LINH ĐẠO DÒNG PHAN SINH TẠI THẾ (OFS) SỐNG PHÚC ÂM ĐỨC GIÊSU KITÔ-ĐI TỪ PHÚC ÂM ĐẾN CUỘC SỐNG-VÀ TỪ CUỘC SỐNG ĐỀN PHÚC ÂM

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Bảy bí quyết để lãnh nhận được nhiều từ Thánh Lễ- Đức Thánh Cha BeNeDicTo XVI

                                     Đức Thánh Cha BENEDITO XVI
                  Bảy bí quyết để lãnh nhận được nhiều từ Thánh Lễ

Những điều mà có lẽ bạn không hề hay biết, và một số thói quen quan trọng xứng đáng để học hỏi.

Bạn đã có từng bao giờ cố gắng chuyện trò với ai đó mà người đó lại không trả lời lại hay không?


Thì đối với phụng vụ cũng như vậy. Dẫu rằng, bạn nhận được những gì mà bạn cùng hiệp ý tham dự vào. Khi chính bạn tham dự trọn vẹn, một cách tích cực, hăng hái, sôi động và sốt sắng trong phụng vụ, thì bạn sẽ lãnh nhận được rất nhiều hồng ân từ phụng vụ.
 Dĩ nhiên, cũng có đôi lần bạn sẽ cảm thấy buồn chán. Đôi lúc, bạn chỉ muốn để cho cảm xúc của mình cứ thế mà trôi qua. Nhưng nếu bạn biết nổ lực để dự phần mình vào, thì trong suốt trọn Thánh Lễ, bạn sẽ cảm thấy mình bị lôi cuốn vào những nghĩa cử biết ơn và ngợi ca cao cả.

 Có thể là chúng ta không thể kiểm tra được cách thức mà phụng vụ được cử hành, thế nhưng chúng ta có thể điều khiển được liệu chúng ta có biết lắng nghe chính trái tim của chúng ta và sự tham dự của chúng ta trong việc ngợi ca với đầy lòng hứng khởi, biết ơn hay không.

 Hãy đặt trái tim của bạn vào Thánh Lễ, và Thiên Chúa, Ngài lúc nào cũng vậy, sẽ lấp đầy những phần thiêng liêng còn lại trong cuộc giao kèo này. Thậm chí dẫu chúng ta có cộng tác với Chúa Kitô trong việc tham dự cử hành phụng vụ tới mức nào đi chăng nữa, thế nhưng sức mạnh của Thánh Lễ lại không hề tùy thuộc vào chúng ta chút nào cả.

 Chúa Kitô lúc nào cũng hiện thực vai trò của Ngài một cách trọn vẹn, hoàn hảo. Vào phần chính của phụng vụ, vị linh mục chủ tế mời gọi chúng ta: “Hãy nâng mình lên!” Thì đó chính là một lời thách thức gọi mời chúng ta hãy biết hướng trái tim và lòng trí của chúng ta vào phần chính yếu của Thánh Lễ. Phụng vụ chính là công vụ giữa con người và Thiên Chúa. Thiên Chúa, Ngài lúc nào cũng vậy, sẽ lấp đầy những phần thiêng liêng còn lại trong cuộc giao kèo này.

Thế làm cách nào mà chúng ta có thể tham dự vào Thánh Lễ một cách tích cực và thánh thiện hơn?

Bí Quyết 1: Bước Vào Sự Huyền Nhiệm

Từ “church” (tức “giáo hội”; “nhà thờ” hay “xứ đạo”) trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “tất cả những ai mà Thiên Chúa đã gọi mời.” Bạn thử cách này xem: hãy để ý đến những người khác ngay khi bạn vừa bước ra khỏi xe hoặc đang đi đến nhà thờ. Hãy cười, gật đầu và mở lời chào thăm hỏi với họ. Hãy nhớ rằng sau khi sống lại từ cõi chết, Chúa Kitô đã xuất hiện với hai môn đệ trên đường Emmau như là một người khách lạ. Và bà Maria Madalêna đã nhầm tưởng Ngài với bác làm vườn.

Hãy tranh thủ thời gian đến thật sớm để bạn có thể dành nhiều thời gian, khoảnh khắc sa mạc, tỉnh nội một mình với Phép Thánh Thể. Cầu nguyện trong sự hiện diện của Chúa Kitô trong cung cách này có thể giúp bạn gẫm suy cách thức làm thế nào để hội nhập một cách sâu sắc hơn vào hy tế của Chúa Kitô cứ mỗi lần bạn đi tham dự Thánh Lễ.

