Và danh từ "Hoả Ngục" được dùng để
chỉ tình trạng ly khai cách chung cuộc khỏi mối hiệp thông với Thiên Chúa và
với các thánh trên trời" (GLCG # 1033).
Nếu tin rằng, chết là đi
vào một cuộc sống mới, thì cuộc sống ở dương thế này chỉ mới bắt đầu nối tiếp
hành trình cho kiếp sau. Vì thế, chúng ta hãy chuẩn bị cho mình một gói hành
trang thật đầy đủ cho cuộc sống mai sau Chắc chắn không phải chúng ta sẽ tích
lũy cho mình một kho tàng vật chất, như xây nhà lầu sắm xe hơi, hoặc tìm cách
xây thêm phòng chứa để dự trữ của cải lương thực. Vì tích lũy mà không dùng thì
qúa uổng phí. Nhưng .chúng ta hãy tích
lũy cho mình một kho tàng trên trời, nơi mà mối mọt không thể đục khoét, hư mất, phong ba bão táp không thể xô ngã.
Vậy làm sao để sắm cho mình được một kho tàng
quí giá thiêng liêng đó?
Thưởng hay phạt là do
cách thức sống của chúng ta đối với Thiên Chúa và cư xử với tha nhân khi còn ở
tại dương thế này.
Theo quyên tắc luân lý, "con người có
khuynh hướng thích làm điều thiện, và tránh xa mọi điều xấu." Điều tốt dẫn
con người đến sự thiện, và điều xấu đưa con người đến tội lỗi. Sự thiện là
phương tiện đưa con người đến sự sống vĩnh cữu để họ hưởng được niềm hạnh phúc cùng
với Thiên Chúa.
Còn tội đẩy họ đến gần sự chết và bị án phạt
đời đời. Vì thế, hãy ăn ngay ở lành, xa tránh các thứ tội lỗi làm mất lòng
Chúa, gạt bỏ đi nếp sống bạc bẽo tình người, sống trong xa đoạ ,ngoan cố không
chịu hối cải, khinh thường bỏ luật đạo thánh Chúa.
Thiên Đàng sẽ có sẵn sàng một chỗ tốt lành ấm
áp cho bạn, nếu bạn tôn thờ một Thiên Chúa trên hết mọi sự và yêu tha nhân như
chính mình.
Trong cuộc sống thường ngày, hãy làm ơn cho kẻ
thù ghét mình, biết lấy ơn báo oán. Được như vậy, bạn sẽ không còn sợ khi thần
chết đến hỏi thăm, vì bạn đã sẵn sàng gói hành trang cho cuộc hành trình kế
tiếp.
Thánh Phaolô nhắn nhủ
các tín hữu thành Roma, "Không ai được sống cho mình và cũng không ai được
chết cho mình. Vì nếu chúng ta sống, là sống cho Chúa; nếu chúng ta chết, là
chết cho Chúa. Vậy dù chúng ta sống hay chết, chúng ta đều thuộc về Chúa"
(Rm 14:7-8).
Thánh Phanxicô
Assisi.Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời
Mọi lo âu, hãy trút cả cho Người vì Người lo đến anh em"
Thiên Chúa là đấng từ bi nhân hậu và hay thương xót.Ngài luôn thương yêu ,săn sóc và quan tâm đến ta trong những buồn vui của cuộc đời
Là Ki tô hữu chúng ta có cùng một Cha trên Trời .Khi vui ta cám ơn Cha.Khi buồn phiền ta xin phó thác.Hãy trao hết mọi sự cho Chúa.
Bạn đang đau khổ ? Hảy chạy đến cùng Cha. Lạy Cha con xin phó thác.Cha không bỏ bạn đâu,đừng tuyệt vọng, mạnh dạn đứng lên vì có Cha luôn đồng hành và mọi sự đều qua trong tình thương của Cha nhân lành
Bạn đang cô đơn ? Không bạn ạ,Ngài luôn đồng hành cùng ta trong Bí tích Trường sinh,là của ăn nuôi dưởng tâm hồn .và luôn chăm sóc ta từng giây phút trong cuộc đời
Vì chúng ta là người con của Chúa, nên Ngài sẽ băng bó mọi vết thương và chữa lành tâm hồn bạn. Ðừng để những thử thách trong đời làm cho bạn nghi ngờ Chúa. Nhưng luôn luôn tin rằng Chúa yêu thương bạn trong mọi hoàn cảnh và quan tâm lo lắng cho ta mọi mặt .Có lẽ nào ta tin Chúa ban cho ta những điều thuộc về phần hồn mà lại không tin Chúa ban cho ta vật chất ư .Có đấy bạn ạ,như lời Chúa nói : kẻ đói nghèo Chúa ban của đầy dư ,người giàu có lại đuổi về tay trắng .
Thiên Chúa không bao giờ khước từ mọi lời cầu xin của ta xin nâng đở mọi gánh nặng âu lo phiền muộn, vì đối với Chúa thì cũng không có gánh nặng nào là quá sức đối với Thiên Chúa. Nếu bạn tin như vậy. Hảy quẳng gánh lo đi và trao tất cả lo lắng ưu tư cho Chúa. Chắc chắn Chúa sẽ lo lắng cho bạn. Cuộc đời bạn sẽ như tìm được dòng nước suối trong sa mạc bạn ạ.
“Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.” (Mt 11,28) Trong xã hội hôm nay ,một xã hội văn minh của sự chết làm cho con người chịu quá nhiều áp lực trong cuộc sống: công việc làm ăn, cuộc sống gia đình...v.v do đó con người ta rất cần những lúc thư giãn giải trí , người ta không ngừng tìm tòi ,sáng kiến, và đã nghĩ ra biết bao trò giải trí nhằm để giải toả những áp lực đè nặng trong cuộc sống hầu để phục hồi năng lực hoạt động sau những ngày làm việc căng thẳng .Thế nhưng : sau những giây phút thư giãn vui chơi ấy, người ta cảm thấy không hài lòng vì hoàn toàn trống vắng trong tâm hồn ,cuộc vui nào rồi củng tàn Chúa Giê-su không hứa sẽ cất khỏi chúng ta những vất vả, gánh nặng trong cuộc đời, nhưng Ngài chỉ vẽ cho chúng ta giải pháp để làm cho gánh nặng đó trở nên nhẹ nhàng.