Hãy làm dấu Thánh Giá  để nhớ rằng bạn là ai-tức là một người đã được rửa tội. Nếu bạn thấy, Mình và Máu của Chúa đang được mang ra để chuẩn bị cho phần dâng lễ, thì bạn hãy dừng lại một vài giây phút. Hãy đặt trên Bánh Thánh ấy tất cả những gì mà bạn đã chu toàn trong suốt tuần lễ qua. Hãy nhìn vào chai / bình Rượu Thánh, và đặt vào đó tất cả những vật lộn, những ngặt nghèo, cản trở, những gian nan, thách thử mà bạn đã phải kinh qua trong suốt tuần lễ qua: để hiểu người, hiểu đời và để yêu mến họ một cách rõ ràng, và tốt đẹp hơn. Thì đó chính là những của vật mà chúng ta sẽ dâng lên cho Thiên Chúa dưới hình của Bánh và Rượu.

Hãy ngồi trên hàng ghế đầu, và tiến lên từ phía giữa nhà thờ. Đây không phải là sự kiêu ngạo hay kiêu kỳ gì cả. Hãy qùy, cuối lạy bàn thờ trước khi bước vào ghế ngồi. Hãy biết nhận ra Chúa Kitô qua dấu hiệu sau: một bàn ăn tối khi mà trời với đất giống như là một ngày lễ hội, đến với những ai đang phải đói khát. Khi bạn cúi lạy bàn thờ, tức là bạn cúi lạy Chúa Kitô.

Bí Quyết 2: Hãy Hát Như Là Trong Một Bữa Tiệc Lớn Của Bạn Vậy

Cùng nhau hát sẽ quyện lẫn và hòa trộn nhiều giọng hát khác nhau thành một. Chẳng lẽ bạn không muốn đóng góp lời ca tiếng hát của mình vào một giọng hát vĩ đại của Thân Mình Chúa Kitô sao? Các nhạc sĩ và các ca viên có mặt tại đó là để hướng dẫn và giúp chúng ta hát, chứ không phải là để biểu diễn. Chúng ta có mặt tại Thánh Lễ, không phải là để thưởng thức, nhưng là để hát ca. Có sức mạnh trong các bài ca quen thuộc nhằm tỏa lan niềm vui đến muôn vạn trái tim, vốn không có được niềm vui, để sẽ chia những nổi buồn, những khổ đau để gánh nặng được vơi đi cho tất cả mọi người chúng ta.

Bí Quyết 3: Hãy Lắng Nghe vì Đó Là Công Việc Không Mấy Dễ Dàng Cho Lắm

Trong thời đai ngày hôm nay, chẳng dễ gì để lắng nghe! Chúng ta vẫn hay có thói quen nhìn thấy và lắng nghe một câu chuyện nào đó trên truyền hình hay các phim ảnh. Và rất khó để theo dõi cốt truyện: những câu chuyện về người Do Thái xa xưa, và những người Kitô đầu tiên. Thế nhưng, Phép Thanh Tẩy đã cho chúng ta có được ân huệ để biết lắng nghe Lời của Thiên Chúa. Cũng giống như Chúa Giêsu làm cho người điếc được nghe, thì Ngài cũng khai mở đôi tai của chúng ta để chúng ta có thể lắng nghe Ngài, đang nói với chúng ta qua Thánh Kinh.

Bạn hãy nghĩ đến những lúc nào mà một người thân yêu cố gắng nói cho bạn về một điều gì đó mà thoạt đầu, bạn chẳng hề hiểu biết chi cả. Thì lúc đó bạn làm gì? Có lẽ, bạn điều chỉnh, định vị chính bạn lại một cách cẩn thận để bạn có thể tập trung. Bạn chăm chỉ lắng nghe với cả lòng trí cũng như với cả đôi tai của bạn.

Việc công bố và rao giảng Tin Mừng trong Thánh Lễ thì cũng tương tự như thế. Đấng yêu chúng ta trên tất cả mọi chuyện đang nói với chúng ta. Việc công bố và rao giảng Tin Mừng trong Thánh Lễ chính là một cuộc đàm đạo trực tiếp giữa Thiên Chúa và Hội Thánh. Cứ để Lời Chúa và bài giảng của vị linh mục chủ tế tắm rửa lấy con người của bạn, và bạn hãy chú ý vào những giọt nhỏ li ti còn đọng lại.

Một vài người đọc bài Tin Mừng trước Thánh Lễ. Phần trích dẫn về bài đọc nào vào ngày nào, bạn có thể tìm thấy trong Lịch Công Giáo theo năm Phụng Vụ chu kỳ từng năm A.B.C

Bạn hãy thử điều này xem sao: Cứ quay trở đi, trở lại với các Bài Đọc được đọc đầu tiên trong Thánh Lễ trong suốt cả tuần ấy.

Trong những khoảnh khắc, sa mạc, tỉnh lặng, đừng nhặt xơ vải buộc vết thương khỏi ve áo của bạn, hay đọc bất cứ điều chi. Hãy lắng nghe tiếng nói của Thiên Chúa. Nếu bạn miệt mài, chăm chỉ lắng nghe, thì sẽ có lúc bạn sẽ nghe được tiếng nói của Ngài.

Bí Quyết 4: Hãy Là Một Người Ăn Xin

Sau bài giảng, thì đến phần lời nguyện giáo dân, và phần này thường hay bị chúng ta bỏ qua, hoặc chia trí. Thì những gì có thể xảy ra tại đây, quả đúng là một sức mạnh siêu thường. Là một người đã được rửa tội, chúng ta cùng sẽ chia chức vụ tư tế của Chúa Kitô. Một phần mà vị linh mục chủ tế làm là khẩn cầu Thiên Chúa chăm sóc, đoái thương đến những ai đang cần đến, đặc biệt là những người tự họ không có thể khẩn cầu được.

Phần lời nguyện chung, hay lời nguyện cộng đoàn chính là cơ hội để nài xin Thiên Chúa giúp đỡ, trợ lực, chẳng phải là vì Thiên Chúa cần được thuyết phục, mà nó là như thế này: khi chúng ta lắng nghe một tiếng kêu cứu cần sự giúp đỡ trên thế giới và đem lời kêu cứu ấy vào trong phụng vụ, thì chúng ta bắt đầu tạo ra trong chính chúng ta một nghị lực và một động lực về lòng trắc ẩn. Và chúng ta biết rõ rằng nếu chúng ta dám khẩn cầu Thiên Chúa giúp đỡ trong chuyện này, thì chúng ta có rất nhiều cơ may là Ngài sẽ nhậm lời nguyện cầu của chúng ta. Chính vì thế bằng cách cầu nguyện theo ý chỉ chung của cộng đoàn, chúng ta bắt đầu những công việc khó nhọc và bền bỉ lâu dài để gánh bới đi những gánh nặng của người khác.

Bí Quyết 5: Hãy Từ Bỏ!

Khi đến phần trọng tâm của Thánh Lễ, thì bạn hãy biết đặt trọn lòng, trí của bạn vào Thánh Lễ. ngay lúc này đây. Và khi bạn dõi theo phần Bánh và Rượu được dâng tiến lên bàn Thánh, hãy nhớ đặt trọn vẹn chính bản thân bạn để cùng theo với Bánh và Rượu ngay khi bạn vừa mới bước vào nhà thờ, để những nổi tâm tình cùng theo lên với Bánh và Rượu.

Thiên Chúa, Người đã tạo dựng trời với đất, và tất cả mọi tạo vật đều qui hướng về Ngài. Ngài chính là Người dệt nên bầu trời đêm và đơm khuy bầu trời ấy bằng những vì sao, Thiên Chúa sống động đã chấp nhận của lễ dâng tiến của chính chúng ta dưới dấu chỉ của Bánh và Rượu. Rồi thì Ngài sẽ thay đổi những món quà ấy thành chính Mình và Máu của một Người Con dấu yêu của Ngài là Chúa Giêsu Kitô, để trao Người Con ấy lại cho chúng ta.

Phần cử hành đó rất dễ khiến chúng ta bị chia trí, hay lo ra khi vị linh mục chủ tế đọc lên Lời Nguyện Thánh Thể. Do vậy, đừng để mình bị chia trí hay lo ra, bạn nhé! Đừng bỏ qua món quà tặng thiêng liêng mà Thiên Chúa đã đổi trao cho chúng ta. Giây phút đặc biệt và quan trọng nhất chính là phần xướng ca lên: “Thánh! Thánh! Chúa Là Thiên Chúa Các Đạo Binh, Trời Đất Này Vinh Danh Chúa, Hoan Hô Chúa Trên Các Tầng Trời. ...” vì đó cũng chính là một phần của lời cầu nguyện. Hãy hát và xướng lên bằng cả trái tim của bạn!

Rồi kế đến là phần đọc Kinh Lạy Cha, và thật dễ để ta đọc ra bằng trí nhớ, mà chẳng hề có suy nghĩ chút nào cả. Thân xác của chúng ta có thể giúp cho tâm trí của chúng ta biết tập trung vào những ý nghĩa chính yếu của những câu chữ thánh thiện nhất

Lời chúc bình an có lẽ là phần gây ra sự hiểu lầm nhiều nhất trong Thánh Lễ. Thậm chí ngay cả khi nó được diễn tả qua cử chỉ bắt tay, thì đây không phải là cách để mà bạn phỏng đoán. Khi hai người đã được rửa tội muốn trao bình an cho nhau, thì họ truyền cho nhau những chúc phúc về bình an của Chúa Kitô cho nhau. Do đó, khi thực hiện cử chỉ này, hãy nhớ rằng bạn đang cho đi và lãnh nhận trở lại sự bình an của Chúa Kitô.