Giải pháp ấy đó là hảy đến với Ngài để “nghỉ ngơi bồi dưỡng”; đó là mặc lấy tâm tình của Ngài là “lòng hiền hậu và khiêm nhường”. Đến với Chúa Giê-su thì “cây thập giá” sẽ trở thành “cây thánh giá” như chính Chúa đã làm Vậy bạn thường làm gì khi cuộc sống có quá nhiều căng thẳng? Nghỉ ngơi? Giải trí? có làm vơi đi sự trống vắng không . Bạn đã thử đến với tâm sự với Chúa Giê-su chưa ?Bạn có chiêm ngắm Ngài trên thánh giá để học khiêm nhường và hiền hậu với Ngài chưa? “Chỗ nào có lòng mến thì không còn cảm thấy vất vả, mà giả như có vất vả đi nữa, thì người ta củng sẽ thích cái vất vả đó” . Bạn có cảm nghiệm như thế không ? Và nếu có cảm nghiệm như thế : Vậy thì bạn cố sống hiền hậu và khiêm nhường như Chúa Giê su , vì ách Ngài êm ái ,gánh Ngài nhẹ nhàn, để góp phần làm vơi nhẹ đi gánh nặng nề cho bạn và của những anh chị em đang đau khổ vì bạn , hay là nhửng người khác vì vô tình hoặc cố ý gây đau khổ cho tha nhân . Con xin cảm tạ Chúa Cha Giúp cho con sống một đời vị tha Cho con cuộc sống ân tình Đây phút hiện tại - tràn đầy Thiên Ân
Lạy Chúa Giê-su, xin cho con biết yêu mến kết hiệp với Chúa trong mọi sự, dù vui hay buồn, để con thấy Chúa là nguồn ủi an duy nhất của đời con.Và xin cho con biết yêu thương anh em .
THÁNH TÔ MA TÔNG ĐỒ CẦN DẤU CHỨNG ĐỨC TIN “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin.” (Ga 20,28) Nhắc đến Tông đồ Tô-ma, người ta nghĩ ngay đến một người tiêu biểu cho những “kẻ cứng lòng tin.” Và trong thế giới ngày nay, chúng ta cũng gán danh hiệu “Tô-ma” cho những ai cứng lòng, không chịu tin vào Chúa. Nhưng trước khi ta đưa ra lời trách móc ấy, sẽ là thật thiếu sót nếu chưa tìm hiểu tại sao ? Tô ma không tin. Tô-ma không tin vì lời loan báo của các tông đồ bạn chưa đủ sức thuyết phục: và niềm vui Chúa phục sinh chưa đem lại sự thay đổi nào nơi các tông đồ đưa tin . Trong xã hội ngày nay con người cũng thực tế như Tô-ma, họ chỉ tin khi thấy được dấu chứng đức tin của Ki-tô hữu.
Dấu chứng đức tin của Kitô hữu là ánh mắt vui tươi luôn rạng rỡ trên gương mặt ,nụ cười luôn trên môi và chất hiền hậu trong lời nói dịu dàng của họ, ngay cả khi họ gặp nghịch cảnh mà không than van buồn phiền mà luôn một lòng phó thác vào tình yêu quan phòng của Thiên Chúa ,vì Chúa là Thiên Chúa của con,vì Chúa đã trở nên phần rổi cho con.Bình An của Thầy ở trong các con. Theo tôi được biết rêng tại Việt Nam theo tỷ lệ dân số thì còn hơn 90% anh chị em chưa biết Chúa ,vì họ chưa nghe anh chị em chúng ta loan báo Tin Mừng cho họ, là Kitô hữu bạn có tự trách mình không ? Tại vì sao ? bởi vì đời sống của tôi chưa chứng minh tôi gặp Chúa, nên làm sao tôi biết Chúa ,thì làm sao tôi nói về Chúa cho mọi người chưa biết Chúa? Chúa Giêsu nói với Tông đồ Tô-ma .Con đã thấy Thầy nên con đã tin ,còn chúng ta thì sao?Chúa nói có lẽ cho Ki tô hữu chúng ta . Phúc cho những ai đã không thấy mà tin. Tôi và Bạn nghĩ sao về câu trả lời của ông Gandhi? Có người hỏi ông Gandhi tại sao ông không theo Ki-tô giáo: Ông nói “Tôi sẽ theo, nếu người Ki-tô hữu biết sống theo Phúc Âm hơn”? Là Kitô hữu tôi quyết tâm trở thành dấu chứng niềm tin Phục Sinh , qua cách tôi dành ngày Chúa Nhật cho việc thờ phượng Chúa.
Kính chào các Huynh Đệ .hôm nay là bỗn mạng mình và củng là ngày mình lên đường đi công việc tại Đài Loan hơn 1 tháng ,hẹn gặp lại .Xin chào bình an trong Chúa và Mẹ nhân lành.
Thiên Chúa tạo dựng con người qua hình ảnh của Thiên Chúa và ban cho con người một trí khôn hiểu biết để nói nhiều thứ tiếng lạ. Và còn gì quí cho bằng cái lưỡi: nhờ lưỡi ta học biết điều khôn ngoan, nhờ lưỡi con người biết ca tụng lẫn nhau, nhờ lưỡi con người giao ước với nhau và dâng lời cảm tạ Thiên Chúa, và không gì cao quí cho bằng cái lưỡi. Nhưng không còn gì xấu xa cho bằng cái lưỡi, dưới trái đất này có gì xấu xa mà lưỡi không tham dự vào: phản bội, bất công, gian dối, gian dâm ,lừa đảo, trộm cắp, giết người, chiến tranh, tất cả đều do cái lưỡi mà ra , nó có thể làm sụp đổ cả một đế quốc hùng mạnh, nó có thể hủy hoại cả một dân tộc, đạp đổ cả một gia đình .... còn gì xấu xa cho bằng cái lưỡi. Có lẽ ai trong chúng ta cũng một lần hối tiếc vì những lời do miệng lưỡi thốt ra. Và một lời lẽ xúc phạm đến người khác nhưng cũng là một xúc phạm đến Thiên Chúa. Một lời dối trá cũng là một cách lừa đảo người khác, đồng thời xúc phạm đến chính bản thân ta làm đánh đổ hình ảnh Thiên Chúa Là người tín hữu, chúng ta được Thiên Chúa tạo dựng, nên phải biết dùng lời nói để ca tụng tôn vinh Ngài và biết nói những lời tốt đẹp như Ngài: “Mọi người đều tán thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Người” (Lc 4,22). Xin cho chúng con biết dùng lời nói để an ủi, khích lệ, xây dựng, chia sẻ và cảm thông, đồng thời tránh những lời nói gây chia rẽ như thánh Phaolô đã dạy: “Anh em đừng bao giờ thốt ra những lời độc địa, nhưng nếu cần, hãy nói những lời tốt đẹp, để xây dựng và làm ích cho người nghe” (Eph 4,29). Trong giới răn về thề thốt . Cựu Ước chống lại sự dối trá bằng cách đưa ra một luật về lời thề. Làm như thế, một cách nào đó Cựu Ước vẫn còn khoan dung cho dối trá. Chúa Giêsu đến để kiện toàn lề luật, Ngài bãi bỏ sự thề thốt. Sở dĩ có thề thốt là vì có dối trá. Chúa Giêsu không chấp nhận dối trá dưới bất cứ hình thức nào hết. Thiên Chúa tự mặc khải trước tiên cho con người bằng lời. Ngài phán một lời liền có trời đất muôn vật. Lời của Thiên Chúa là lời hằng sống . Nơi Ngài lời và hành động là một.Qua cuộc sống, cái chết và phục sinh của Ngài, Chúa Giêsu là lời chân thật, lời của tình yêu ,Thiên Chúa ngỏ lời với con người. Qua Đức Giêsu Kitô . Do đó chỉ trong Đức Giêsu Kitô, con người mới thực sự tìm thấy hình ảnh Thiên Chúa đã được khắc ghi trong tâm hồn.
Ơn gọi của Kitô hữu chính là sống theo hình ảnh ấy, chính là bày tỏ hình ảnh chân thực ấy. Và sống theo hình ảnh ấy chính là bước theo Đấng đã tuyên bố: "Ta là Đường, là sự thật, và là sự sống". Nơi Ngài, lời nói hành động và cuộc sống là một, do đó người Kitô hữu cũng được mời gọi cuộc sống như Chúa Giê su Sống trong một xã hội được xây dựng trên dối trá, con người cũng dễ biến dối trá thành một thứ bản năng thứ hai. Phải chăng dối trá là đặc điểm của ma quỉ. Chúa Giêsu .Ngài mời gọi chúng ta đi theo con đường sự thật và làm chứng cho sự thật. Qua cuộc sống hàng ngày của chúng ta là một thể hiện của niềm tin,cậy ,mến với tha nhân là một chân lý mà chúng ta không ngừng tuyên xưng.Đức Giêsu Kitô là VuaTình Yêu
12 đặc ân Chúa hứa ban cho những ai tôn sùng Trái Tim Người: (Thánh Magarita đang nghe lời TTC dạy) 1. Chúa Giêsu sẽ ban cho kẻ thành thực tôn sùng Trái Tim Người những ơn cần thiết để làm việc bậc mình nên. 2. Người ban ơn hòa thuận và bình an trong gia đìnhchúng. 3. Người an ủi kẻ ấy lúc phải khổ cực. 4. Trái Tim Chúa sẽ là nơi ẩn náu chắc chắn cho họ lúc khỏe mạnh, cũng như lúc yếu đau, và lúc hấp hối trên giường bệnh. 5. Người sẽ phù hộ cho họ được thịnh sự trong mọi công việc. 6. Trái Tim Chúa là mạch từ bi và suối yêu thương vô tận cho họ. 7. Người sẽ giúp kẻ ươn hèn và khô khan nên nhiệt thành sốt sắng. 8. Người sẽ giúp kẻ thánh thiện thêm nhân đức, chóng lên bậc hoàn thiện. 9. Người sẽ che chở những ai sùng kính (Ảnh, Tượng) Trái Tim Người trong nhà mình. 10. Người sẽ ban ơn riêng cho hàng linh mục hướng dẫn các tội nhân về cùng Chúa. 11. Người sẽ khắc tên những ai cổ động cho việc tôn sùng Thánh Tâm vào Trái Tim Người mà không ai xóa nhòa được. 12. Người hứa ơn chết lành cho những ai rước lễ chín (9) ngày thứ Sáu Đầu tháng liền.
Kinh Đền tạ Trái Tim Chúa (Được ơn đại xá nếu đọc vào ngày lễ kính Trái Tim Chúa) Lạy Đức Chúa Giêsu rất nhân lành, Chúa đã yêu dấu loài người quá bội, mà loài người vô tình tệ bạc, lại còn khinh mạn dể duôi. Nay chúng con sấp mình xuống trước bàn thờ Chúa, hết lòng thờ phượng cung kính, cho được đền vì những sự vô nhân bất nghĩa, khắp thiên hạ hằng làm sỉ nhục Trái Tim Chúa hay thương dường ấy. Song le chúng con nhớ lại, xưa nay chúng con cũng đã lỗi nghĩa cùng Chúa như vậy, thì chúng con hết lòng ăn năn đau đớn, xin Chúa thương xót tha thứ. Chúng con sẵn lòng đền tội chúng con, cùng xin đền tội những kẻ lạc xa đàng rỗi, hoặc bởi cố tình chẳng tin phục nhận biết Chúa, là Đấng chăn chiên dẫn đàng chính thật, hoặc khinh dể những điều đã khấn nguyện khi chịu phép Rửa tội, mà dẫy bỏ giới răn Chúa là ách êm ái dịu dàng. Bấy nhiêu tội đáng khóc lóc đau đớn dường ấy, thì chúng con quyết chí đền hết thay thảy. Lại dốc lòng đền riêng những tội này, như cách ăn ở buông tuồng mất nết, những thói tục xấu xa làm dịp cho kẻ hãy còn thanh sạch mất lòng khiết tịnh. Tội bỏ chẳng giữ các ngày lễ, sự nói lộng ngôn phạm đến Chúa cùng các thánh, những lời sỉ nhục bỉ báng Đấng thay mặt Chúa cùng các đấng làm thầy, những điều ơ hờ khinh dể cùng những tội gớm ghê phạm đến chính phép Bí tích Yêu mến. Sau hết, chúng con xin đền tạ chung các nước thiên hạ hằng chống cưỡng chẳng nhận quyền, cùng chẳng vâng phục lời Hội thánh Chúa truyền dạy. Chớ gì chúng con được đổ máu ra mà rửa sạch bấy nhiêu tội ấy. Ít là chúng con xin dâng công đền tội xưa Chúa đã dâng cho Đức Chúa Cha trên cây Thánh giá, mà rày còn dâng lên bàn thờ mọi ngày. Lại xin dâng công nghiệp Đức Mẹ Đồng Trinh và các thánh cùng các kẻ lành, cho được đền vì những sự vô phép mất lòng Chúa. Chúng con thật lòng hứa cùng Chúa từ này về sau, nhờ ơn Chúa giúp, thì chúng con sẽ giữ đức tin vững vàng, ăn ở thanh sạch, giữ luật Phúc âm cho trọn, nhất là luật mến Chúa yêu người, cho được bù lại những tội chúng con, cùng tội thiên hạ đã phụ ơn bội nghĩa cùng Chúa hay thương dường ấy. Lại hết sức ngăn ngừa kẻo người ta còn phạm đến Chúa, cùng khuyên dụ cho nhiều người trở lại theo chân Chúa. Lạy Đức Chúa Giêsu cực khoan cực nhân, chúng con cậy vì lời Đức Nữ Đồng Trinh Maria đã đồng công chuộc tội cầu bầu, xin Chúa nhận lễ đền tội chúng con thật lòng kính dâng mà tạ Chúa, cùng xin ban cho chúng con được ơn bền đỗ, giữ lòng trung tín lo việc bổn phận làm tôi Chúa cho đến trọn đời, cho ngày sau chúng con hết thảy được về quê thật là nơi Chúa hằng sống hằng trị cùng Đức Chúa Cha và Đức Chúa Thánh Thần đời đời chẳng cùng. Amen.
Trên thế giới ngày nay có rất nhiều tôn giáo và tôn giáo nào cũng dạy ăn ngay ở lành, cũng tự cho tôn giáo của mình là đích thực bắt nguồn từ trời. Vậy làm thế nào để phân biệt: đâu là tôn giáo thực sự do Thiên Chúa ? Đâu là con đường dẫn đến Thiên Chúa cách chắc chắn nhất và mang lại hạnh phúc cho con người?
TÔN GIÁO NÀO TỐT NHÂT ?
Đây là một mẩu đối thoại ngắn giữa Thần học gia người Brazil, Leonardo Boff,
Tại một cuộc hội thảo bàn tròn về tôn giáo và tự do có Đức Đạt Lai Lạt Ma và tôi cùng tham dự. Lúc tạm nghỉ, tôi hỏi ngài, vừa tinh nghịch vừa tò mò: “Thưa ngài, tôn giáo nào tốt nhất?”.
Tôi nghĩ ngài sẽ nói: “Phật giáo Tây Tạng” hoặc “Các tôn giáo phương đông lâu đời hơn Ki-tô giáo nhiều”.
Đức Đạt Lai Lạt Ma trầm ngâm giây lát, mỉm cười và nhìn vào mắt tôi… Điều này làm tôi ngạc nhiên vì tôi biết đây là một câu hỏi ranh mãnh. Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời: “Tôn giáo tốt nhất là tôn giáo đưa anh đến gần Đấng Tối Cao nhất. Là tôn giáo biến anh thành con người tốt hơn”.
Để dấu sự bối rối của tôi trước một câu trả lời đầy khôn ngoan như thế, tôi hỏi: “Cái gì làm tôi tốt hơn?”. Ngài trả lời: “Tất cả cái gì làm anh biết thương cảm hơn, biết theo lẽ phải hơn, biết từ bỏ hơn, dịu dàng hơn, nhân hậu hơn, có trách nhiệm hơn, có đạo đức hơn. Tôn giáo nào biến anh thành như vậy là tôn giáo tốt nhất”. Tôi thinh lặng giây lát, lòng đầy thán phục, ngay cả bây giờ, khi nghĩ đến câu trả lời đầy khôn ngoan và khó phản bác của ngài. Ngài nói tiếp: “Anh bạn ơi, tôi không quan tâm đến tôn giáo của anh hoặc anh có ngoan đạo hay không”. “Điều thật sự quan trọng đối với tôi là cách cư xử của anh đối với người đồng đẳng, gia đình, công việc, cộng đồng, và đối với thế giới”. “Hãy nhớ rằng vũ trụ dội lại hành động và tư tưởng của chúng ta”. “Quy luật của hành động và phản ứng không chỉ dành riêng cho vật lý. Nó cũng được áp dụng cho tương quan con người. Nếu tôi ở hiền, thì tôi gặp lành. Nếu tôi gieo gió, thì tôi gặt bão”. “Những gì ông bà nói với chúng ta là sự thật thuần túy. Chúng ta luôn nhận được những gì chúng ta mong ước cho người khác. Hạnh phúc không phải là vấn đề số mệnh. Đó là vấn đề lựa chọn”.
Như Chúa Giêsu, Ông Tổ Đạo Công giáo đã nói: "Ta là Đường , là Sự Thật, và là Sự Sống" (Gioan 14,6 )
Con người có trí khôn biết suy luận nên con người đã sớm biết có Đấng Tạo hóa, và do lòng biết ơn thúc đẩy con người đã biểu lộ bằng các hình thức lễ bái tôn thờ. Đó là lịch sử của tôn giáo xét trên bình diện tự nhiên. Tuy nhiên, khi so sánh các tôn giáo với nhau, chúng ta nhận thấy: đều có một số điểm tương đồng như tin có Đấng Thiêng Liêng vượt trên con người, được gọi bằng những Danh xưng khác nhau, cùng tin thế giới bên kia là nơi thưởng người lành và phạt kẻ dữ, đều dạy tín đồ phải ăn ngay ở lành… Chỉ có Ki-tô giáo mới có các chân lý mặc khải toàn vẹn về Thiên Chúa, vì Đức Kitô chính là Con Thiên Chúa . Người chính là Ngôi Lời Thiên Chúa xuống thế làm người, để dẫn đưa con người đang lầm lạc trở về với Thiên Chúa. Chỉ một mình Người mới tự xưng: “Thầy là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6). Chỉ mình Người mới là Lời của Thiên Chúa nói với loài người. Chính nhờ Đức Giê-su mà chúng ta mới biết Thiên Chúa là ai ? và Ngài yêu thương ta như thế nào .Vì Thiên Chúa là Tình Yêu: Ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở lại trong người ấy” (1 Ga 4,16). Các tôn giáo nói chung đều dạy tin đồ phải ăn ngay ở lành, phù hợp với lương tâm con người. Ăn cắp là xấu và người ta không được lấy cắp chiếm đoạt tài sản của người khác, phải có lòng hiếu thảo biết ơn cha mẹ và những người làm ơn cho mình…Vì thế, nhiều người đã cho rằng: “Đạo nào cũng dạy ăn ngay ở lành nên đạo nào cũng tốt như nhau Đức Giê-su là Đấng sáng lập Ki-tô giáo vừa là người, vừa là Con Thiên Chúa. Người đã được Chúa Cha xác nhận là “Con yêu dấu, luôn làm đep lòng Cha” (x Mt 5,17; 17,5). . Người biến đổi con người nên tốt lành thánh thiện bằng Lời quyền năng và nhờ ơn Chúa Thánh Thần được ban qua các bí tích do Hội Thánh cử hành. Nhờ đó, người tín hữu sẽ có khả năng ngày một nên hoàn thiện hơn. Ki-tô giáo là tôn giáo đích thực bắt nguồn từ Thiên Chúa đó là việc Hội thánh của Chúa Ki-tô vẫn luôn tồn tại dù đã trải qua rất nhiều trở lực và không ngừng bị bách hại qua nhiều Thế kỷ do các thế lực vua quan bên ngoài cũng như do ma quỷ xúi giục chia rẽ từ trong nội bộ…Suốt từ Thế kỷ thứ 1 đến 20
LỜI CHÚA: Đức Giê-su nói: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6). Nhưng trước sự tấn công tứ bề cả bên ngoài do thế quyền, cũng như từ bên trong về giáo lý của những kẻ thù nghịch, Giáo Hội Chúa Ki-tô vẫn anh dũng vượt qua và tiếp tục đứng vững như lời Chúa Giê-su đã nói với Si-mon Phê-rô: “Anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá. Trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi” (x. Mt 16,18). Do đó,muốn gặp gỡ Thiên Chúa, muốn được sống an vui ngay từ đời này và bảo đảm một cuộc sống hạnh phúc vĩnh cửu là thiên đàng đời sau, là phải chọn đi trên con đường Giê-su như Người đã nói: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6). Con đường đó là đường “Qua đau khổ vào vinh quang .
Lạy Thiên Chúa là Cha toàn năng và nhân ái. Xin tuôn đổ ơn Thánh Thần giúp chúng con thêm lòng tin, cậy, mến . Xin cho chúng con trung thành với đức tin .Hội Thánh công giáo , duy nhất ,thánh thiện và tông truyền. Chúng con xác tín rằng: chỉ có Đức Giê-su Kitô mới là con đường duy nhất dẫn đưa chúng con đến sự sống đời đời Và. sống giới răn “Yêu thương” của Người, góp phần chu toàn sứ mệnh loan báo Tin Mừng, để giúp nhiều người nhận được cứu độ.- AMEN.
- Kinh Thánh là Lời Chúa được ghi chép lại dưới sự linh ứng (inspiration) của Chúa Thánh Thần (MK 9).
Kinh Thánh dạy con người những sự thật không sai lầm để con người được cứu độ.
Thiên Chúa đã dùng một số người viết ra Kinh Thánh, và họ chỉ viết những điều Chúa muốn, vì thế tác giả thực của Kinh Thánh chính là Thiên Chúa.
Toàn bộ Kinh Thánh chia hai phần: Cựu Ước (Old Testament) và Tân Ước (New Testament).
Cựu Ước:
- Cựu Ước là Giao Ước giữa Thiên Chúa Giavê và dân Do thái (Hebrew) trên núi Sinai, qua trung gian là ông Maisen, ông lấy máu loài vật để ký giao ước.
- Cựu Ước gồm những sách viết trước Chúa Kitô giáng sinh.
-"Các sách Cựu Ước trình bày cho mọi người biết Thiên Chúa là ai, và con người là ai, đồng thời trình bày Thiên Chúa công bình và nhân từ đối xử với loài người như thế nào" (MK 15)
- Cựu Ước gồm 46 cuốn chia ba loại: Lịch sử 21 cuốn, giáo huấn 7 cuốn, và tiên tri 18 cuốn.
Tân Ước
- Tân Ước là Giao Ước giữa Thiên Chúa và nhân loại qua Trung gian là Chúa Kitô, Đấng đổ máu ra trên thập giá để ký gi ao ước.
- Tân Ước gồm những sách được viết (thế kỉ I) sau Chúa Kitô giáng sinh.
- "Tân Ước diễn tả cách tuyệt diệu Lời Chúa và quyền năng của Chúa. Trong Tân Ước, các sách Phúc âm chiếm địa vị đặc biệt, vì Phúc âm là nguồn chính nói về đời sống và giáo lý của Chúa Kitô" (MK 18).
- Tân Ước gồm 27 cuốn cũng chia ba loại như Cựu Ước: Lịch sử (5 cuốn), giáo huấn (21 cuốn), tiên tri (1 cuốn).
* Loại Lịch sử gồm:
4 Phúc âm: Matthêu, Marcô, Luca, Gioan và Công vụ
* Loại Giáo huấn gồm:
14 thư Phaolô và 7 thư của các tông đồ khác.
* Loại Tiên tri:
Chỉ có sách Khải huyền (The Revelation) của Gioan Tông đồ.
3. Tính cách duy nhất của Kinh Thánh:
- Tuy do nhiều tác giả khác nhau biên soạn, và đề tài mỗi cuốn sách khác nhau, nhưng toàn bộ Kinh Thánh có một tính cách duy nhất lạ lùng, không những về nguồn gốc Kinh Thánh là Thiên Chúa, mà còn về giáo lý chứa đựng trong đó. Kinh Thánh là lịch sử ơn cứu độ của chúng ta đã được hứa hẹn trong Cựu Ước và được thể hiện trong Tân Ước. Những trang đầu của Kinh Thánh tiên báo một Đấng Cứu thế sẽ giải phóng nhân loại (St 3,15), những trang chót trình bày Người nơi thành Giêrusalem thiên quốc, cùng với những kẻ sẽ được cứu chuộc nhờ cuộc tử nạn của Người (Kh 5,9; 21,3)
4. Trung tâm và Tột đỉnh của Kinh Thánh:
- Kinh Thánh là lịch sử chính Đức Kitô, vì Người là trung tâm và tột đỉnh của Kinh Thánh.
Trong Cựu Ước, Người đã được các tiên tri báo trước, trong Tân Ước, Người được các tông đồ minh chứng. Người đã nối liền Cựu và Tân Ước.
5. Các Đức Giáo hoàng đề cao việc học hỏi Kinh Thánh:
- Các Đức Giáo hoàng như Lêo 13, Piô 10, Bênêdictô 15, Piô 11, Piô 12, Gioan 23 luôn đề cao sự cần thiết và lợi ích của việc học Kinh Thánh, vì Kinh Thánh là Lời Chúa.
6. Công đồng Vaticanô 2 khuyến khích tín hữu học hỏi Kinh Thánh:
- Công đồng tha thiết khuyên nhủ các tín hữu rằng: " Việc cầu nguyện phải đi đôi với việc đọc Kinh Thánh để có một cuộc sống trao đổi giữa Chúa và người ta", vì khi ta cầu nguyện là ta thưa truyện với Chúa, và khi ta đọc lời Chúa là ta nghe Chúa phán với ta" (Thánh Ambrôsiô).
Công đồng Vaticanô 2 viết: "Giáo hội muốn các tín hữu đọc và học hỏi Kinh Thánh, nhất là các sách Tân Ước, để đời sống thiêng liêng được đổi mới"(Mk 26).
7. Muốn học hỏi Kinh Thánh, tín hữu cần có những tâm tình nào?
- Nhưng muốn đọc và suy niệm Kinh Thánh cách hữu ích, cần phải có những tâm tình trọng kính và ham mộ xứng hợp:
Trước hết, phải có lòng tôn kính sâu xa đối với Sách Thánh chứa đựng Lời Chúa, vì chính " Giáo hội luôn luôn tôn kính Kinh Thánh như chính Thân Mình Chúa" (Mk 10)
Đàng khác, vì Sách Thánh chứa đựng những chân lý vượt trên trí năng nhân loại, nên trong việc chú giải, tìm hiểu Sách Thánh, không được theo ý riêng của mình, nhưng phải khiêm nhường theo những lời giáo huấn của Giáo hội, vì theo sự quan phòng của Thiên Chúa, Giáo hội có trách nhiệm gìn giữ và giải thích Lời Chúa.
Bài đọc thêm
CẦU NGUYỆN BẰNG KINH THÁNH
Kinh Thánh, là sách của chúng ta. Đọc Kinh Thánh, cầu nguyện, dự thánh lễ là những hành vi tôn giáo rất quan trọng đối với chúng ta. Chớ gì mỗi ngày ít ra chúng ta dành cho Chúa (5) năm phút để đọc Kinh Thánh và cầu nguyện. Vừa nghe Chúa nói, vừa nói với Chúa.
Kinh Thánh có nguyên nghĩa là "Cuốn Sách", nhưng Kinh Thánh không phải là một cuốn sách mà là nhiều sách khác nhau của nhiều người viết khác nhau, trong nhiều thời gian và nhiều lối văn khác nhau: Lịch sử, thơ phú, bi ai, triết lý, luật pháp...
Tuy nhiên tất cả các khác biệt được qui định thành đồng nhất. Từ căn bản, Kinh Thánh là cuốn truyện về những biến cố có thực đã xảy ra trong lịch sử. Đó là câu truyện Tình yêu, vì "Thiên Chúa là Tình yêu". Đây là chủ đích của Chúa trong mọi việc Chúa làm.
Câu chuyện Tình yêu được các nhà thần học gói ghém trong 3 màn: Tạo dựng, Sa ngã, và Cứu chuộc. Nói cách khác là ba giai đoạn: Thiên đàng, mất Thiên đàng rồi Tái chiếm Thiên đàng. Tái chiếm Thiên đàng là hoàn cảnh nói ở đây. Giai đoạn thứ ba bắt đầu thật sớm kể từ chương ba của sách Sáng thế, khi Chúa bắt đầu việc cứu chuộc, hay mua chuộc lại loài người sa ngã.
Màn ba này lại chia ra ba cảnh:
Cảnh 1: Thiên Chúa tỏ mình ra như người cha trong Cựu Ước
Cảnh 2: Chúa Giêsu tỏ mình ra như người con trong Tân Ước
Cảnh 3: Chúa Thánh Thần tỏ mình trong Tông đồ Công vụ và các thời kế tiếp, thời kỳ của Giáo hội Chúa Kitô trên dương thế. Đây là phần của câu chuyện có chúng ta ở trong đó.
Đề nghị cầu nguyện bằng Kinh Thánh:
- Mỗi ngày các anh chị dành ra 5 phút kính cẩn đọc một đoạn Tân Ước:xem Chúa muốn nói với ta điều gì ?
- Tự hỏi mình 3 câu hỏi sau:
1. Đoạn Kinh Thánh nói về vấn đề gì (What)?
2. Chúa Giêsu muốn tôi làm gì (Jesus wants)?
3. Tôi sẽ làm gì (I will)?
Nguyện xin Thiên Chúa ban bình an và ngự trị trong tâm hồn các anh chị .Tạ ơn Chúa
Ngay từ cuối thế kỷ 15, các nhà thám hiểm địa cầu đã đặt chân tới những miền đất mới chưa ai biết tới. Cùng đi với họ là các nhà buôn Tâybanha , Bồđàonha và Hoà lan sang tận miền Đông Nam Á, các nhà Thừa sai (Missionaries) cũng theo họ để giúp phần hồn cho dân đạo, và rao giảng Tin Mừng đạo Chúa Kitô cho người bản xứ.
1. Đạo Công giáo được khởi sự truyền vào Việt nam từ năm 1533?
- Tại Bắc Hà: Theo Khâm định Việt sử Thông Giám, thì đạo Công giáo được truyền vào Việt nam từ năm 1533 hay trước đó ít lâu, vì vào năm 1533, đã có sắc lệnh cấm đạo.
Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục viết: "Năm Nguyên Hoà Nguyên Niên (1533) đời Lê Trang Tôn, có một dương nhân tên là Inikhu đi đường biển lén vào giảng đạo Giatô ở làng Ninh Cường, Quần Anh thuộc huyện Nam Chân và làng Trà lũ thuộc huyện Giao Thủy" (Chương 33, 6B). Đây là niên biểu đầu tiên trong lịch sử đạo Công giáo, và Inikhu là vị thừa sai thứ nhất được nói đến trong Sắc lệnh cấm truyền đạo Giatô của Vua Lê Trang Tôn vào năm 1533, như vậy phải hiểu rằng Đạo Giatô (Kitô giáo) đã được truyền giảng tại Việt nam cùng năm đó hoặc trước năm đó rồi. (Lm. Bùi đức Sinh, OP, Lịch sử Giáo hội Việt nam, Chân lý xuất bản, Sài gòn 1972, trang 308) và Phan Phát Huồn, CSSR., Việt Nam Giáo sử quyển I, Cứu Thế Tùng thư, Sài gòn 1965 trang 35).
Thời đó, Bắc Hà chia 2 phần: Từ Thanh hoá trở ra thuộc Nhà Mạc, từ Thanh hoá trở vào thuộc Nhà Lê, nhưng trên thực quyền là Chúa Trịnh.
Năm 1578, Nhà Mạc cho người qua Macao mời các Giáo sĩ vào Việt nam. Năm 1588, Công Chúa Chiêm, chị vua Lê Thế Tôn làm nhiếp chính cai trị nước thay em còn nhỏ tuổi, cũng cho mời các thừa sai vào Việt nam, bên nào cũng muốn kéo lực lượng ngoại quốc ủng hộ mình. Giáo sĩ Ordonez đã rửa tội cho Công chúa Chiêm, đặt tên thánh là Maria, tức Công Chúa Mai Hoa. Bà đã là Bề trên Tu viện Đức Mẹ Vô nhiễm đầu tiên tại Việt nam. Nhờ ảnh hưởng của bà, nhiều người đã nhập đạo.
Năm 1626, linh mục Đắc lộ (Alexander de Rhodes) và Marquez được phái qua Bắc Hà. Dân Bắc Hà theo đạo rất đông, trong 3 năm đã có tới 6 ngàn 7 trăm tín hữu.
Tại Nam Hà: Từ năm 1600 nước Việt nam chia 2 miền: Từ sông Gianh trở ra thuộc Chúa Trịnh, từ sông Gianh trở vào thuộc nhà Nguyễn.
Năm 1558 đã có các giáo sĩ dòng Đaminh từ Malacca vào giảng đạo tại Chân lạp, nhưng không thành công, phải chờ tới năm 1615, các giáo sĩ dòng Tên (Jesuit) mới khởi sự có kết quả. Sau 50 năm, Nam hà đã có trên 50 ngàn giáo dân.
2. Giáo hội Công giáo VN bắt đầu thành lập hàng giám mục từ năm 1959?
Năm 1659, thấy đạo Công giáo tại Việt nam đã phát triển mạnh, Đức Giáo hoàng Alexandrô 7 thành lập Giáo phận (Diocese) Đàng Trong (Nam hà) và Giáo phận Đàng Ngoài (Bắc Hà) trao cho Đức Cha (Bishop) Francoise Pallu và Lambert de La Motte, cả hai vị đã dồn hết tâm lực đào tạo hàng giáo sĩ người Việt, mặc dù thời ấy đang có cuộc cấm đạo Công giáo gắt gao.
3. Đạo Công giáo bị cấm qua các đời Vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức kéo dài trong 300 năm?
- Các cuộc bắt đạo của 4 ông vua nhà Nguyễn. Cuộc bắt đạo kéo dài tới năm 1888, gay gắt nhất trong thời các Vua Minh mạng, Thiệu Trị và Tự đức, vì tinh thần bài ngoại (người Pháp..), và lầm tưởng theo đạo Công giáo là bỏ ông bà tổ tiên, những hành động chém giết, bắt bớ đốt phá các làng Công giáo đã đưa tới việc liên quân Pháp - Tây đưa quân vào Việt nam, bắt Vua Tự Đức nhận quyền bảo hộ của Pháp.
- Sau thời kỳ này, nhóm Văn Thân ở Thanh Nghệ Tĩnh còn tổ chức cuộc tàn sát tập thể những làng Công giáo. Hơn 60 ngàn người Công giáo đã hy sinh trong 2 năm (1885-1886).
Thời phát triển Đạo Công giáo khởi sự từ năm 1888, xứ đạo mọc lên khắp nơi, giáo sĩ lẫn giáo dân đều hăng say rao giảng Tin Mừng Chúa Kitô, xây cất thánh đường, củng cố giáo lý, thành lập đoàn hội, thiết lập các cơ sở bác ái từ thiện. Năm 1933 đã có 14 Giáo phận (Diocese) với số giáo dân 1 triệu 3 trăm ngàn người, 15 Giám mục, 1429 linh mục.
4. Vị Giám mục đầu tiên người Việt nam là ai?
- Trước sự phát triển vượt mức như trên, Đức Giáo hoàng Piô 9 đã tấn phong cho người Việt đầu tiên làm Giám mục vào năm 1933, đó là Đức Cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng, thuộc Giáo phận Sài gòn.
Từ năm 1925, Toà Thánh (Holy See) đã thiết lập Toà Khâm sứ Đông dương tại Huế, nhờ vậy Giáo hội Công giáo Việt nam có nhiều thuận lợi. Các Giám mục Việt nam dần dần được tấn phong và cai quản các Giáo phận thay các Giám mục ngoại quốc. Năm 1945, người Nhật đánh người Pháp tại Việt nam, càng là cơ hội để "Việt hoá" guồng máy cai quản của Giáo hội Việt.
5. Đức Giáo hoàng Gioan 23 đã thành lập hàng Giáo phẩm cho Việt nam vào năm nào? Có giá trị gì với quốc tế?
- Ngày 24 tháng Mười một năm 1960, Đức Giáo hoàng Gioan 23 thành lập Hàng Giáo Phẩm (Hierarchy) cho Việt Nam tương đương với các quốc gia anh chị khác.
Danh sách các hồng y
Giuse Maria Trịnh Như Khuê (1898–1978), Hồng y đầu tiên của Việt Nam, được phong ngày 24 tháng 5 năm 1976. Hồng y bậc linh mục (Tổng Giám mục TGP Hà Nội)
Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận (1928-2002), được phong ngày 21 tháng 2 năm 2001. Hồng y bậc phó tế (Tổng giám mục hiệu tòa Vadesi, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và hòa bình ở Vatican)
6. Tỉ lệ người Công giáo tại nước Việt nam là bao nhiêu?
- Hiện nay, không có số chính xác, quãng 8 người Việt nam thì có một người Công giáo.
Sau năm 1975, số người gia nhập Công giáo khá đông, kể cả nhiều làng người Thượng miền Bắc và miền Nam. Những năm sau này, người Tin lành ngoại quốc đổ tiền vào Việt nam kêu gọi nhiều người theo đạo, kể cả một số người miền Thượng Tây nguyên (Kontum, Darlak, Buôn Ma thuột).
CÔNG GIÁO VIỆT NAM THỜI CHA ĐẮC LỘ
Bài tường thuật do chính cha Đắc lộ (Rev. Alexander de Rhodes,S.J) viết trong cuốn "Divers Voyages.".
"Để tôn vinh Thiên Chúa Cha cao sang, tôi sẽ tường thuật những chiến thắng huy hoàng mà hồng ân Người đã đem đến trong thời gian ngắn ngủi trên các lầm lạc trong một nước mà ma quỉ đã hoành hành mỗi ngày và chưa bị ai chống đối.
Ngay khi chúng tôi đến thủ đô Bắc Hà, gọi là Kẻ Chợ (thành Hà nội sau này). Đây là một đô thị rất lớn và rất đẹp, đường phố rộng rãi, dân đông vô kể, tường thành chung quanh ít nhất khoảng sáu dặm. Nhà Vua đã dựng cho tôi một căn nhà và một ngôi giáo đường xinh xắn. Tin này đã được phổ biến khắp vương quốc, dân chúng kéo đến tụ tập thật nhiều đến nỗi tôi đã bị bó buộc phải rao giảng Phúc âm, ít là bốn lần hay nhiều hơn nữa, thường là sáu lần mỗi ngày.
Kết quả thật vĩ đại đến nỗi tôi khó có thể tin được. Một người chị em ruột của nhà vua và mười bảy người thân quyến gần của ông đã được rửa tội. Dăm bảy viên chỉ huy trưởng nổi tiếng và nhiều binh sĩ cũng đã làm giống như vậy. Trong năm đầu tiên, những người đã được rửa tội khoảng chừng 1 ngàn 200 người, năm sau có khoảng 2 ngàn người, và năm thứ ba có khoảng 3 ngàn 5 trăm người.
Không gì làm tôi ngạc nhiên bằng sự dễ dàng mà tôi đã khiến cho các thầy cúng và sư sãi thờ ngẫu thần đã trở lại nhập đạo, những người này thường cứng đầu nhất. Tôi thấy họ đã mở lòng đón lẽ phải cách tuyệt diệu. Tôi đã rửa tội cho họ khoảng 2 trăm người. Họ sẽ là sự trợ giúp không tưởng được cho chúng tôi trong việc làm cho những kẻ khác trở lại nhập đạo. Một người trong họ đã đưa về tới 5 trăm người khác, giác ngộ sự lầm lạc, đón nhận đức tin, và trở thành những giáo lý viên sốt sắng nhất của chúng tôi.
Tất cả họ đều vui khi nghe tôi chỉ dạy cho họ tuân giữ đúng theo lẽ phải của đạo Chúa. Họ đã yêu mến Mười Điều răn Chúa hơn hết, họ thấy rằng không có gì là không hợp lý, không giá trị, và thật đáng cho Vua Cao cả thiết lập thành các giới răn.
Phương pháp tôi ưa thích là trình bày linh hồn không hề chết, sự sống đời sau. Từ đó tôi minh chứng thiên tính Đức Chúa Trời, sự quan phòng của Chúa, và các trình độ kế tiếp, càng lúc càng tới các mầu nhiệm khó hơn. Kinh nghiệm cho chúng tôi thấy rằng, đây là phương cách dạy giáo lý cho người ngoài đạo rất thực tế và hữu ích. Tôi đã giải thích dài dòng trong quyển "Giáo Lý" của tôi mà tôi chia thành một khoá học tám ngày, trong đó tôi đã cố gắng đưa ra tất cả những chân lý chính yếu, nòng cốt mà các người tôn thờ ngẫu tượng phải học hỏi.
Ngoài những ân sủng bề trong đang hoạt động trong nỗ lực cao quí, làm cho rất nhiều người trở lại tòng giáo, các phép lạ liên tục xảy ra trong thời phôi thai của Giáo hội này đã là một yếu tố quan trọng trong những kết quả tốt lành tôi đã nói tới. Tôi nói mãi, vì thật có rất nhiều, các người giảng dạy giáo lý của tôi đã bỏ không đếm nữa. Tôi biết thật buồn phiền làm sao cái tội của những người gạt gẫm, rao truyền những phép lạ giả dối, nhưng Thiên Chúa đã gìn giữ tôi khỏi phạm cái tội như thế, và tôi chỉ có thể nói thật những gì tôi đã thấy, những gì rất nhiều người được ơn đã nói lại với tôi.
Bằng Thánh giá và bằng nước phép, các tín hữu ấy đã xua đuổi ma quỉ là một sự kiện hiển nhiên và chữa lành tất cả các loại bệnh hoạn. Cho họ bốn hay năm giọt nước thánh này để uống, chúng đã chữa lành dăm người bị mù loà, và làm cho hai người đã chết rồi được sống lại. Một vị chúa người ngoại đạo, cùng một bà vợ người Kitô giáo của ông đến van nài tôi gửi vài tín hữu của tôi đến một thành phố nhỏ thuộc quyền ông. Ở đó mấy thuộc hạ ông bị bệnh rất nặng, mỗi ngày đều có người chết. Tôi đã gửi sáu người dạy giáo lý đến đó, khuyên bảo họ tuyệt đối không được nhận bất cứ cái gì người ta muốn biếu cho họ để đền ơn khỏi bệnh.
Họ sửa soạn võ khí trong tay để đi đánh đuổi ma quỉ là những kẻ bị tội lỗi là nguyên do của các chứng bệnh hoạn này trói buộc. Những võ khí này là Thánh giá, lá dừa đã được làm phép, nến phép và những tượng ảnh Đức Trinh Nữ Maria mà tôi đã cho họ khi làm phép Rửa tội cho họ.
Họ đi đến đó, cắm các Thánh giá ở đầu lối vào, ở giữa và ở cuối phố, rồi đi thăm viếng các bệnh nhân, đọc kinh cầu nguyện rồi cho họ uống mấy giọt nước. Trong vòng không đầy một tuần lễ, họ đã chữa lành cho 272 bệnh nhân. Tin tức này đã loan truyền khắp Vương quốc. Vị chúa trong vùng đã đến cảm tạ tôi, đầy tràn nước mắt vui mừng. Điều này đã làm cho các Kitô hữu vững tâm, lên tinh thần, hoan hỉ vô cùng, nhờ đó nhiều người ngoại đạo đã được thức tỉnh, nhận ra những lầm lạc của họ". (Giáo dân Việt thời cha Đắc lộ, Nguyệt san Trái Tim Đức Mẹ tháng 12 năm 1988 trang 12-13)