Bí Quyết 6: Hãy Hát, Tiến Bước Lên, Hãy Lãnh Nhận và Uống

Lên rước lễ không phải là việc sắp đi qua hay lái qua một nhà hàng bán đồ ăn nhanh, mà đó là một sự tiến lên hiệp thông bằng việc chúng ta cùng tiến bước lên, cùng hát ca để lãnh nhận Mình và Máu Thánh Chúa. Việc rước lễ, chính là cách mà chúng ta chia sẽ ở hai cấp độ: sự hiệp thông của chúng ta với Chúa Kitô và sự hiệp thông của chúng ta với những tín hữu khác.

 Nếu bạn lãnh nhận Mình Thánh Chúa bằng miệng, thì hãy khoanh tay lại khi tiến lên. Còn nếu bằng tay, thì hai đôi bàn tay chụm lại với nhau, lòng bàn tay ngửa lên, để chuẩn bị sẳn sàng lãnh nhận sự sống và thần khí của Chúa Kitô.

Hãy hát ca khi quay trở về chổ ngồi. Mặc dầu hầu hết các giáo xứ tại Hoa Kỳ không làm điều đó, thế nhưng tư thế chính thức trong suốt phần cho rước lễ là mọi người cùng đứng lên cho đến khi tất cả mọi người đều lãnh nhận được Mình và Máu Thánh Chúa. Nhưng nếu giáo xứ của bạn qùy hoặc ngồi, thì bạn hãy làm tương tự theo đúng với cộng đoàn. Hãy cứ tiếp tục ca hát, vì bài hát không phải là để làm chia trí, mà là một trong những phương cách để Chúa Kitô dùng để biến tất cả chúng ta nên Một với Ngài và với những người khác.

Trong lúc hát ca bài hát trong phần rước lễ, hãy theo dõi gương mặt của những người khác tiến lên và quay trở lại bàn thờ. Hãy nhìn nhau qua dung mạo của Chúa Kitô. Hãy nhớ rằng, sau khi Phục Sinh, Chúa Giêsu vẫn thường xuất hiện ra với những người môn đệ của Ngài qua cái vỏ của một người xa lạ. Thế nhưng, chính là trong phần bẻ bánh, họ mới có thể nhận ra được Ngài.

Sẽ có một phút giây trầm lắng sau khi tất cả mọi người đã lãnh nhận xong Mình và Máu Thánh Chúa và sau khi phần hát ca chấm dứt. Thì đây chính là cơ hội để chúng ta được nghĩ ngơi trong Thiên Chúa trong chốc lát trước khi hoàn thành và quay trở về với những vật lộn của cuộc sống thường ngày.

Bí Quyết 7: Hãy Đi Và Làm Như Vậy

Tham dự một cách tích cực và trọn vẹn trong Thánh Lễ huấn luyện cho chúng ta cách thức sống một cách trọn vẹn khi rời khỏi nhà thờ, xứ đạo. Khi chúng ta nhận biết được Chúa Kitô hiện diện trong hàng xóm, láng giềng của chúng ta, chúng ta học biết cách để nhận ra Chúa Kitô qua tất cả mọi người, đặc biệt là qua những người nghèo khổ. Khi chúng ta huấn luyện cho trái tim của chúng ta biết lắng nghe Lời của Thiên Chúa, thì chúng ta trở thành những người biết lắng nghe một cách tích cực đối với tất cả những ai mà chúng ta yêu mến. Thị giác của chúng ta sẽ nhạy bén hơn với những tiếng khóc than của những người nghèo, những người sa cơ, bước lỡ.

Khi chúng ta khẩn cầu giùm cho những ai đang phải bị áp bức, chà đạp, đè nén, thì chúng ta sẽ tìm thấy được sức mạnh và trí khôn để giúp đỡ họ. Khi chúng ta dâng tiến chính bản thân chúng ta lên cho Thiên Chúa cùng với bánh và rượu, chúng ta học biết cách để trở nên bánh ăn cho những ai đang đói, và rượu uống cho những ai đang khát. Và chúng ta cùng sẽ chia trong Bữa Tiệc Ly của Thiên Chúa khi chúng ta ăn và uống Mình và Máu Chúa Kitô. Chúng ta phải xứng đáng với những gì mà chúng ta ăn và uống.

(Trích dịch từ phiên bản tiếng Anh “7 Tips for Getting More from the Mass” của tác giả David Phillippart, được đăng trong Catholic Digest số ra Tháng 02/ 2005 từ trang 26 đến trang 32.)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét