CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG DẨN
ANH CHỊ EM PHAN SINH TẠI THẾ .
( TRONG GIAI ĐOẠN TÌM HIỂU )
------0-----
Kính thưa anh chị em ,
CUỘC HÀNH TRÌNH .
Cuộc
hành trình của chúng ta bắt đầu từ Rô-Ma. Được cũng cố lòng tin bằng sự
chuẩn y của Tòa Thánh, và xác tín rằng chúng ta là một chi thể của Đức
Ki-tô, theo gương Thánh Phan-Xi-Cô Assisi một lối sống thực hiện mệnh
lệnh của Chúa Giê-su Ki-tô. Cuộc hành trình không chỉ bắt đầu từ khi tìm
hiểu đến một giai đoạn, chuyên tập, khấn tạm, khấn trọn mà chúng ta
phải đi đến suốt cuộc đời… Cuộc hành trình này có những điểm cần chú ý
như sau:
a/
Thực hiện mệnh lệnh của Chúa Giê-su ở trong sách Tin Mừng “Loan truyền
nước Thiên Chúa và ăn năn sám hối”. Vì thế, trong cuộc hành trình của
chúng ta theo Thánh Phan-Xi-Cô là chọn Tin Mừng làm chuẩn . Xác tín rằng
chúng ta là một chi thể của Đức Ki-tô, từ khi lãnh nhận Bí Tích rữa tội
là chúng ta đã được giao hòa với Thiên Chúa trong nước và Thánh Thần…
b/
Cuộc hành trình của chúng ta đi, được Tòa Thánh phê chuẩn tức là các
sách Phan Sinh như: sách Luật và Tổng Hiến Chương, sách Nghi Thức hay
các tài liệu được Tòa Thánh phê chuẩn…
c/ Chúng ta phải hiểu rỏ ơn gọi vào Dòng, và phải biết những yêu cầu cơ bản của Dòng là :
1- Hiểu biết về Thánh Phan-Xi-Cô .
2- Hiểu rõ mục đích của Dòng .
3- Ước muốn trở nên thành viên của Dòng .
4- Yêu mến luật Dòng .
5- Ý thức rằng đây là lối sống được Thiên Chúa mời gọi .
Bài 1 : THÁNH PHAN-XI-CÔ , NGÀI LÀ AI? .
· Tuổi trẽ của Thánh Phan-Xi-Cô .
1/ Thời niên thiếu :
Thánh
Phan-Xi-Cô sinh tại Assisi trong vùng Ombria vào năm 1181 hoặc đầu năm
1182, là con của ông Phê-rô Bernadone, một thương gia buôn vải giàu có
trong vùng và bà Donna Pica, một phụ nữ quí tộc vùng Provence .
Phụ lục
- -Phanxicô đã lãnh nhận bí tích Rửa tội tại nhà thờ Thánh Ruphinô với tên thánh là Gioan Baotixita. Nhưng sau khi trở về từ nước Pháp, ông Bênađônê đổi tên cho con trai thành Phanxicô (tiếng Ý là Francesco, có nghĩa là "chú Tây con") để ghi nhớ chuyến đi buôn bên Pháp (Francia).
Ông Bernadone mãi lo việc kinh doanh, cho nên việc giáo dục cậu con trai do bà Pica đảm nhiệm. Bà là một phụ nữ đức hạnh và đầy nghị lực. Bà đã tận tụy giáo dục Đức Tin cho con, gieo những hạt giống đầu tiên vào tâm hồn của Phan-Xi-Cô .
Cha
cậu thì muốn Phan-Xi-Cô nối nghiệp mình trên đường kinh doanh. Vào tuổi
15, cậu bước vào nghề kinh doanh của cha, chẳng bao lâu tính tình khôn
ngoan, sắc sảo trong việc kinh doanh được phơi bày .
Vào
thời điểm đó, tác phong hiệp sỉ đã cuốn hút con người Phan-Xi-Cô, cho
nên Phan-Xi-Cô muốn trở thành hiệp sĩ. Ngài lao mình vào những công việc
trần thế, rất thích được nổi tiếng và sung sướng. Cậu là thần tượng của
giới trẻ vùng Assisi
Phụ lục
Phụ lục
- -Phanxicô rất được các bạn trẻ yêu mến. Họ đã gọi cậu là "Ông Hoàng của Giới trẻ".
2 /Giai đoạn hoán cải :
Dường như đây là lúc chuẩn bị cho con đường hoán cải của Thánh Phan-Xi-Cô, mà Thiên Chúa bắt đầu can thiệp vào cách kỳ diệu. Phan-Xi-Cô đã bị bắt làm tù binh và bệnh tật kéo dài một năm.
- -Phanxicô được phóng thích năm 1203 vì bị bệnh nặng.
- -Chàng bị bệnh kéo dài suốt năm 1204.
"Phanxicô, con chờ mong ân huệ nơi ai? Nơi người chủ hay nơi người tôi tớ?"
"Dĩ nhiên là con mong chờ nơi người chủ".
"Vậy tại sao con bỏ người làm chủ để đi phục vụ người tôi tớ?"
"Lạy Chúa! Vậy con phải làm gì bây giờ?"
"Hãy trở về Assisi rồi con sẽ rõ"
tương lai của Ngài sẽ được tỏ
bày . Lập tức Phan-Xi-Cô quay về Assisi. Tâm hồn Ngài không còn để ý đến quần áo đẹp, vàng bạc và những buổi tiệc tùng với bạn bè, nay Phan-Xi-Cô thay vào đó bằng tình yêu Đấng cứu thế. Bạn bè của Ngài bây giờ là những người nghèo và những người bị xã hội bỏ rơi. Phan-Xi-Cô đã đổi y phục với họ để trực tiếp sống cảnh nghèo hèn cùng cực ấy. Phan-Xi-Cô như những người hành khất đi xin những nhà lân cận để sống, ôm hôn và lo lắng cho người cùi những người mà trước đây đã làm cho Phan-Xi-Cô kinh tởm. Phan-Xi-Cô không muốn gì hơn là bắt chước Đức Ki-tô, một Đức Ki-tô nghèo khó và đau khổ mà Phan-Xi-Cô đã tìm thấy trong Phúc âm.
Bạn
bè thì nhạo báng, những đứa trẻ bụi đời thì ném đá coi Ngài như người
điên. Người cha thì tức giận đã cho Phan-Xi-Cô những trận đòn và nguyền
rủa Ngài, vì cho Ngài đã làm hổ thẹn cho gia đình. Trong khi đó
Phan-Xi-Cô ăn chay cầu nguyện và chịu đựng. Ấy thế mà Phan-Xi-Cô không
khám phá được điều gì nơi Thiên Chúa mong muốn nơi Ngài.
3/ Lối Sống Ẩn Dật:
Một
ngày kia, trong khi cầu nguyện tại nguyện đường đỗ nát ở San Đamianô,
ngoại ô thành Assisi, Phan-Xi-Cô Đã nghe tiếng Chúa nói từ cây Thánh giá
trên Cung Thánh: “Phan-Xi-Cô con hãy đi sửa lại nhà Ta đang bị phá hủy
hoàn toàn, như con đã thấy đó!”. Sứ mệnh của Ngài là xây dựng lại Giáo
Hội qua việc trở lại với giá trị đích thực của Phúc Âm mà Ngài đã khởi
động, Ngài thực thi lệnh truyền theo nghĩa đen. Ngay lập tức Phan-Xi-Cô
lấy tài sản của cha mình là vải và con ngựa, bán lấy tiền tu bổ nguyện
đường San Damiano. Ngoài ra Phan-Xi-Cô còn đi góp nhặt từng viên đá và
làm việc như một thợ nề.
Trong
hai năm Phan-Xi-Cô sống đời ẩn dật, ăn mặc như những người hành hương,
sửa chửa nhiều nguyện đường trong vùng Assisi, bao gồm nhà thờ Đức Bà
Các Thiên thần, hay Portiuncula, Litile Portion trong thung lũng dưới
thị trấn. Ở đây nơi mà Phan-Xi-Cô thực hiện hoàn toàn ơn gọi vào năm
1208. Điều đó xảy ra khi Phan-Xi-Cô nghe đọc đoạn Tin Mừng trong Thánh
Lễ,
- -Ngày 24.02.1208 tại nhà thờ Portiuncula, Phanxicô nghe đoạn Phúc Âm Thánh Matthêu (Mt 10: 7-14): "Dọc dường hãy rao giảng. Ðừng sắm vàng bạc, hay tiền đồng để giắt lưng. Ði đường đừng mang bao bị, đừng mặc hai áo, đừng đi giày hay cầm gậy.". Chàng đã reo lên: "Chính đây là điều tôi mong ước, tìm kiếm và nóng lòng thực hiện".
·
Dòng Anh Em Hèn Mọn ra đời :
Dòng Anh Em Hèn Mọn ra đời :
Chẳng
bao lâu sau, các môn đệ kéo đến tìm Phan-Xi-Cô, người đầu tiên đến với
Ngài là Bernado Quintavalle một người trẻ giàu có trong thánh Assisi, đã
dâng tất cả tiền bạc của mình, phân phát cho người nghèo. Phan-Xi-Cô như một người
hướng dẩn mọi người tuân giữ Phúc Âm, Ngài đã soạn ra một bản luật về
lối sống Phúc Âm cho anh em mới của Ngài. Vào năm 1209 Ngài cùng 11 anh
em đầu tiên lên đường đi Rô-ma, xin Đức Giáo Hoàng Innocentio III chấp
thuận luật sống của họ. Sau một hồi do dự vì có một số Hồng Y đã suy
nghĩ về chương trình của các anh em là không thực tế và nguy hiểm, Đức
Giáo Hoàng đã chứng thực bản luật bằng miệng và hứa sẽ chuẩn y khi số
lượng anh em phát triển, cho phép họ đi rao giảng về sự hoán cải cho các
tín hữu. Sau đó Phan-Xi-Cô cùng các anh em của Ngài đã tuyên bố những
lời khấn tu trì. Đây là một cộng đoàn nhỏ đã trở thành dòng tu, Dòng
Thánh Phan-Xi-Cô, còn gọi là Dòng Anh Em Hẹn Mọn.
Trở
về Assisi, Phan-Xi-Cô cùng các anh em của Ngài đã rao giảng Tin Mừng và
kêu gọi sám hối, đã tạo được sự hòa bình khắp nước Ý, dẫn đưa nhiều
người tội lỗi ăn năn trở về với các Bí Tích, tuân thủ các lời giảng dạy
của Đấng Cứu Thế, đặc biệt là thực hành bác ái và tha thứ.
Sự
rao giảng của họ nêu rõ lòng trung thành của họ đối với Đức Giáo Hoàng
với các giáo huấn của Giáo Hội đã gieo vào lòng dân chúng lúc bấy giờ
rất sâu đậm. Phan-Xi-Cô trở nên con người hoàn toàn công giáo và tông
đồ. Phan-Xi-Cô có thể tiến xa hơn một thầy phó tế, nhưng Ngài không muốn
trở thành linh mục.
· Câu hỏi gợi ý :
1- Sự hoán cải của Thánh Phan-Xi-Cô như thế nào? Anh chị em gợi lên một vài hình ảnh hoán cải đó.
2- Để sống Tin Mừng, Thánh Phan-Xi-Cô đã làm một số thay đổi cơ bản trong cuộc sống. Anh chị em hãy kể một số thay đổi đó?
CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG DẪN
-
Dòng II: Dòng Các Bà Nghèo Khó-Dòng chiêm niệm
Dòng III: Dòng Ăn Năn Đền Tội
Công việc rao giảng Tin Mừng của Thánh Phan-Xi-Cô và các anh em mới của Ngài, hình như mới bắt đầu vào năm 1209. Khi đã lập Dòng I và Dòng II, còn có những nhóm người sùng đạo trong những thị trấn khác, tìm đến Ngài để có sự hướng dẫn đặt biệt sống Tin Mừng Đức Ki-Tô trong môi trường tại thế. Họ không thể vào Dòng I hoặc Dòng II bởi vì họ bị ràng buộc trong đời sống gia đình và những trách nhiệm khác trong cuộc sống. Phan-Xi-Cô đã lập Dòng III qui tụ các thành phần dân Chúa khắp nước Ý. Ngài trao cho họ bản luật đầu tiên năm 1221.
1. -Năm 1216 tại Canara và Pốtgibonsi, một thị trấn ở giữa Firenxê và Siêna, cặp vợ chồng giàu có là ông Lukêsiô và bà Buônađôna đã trở thành những người Dòng III đầu tiên. Thời bấy giờ Dòng III có tên là "Dòng Những Người Qui Thiện" hay dòng "Những Người Ðền Tội".
· Sứ mệnh truyền giáo:
CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG DẪN
ANH CHỊ EM PHAN SINH TẠI THẾ
(TRONG GIAI ĐOẠN TÌM HIỂU)
BÀI 2: THÁNH PHAN-XI-CÔ NGƯỜI CHA CỦA CHÚNG TA.
· Đời sống Tông Đồ của Ngài.
Người Phan Sinh phục vụ Đức Ki-Tô và giáo hội của Người bằng một sự trung thành sống theo mẫu gương Thánh Phan-Xi-Cô. Chúng ta thuộc về Đức Ki-Tô nhưng cũng hãy tìm kiếm nơi Thánh Phan-Xi-Cô sự hướng dẫn chúng ta sống, phục vụ theo Tin Mừng.
*Tóm Tắt Sự Hình Thành Ba Dòng:
- Dòng I: Dòng Anh Em Hèn Mọn.
Dòng phát triển nhanh trong mọi tầng lớp từ giáo sĩ cho đến giới quí tộc, họ đón nhận tu phục từ tay Cha Thánh. Ngài yêu
cầu các anh em mới gia nhập chứng tỏ sự thích nghi của họ bằng sự phân
phát tất cả của cải mà họ có cho người nghèo và phục vụ những người
phong.
-
THÀNH
LẬP DÒNG I
1. - Ông Bênađô Quintavalô là một phú thương, sau khi bán hết
của cải để chia cho người nghèo đã xin đi theo Phanxicô. Một tuần sau đó, ông
Phêrô Cattani là một luật gia và một thanh niên khác tên là Egiđiô đã xin gia
nhập nhóm. Vào giai đoạn này, các anh em tạm trú ngụ tại Portiuncula. Mỗi ngày
anh em đi rao giảng, và làm thuê để sinh sống. Anh em dứt khoát không nhận tiền
bạc.
2. - Năm 1210 khi số anh em đủ 12 người, Phanxicô đưa anh em đi
Rôma xin Ðức Giáo Hoàng Innocentiô III phê chuẩn luật sống. Ðức Giáo Hoàng đã
phê chuẩn và giao cho anh em nhiệm vụ rao giảng về sự thống hối. Khi trở về,
anh em đã trú ngụ tại một cái chòi ở Rivô-Tortô.
3. - Khi một người dân muốn giành cái chòi ấy cho con lừa của
ông ta, Phanxicô đã xin viện phụ dòng Biển đức ở Subasiô cho sử dụng nhà thờ
Portiuncula. Kể từ đây, nhà thờ Ðức Bà Các Thiên Thần (Portiuncula) trở thành
nhà thờ mẹ của Hội Dòng.
4. -Thế là Dòng I, cũng gọi là Dòng Anh Em Hèn Mọn, đã ra đời.
Dòng II: Dòng Các Bà Nghèo Khó-Dòng chiêm niệm
Vào năm 1212 Chúa Nhật lễ lá tại nhà thờ Đức Bà các Thiên Thần Phanxi Cô đã đón nhận Clara thành Assisi, một cô gái 18 tuổi, và trao ban áo Dòng và Phan-Xi-Cô lập Dòng nhì, một tu viện cho các chị Clara nghèo khó. Ngài đã thiết lập cho các “Bà Nghèo Khó” một tu viện nơi mà Ngài rất yêu mến là nguyện đường San Đamiano.
Dòng III: Dòng Ăn Năn Đền Tội
Công việc rao giảng Tin Mừng của Thánh Phan-Xi-Cô và các anh em mới của Ngài, hình như mới bắt đầu vào năm 1209. Khi đã lập Dòng I và Dòng II, còn có những nhóm người sùng đạo trong những thị trấn khác, tìm đến Ngài để có sự hướng dẫn đặt biệt sống Tin Mừng Đức Ki-Tô trong môi trường tại thế. Họ không thể vào Dòng I hoặc Dòng II bởi vì họ bị ràng buộc trong đời sống gia đình và những trách nhiệm khác trong cuộc sống. Phan-Xi-Cô đã lập Dòng III qui tụ các thành phần dân Chúa khắp nước Ý. Ngài trao cho họ bản luật đầu tiên năm 1221.
1. -Năm 1216 tại Canara và Pốtgibonsi, một thị trấn ở giữa Firenxê và Siêna, cặp vợ chồng giàu có là ông Lukêsiô và bà Buônađôna đã trở thành những người Dòng III đầu tiên. Thời bấy giờ Dòng III có tên là "Dòng Những Người Qui Thiện" hay dòng "Những Người Ðền Tội".
2. - Năm 1221 do lời khuyên của Ðức Hồng y Hugôlinô, Phanxicô
đã viết bản Luật tiên khởi gọi là "Bản Ghi Nhớ Dự Phóng Ðời Sống" cho
Dòng III. Bản Luật này đã được Ðức Giáo Hoàng Hônôriô III chuẩn y.
3. -Năm 1289, Ðức Giáo Hoàng Nicôla IV lại ban sắc chỉ để phê
chuẩn bản Luật 1221 với một vài sửa chữa.
4. -Năm 1883, Ðức Lêô XIII đã cho soạn thảo một bản Luật khác.
5. -Và vào năm 1978, Ðức Phaolô VI đã phê chuẩn bản Luật mới do
ba nhánh Dòng I và Dòng Ba Tại Viện hợp tác soạn thảo.
· Sứ mệnh truyền giáo:
Vào thời đó, không một ai dám mơ tưởng sẻ làm cho người Hồi Giáo trở lại đạo, mà chỉ làm cho họ khuất phục bằng sức mạnh quân đội. Phan-Xi-Cô khao khát đưa họ đến với Đức Ki-Tô, sự rao giảng của Ngài đã làm cho việc đổ máu giữa họ không xãy ra. Vào năm 1211, Ngài làm cuộc hành trình đến vùng Cận Đông. Hai năm sau, Ngài và một số anh em đến Tây Ban Nha để hành trình đi Ma-Rốc nhưng vì bệnh nên Ngài trở về Ý.
Năm 1219, Ngài làm cuộc hành trình đến Ai-Cập. Ở đó, Ngài bắt đầu Phúc Âm Hóa những người tham gia Thánh chiến. Đương đầu với những khó khăn nguy hiểm, Ngài cảm hóa một kẻ thù quan trọng là Sultan Mapekel-Kamel. Phan-Xi-Cô đã thất bại, thay vì Ông Sultan giết hại Ngài nhưng Ông đã đối xử với Ngài như lòng kính trọng và đưa Ngài trở về lều của đội quânThánh chiến một cách an toàn. Năm 1220, những tin tức đe dọa Hội Dòng buộc lòng Ngài phải trở về Ý.
Vào năm đó, Phan-Xi-Cô đã từ nhiệm phục vụ mà Ngài đã nhận kễ từ khi lập Dòng. Ngài bổ nhiệm vị phục vụ mới là Phê-Rô Cantaneo. Ngài được Đức Giáo Hoàng Hunorio III cử vị Hồng Y Hugolio là nột cộng sự viên của Phan-Xi-Cô, và là làm Đấng bảo trợ Dòng.
· Nguồn cảm hứng đối với mọi tạo vật:
Đời sống cầu nguyện, bác ái và hoán cải của Phan-Xi-Cô. Việc Ngài bắt chước Đức Nghèo của Đức Ki-Tô và Mẹ Maria cách tuyệt đối. Phan-Xi-Cô đã làm cho biết bao người phải sửng sốt khi thấy Ngài như “Chúa Giê-su” thứ hai.
Ngài đem lòng yêu thương mọi tạo vật, Ngài có một sức mạnh kỳ diệu thu hút cả chim trời và muôn thú trong rừng. Tác phẩm “ Bài Ca Mặt Trời” của Phan-Xi-Cô là một bài thánh ca tuyệt vời mà Phan-Xi-Cô đã nói lên lòng kính phục Đấng Tạo Hóa và bộc lộ con người nghèo hèn, đơn sơ nhỏ bé của Ngài. Phan-Xi-Cô còn là vị quan thầy của các nhà môi trường và sinh thái học.
Năm 1223, Người đã viết bản luật Dòng cho các Anh Em Hèn Mọn. Bản luật này đã được Đức Giáo Hoàng Honorio III phê chuẩn, đã hướng dẩn và thánh hóa Dòng I cho đến ngày nay.
· Thánh Phan-Xi-Cô chịu những sự đau khổ:
Vào tháng 9 năm 1224, Ngài khát khao được thông phần đau khổ mà Chúa Gê-Su đã chịu trên Thánh Giá. Phan-Xi-Cô đã trãi qua 40 ngày ăn chay, cầu nguyện trên núi La Verna tại Tuscany, Phan-Xi-Cô miệt mài cầu nguyện trên mỏm đá hướng về thung lũng Arno xinh đẹp, một Thiên Thần bị đóng đinh vào thập giá xuất hiện và có những dấu đinh đâm thấu tay, chân và cạnh sườn của Phan-Xi-Cô. Ngài đã được nhận Năm Dấu Thánh của Chúa Gê-su , mà khi xưa Chúa đã chịu quân dữ đóng đinh chân tay và ngọn giáo đâm thâu cạnh sườn Người. Trở về Portioncula Phan-Xi-Cô cố gắng che dấu các vết tích thánh mà Chúa đã in trên thân thể Ngài, nhưng nhiều anh em đã trông thấy và chạm đến các vết tích ấy.
Các đau đớn do Năm Dấu Thánh và các đau đớn khác trong thân thể cứ gia tăng từng ngày. Sự kiên nhẩn tuyệt vời và thái độ ngọt ngào của Phan-Xi-Cô cộng với lòng yêu mến của anh em trong Dòng đã làm cho hai năm cuối đời của Phan-Xi-Cô là những trang sử đẹp trong cuộc đời của Ngài.
Tuy nhiên, những đau đớn do Năm Dấu Thánh không làm cho Phan-Xi-Cô mất chút lòng nhiệt thành đối với các linh hồn, Ngài vẫn tiếp tục đi đến các làng mạc đễ rao giảng Tin Mừng của Chúa với mọi người.
· Giờ lâm chung.
Thánh Phan-xi-cô mất vào năm 1226, Ngài đã để lại chúc thư, một bản văn đẹp trong đó lần cuối cùng Ngài đề cao lý tưởng tuyệt vời về đời sống Phúc Âm mà “Đấng Tối Cao” đã gọi Ngài sống đời sống Phúc Âm và Phan-Xi-Cô đã trung thành cho đến cùng.
Về cuối đời, Phan-Xi-Cô hầu như mù lòa khổ sở bởi triệu chứng của những căn bệnh nặng, Ngài được đưa về Portioncula, nguyện đường Đức Bà Các Thiên Thần, rất thân thương với Ngài, Ngài có lòng tôn kính Đức Mẹ cách đặc biệt, nơi đây cũng là cái nôi của Dòng, một nơi thánh thiện mà Ngài đã kết hôn với Bà Chúa Nghèo trong suốt hai mươi năm.
Trung thành với Bà Chúa Nghèo, Ngài muốn mình trần truồng nằm trên đất, nhưng các Bề trên cố thuyết phục Phan-Xi-Cô mới cho mặc y phục trở lại, Ngài trải qua ít ngày nữa trong sự âu yếm của cộng đoàn. Ngài đã hát cùng với anh em của Ngài bài: “Bài Ca Mặt Trời” và Ngài đã thêm vào một tiểu khúc ca ngợi “Chị chết”.
Vào chiều ngày thứ bảy 03-10-1226, Ngài đặt mình nằm trên đất. Trong khi, một anh em do lời yêu cầu của Ngài đọc Tin Mừng chương 13 của Thánh Gioan, Phan-Xi-Cô đã trút hơi thở cuối cùng.
Hai năm sau, Đức Hồng Y Hugolino vừa là bạn vừa là đấng bảo trợ Dòng, bấy giờ là Giáo Hoàng Gregorio IX đã phong thánh cho Phan-Xi-Cô thành Assisi, và truyền ghi vào những ngày lễ chung cho Giáo Hội toàn cầu. Con Người nghèo hèn bé nhỏ trở thành “ Vị Thánh của thế giới”.
*Câu hỏi gợi ý:
1- Đặc điểm gì hay sự kiện gì của Thánh Phan-Xi-Cô trong đời sống của Ngài gây cảm xúc cho anh chị em ?
2-Thánh Phan-Xi-Cô có một tình yêu đặc biệt đối với Bà Chúa Nghèo trong cuộc hành trình tông đồ của Ngài. Anh chị em hãy kể vài nét nghèo của Ngài?
3-Thánh Phan-Xi-Cô chịu nhiều đau khổ về thể lý, tuy nhiên tinh thần truyền giáo của Ngài không suy giảm. Những thử thách nào làm cho anh chị em mất can đảm truyền giáo, hơn là chịu sự đau khổ của thân xác?
ANH CHỊ EM PHAN SINH TẠI THẾ
TRONG GIAI ĐOẠN TÌM HIỂU.
BÀI 3: BƯỚC THEO THÁNH PHÊ-RÔ TÔNG ĐỒ.
· BẢN CHẤT VÀ MỤC ĐÍCH CỦA DÒNG.
Dòng
Phan Sinh Tại Thế, cũng như các Hội Dòng khác, nhầm giúp phát triển
công cuộc cứu rỗi của Đức Ki-Tô trong Giáo Hội. Do đó, cuộc hành trình
của chúng ta cũng bắt đầu từ Rô-Ma, trung tâm của Giáo Hội hoàn vũ.
*Lời Chúa:
Vào
chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều
đóng kín, vì các ông sợ người Do Thái. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông
và nói: “Bình an cho anh em !”. Nói xong, Người cho các ông xem tay và
cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. Người lại nói với các
ông: “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai
anh em” (Ga 20, 19-21).
Mười
một môn đệ đi tới miển Ga-li-lê, đến ngọn núi Đức Giê-su đã truyền cho
các ông đến. Khi thấy Người, các ông bái lại, nhưng cũng có mấy ông lại
hoài nghi. Đức Giêsu đến gần, nói với các ông: “Thầy đã được trao toàn
quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở
thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa
Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và
đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” (Mt 28, 16-20).
*Huấn dụ của Giáo Hội:
Giáo
Hội đã đón nhận như một ân huệ của Đấng sáng lập và trong khi trung
thành tuân giữ các giới răn bác ái, khiêm nhường và từ bỏ. Giáo Hội đã
lãnh nhận sứ mệnh rao truyền và thiết lập nước Chúa Ki-Tô và nước Thiên
Chúa trong mọi dân tộc, và Giáo Hội là mầm mống và khai nguyên nước ấy
trên trần gian.(Hiến chế tín lý về Giáo Hội, số 5)
Chúa
Giê-su Ki-Tô, Mục tử vĩnh cửu đã thiết lập Giáo Hội thánh thiện khi sai
các Tông đồ như Chúa Cha đã phái Người, và Người đã muốn các Đấng kế
vị, tức các Giám mục, làm chủ chăn trong Giáo hội cho đến tận thế. Nhưng
để chức Giám mục được duy nhất và không bị phân chia, Chúa đã dặt Thánh
Phê-rô làm thủ lãnh các Tông đồ, và trong Ngài, Chúa đãn đặt nguyên lý
cùng nền tảng vĩnh cữu và hữu hình của hiệp nhất đức tin và hiệp thông.
Thánh cộng đồng một lần nữa nêu lên cho mọi tín hữu tin vững vàng giáo
lý về sự thiết lập, sự trường tồn, về quyền lực và quan niệm tối thượng
nơi Giáo Hoàng Roma, cùng quyền giáo huấn bất khả ngộ của Ngài. Tiệp tục
công trình đã khởi sự, Thánh cộng đồng muốn công bố và giải thích cho
mọi người giáo lý về các Giám mục, những đấng kế vị các Tông đồ và cùng
với đấng kế vị Thánh Phê-rô, Đại diện Chúa Ki-tô và là thủ lãnh của toàn
thể Giáo hội hữu hình, điều khiển gia đình Thiên Chúa hằng sống. (Hiến
chế tín lý về Giáo hội, số 18).
*Phan sinh học:
- Cách Thức Sống của người Phan Sinh Tại Thế ( PSTT ).
Từ khi Giáo Hội đã chính thức chấp thuận, và chuẩn y luật Dòng (PSTT) như một nếp sống. Anh chị em cần phải suy nghĩ rằng trong tất cả mọi tạo vật, anh chị em được Giáo Hội sai đi để giúp phát triển công cuộc cứu độ của Đức Ki-tô. Do đó, Dòng PSTT thuộc về Giáo Hội,
không thuộc về Thánh Phan-xi-cô và cũng không thuộc về những người
PSTT. Anh chị em không được quên đi sự hiện hữu của Dòng PSTT, nhưng
được tham gia vào việc cứu rỗi mọi người qua Giáo Hội, với một tinh thần phân biệt anh chị em với các Hội Dòng khác. Dòng PSTT cung cấp một lối sống, Bác ái, Khó nghèo và tuân giữ Lời Chúa cho mọi thành phần dân Chúa, theo bản luật đã được Giáo Hội phê chuẩn. Những người đã được mời gọi vào Dòng PSTT là để dâng hiến bản thân mình cho Đức Ki-tô bằng lời khấn hứa sống Phúc Âm theo cách thức Thánh Phan-xi-cô Assisi.
Để được chấp nhận vào Dòng PSTT, ứng sinh phải trung thành với lối thực hành đức tin công giáo và tin tưởng vào Giáo Hội La Mã và Hội Thánh.
Điều quan trọng là ý muốn theo đuổi sự trọn lành Ki-tô hữu trong môi
trường tại thế và dâng hiến chính thân mình cho Chúa qua việc phục vụ
Giáo Hội.
Dòng
không chỉ đơn thuần là một hiệp hội đạo đức, hoặc một tổ chức phục vụ
nào đó trong giáo xứ hay giáo phận. Dòng là một lối sống theo gương
Thánh Phan-xi-cô Assisi, là người Ki-tô hữu tông đồ được Giáo hội gửi
vào xã hội trần thế làm men sống Tin Mừng. Dòng riêng biệt qua thái độ
và phương pháp sống với nền linh đạo của Thánh Phan-xi-cô Assisi.
*Di sản của chúng ta:
Khi Phan-xi-cô thấy rằng Thiên Chúa đã ban cho Ngài số người đi theo Ngài ngày càng gia tăng, Ngài đã tự tay viết cho mình và cho các anh em của Ngài một lối sống và một bản luật,
đơn sơ, ngắn gọn, dùng hầu hết các từ trong Tin Mừng. Ngài cũng thêm
vào đó một ít điều cần thiết để cung cấp cho một lối sống thánh thiện.
Rồi Ngài cùng với các Anh Em tiên khởi lên đường đi Rô-ma, với mong ước
là, bản luật Ngài viết được Đức Giáo Hoàng Innocen tio III phê chuẩn. ( I Celano số 32 ).
Nhiều
người bao gồm cả giới quý tộc và dân thường, bị đánh động bởi nguồn cảm
hứng một lối sống thiêng liêng cũa Phan-xi-cô. Họ bắt đầu bắt chước lối
sống, và đi theo vết chân của Ngài. Họ đã từ bỏ những lo âu, xa hoa của
thế gian và họ mong muốn được sống dưới sự hướng dẫn thánh thiện của
Ngài. (Truyện ba người bạn số 54).
Không
chỉ có đàn ông, mà cả đàn bà và những người đã lập gia đình được phấn
khởi trước sự rao giảng và khuyên bảo của các Anh Em của Ngài, họ gia
nhập vào các tu viện để sống đời hoán cải. Còn những người đã có gia
đình, bị ràng buộc bởi bí tích Hôn Phối thì được các Anh Em khuyên bảo
hiến thân sống đời hoán cải ngay trong gia đình của mình.
Như
thế, nhờ sự tôn sùng hoàn hảo của Thánh Phan-xi-cô đối với Chúa Ba
Ngôi. Hội Thánh Chúa Ki-tô được đổi mới nhờ ba Dòng mà Phan-xi-cô đã
lập. Cả ba Dòng đều được Đức Giáo Hoàng phê chuẩn và cũng cố mỗi Dòng
trong thời gian ần định. (Truyện ba người bạn số 60).
*Luật Dòng PSTT:
-
Điều 1: Trong số các gia đình Thiêng liêng đã được Chúa Thánh Linh khơi
lên trong Hội Thánh, gia đình Phan Sinh quy tụ mọi thành dân Chúa: giáo
dân, tu sĩ, linh mục, cảm thấy mình được kêu gọi nối gót Đức Ki-Tô theo
chân Thánh Phan-xi-cô Assisi.
Bằng
những cung cách và hình thức khác nhau, nhưng họ luôn hiệp thông hổ
tương cốt thiết với nhau. Họ muốn hiện đại hóa dặc sủng của người Cha
chung chí ái, trong đời sống và sứ mạng của Hội Thánh.
- Điều 2: Trong gia đình Phan simh nói trên, Dòng Phan Sinh Tại Thế có một vị trí
riêng biệt. Dòng này biểu hiện như một liên hợp mật thiết gòm tất cả
huynh đệ đoàn công giáo và mở rộng tới các nhóm của mọi tín hữu trên
khắp hoàn cầu, trong đó anh chị em PSTT, dưới sự thúc đẩy của Chúa Thánh
Linh để đạt tới Đức Ái Ki-Tô giáo hoàn hảo trong bậc sống tại thế qua
lời tuyên khấn tự buộc mình sống Phúc Âm theo cách thức Thánh Pha-si-cô
và sự hổ trợ của luật Dòng này đã được Hội Thánh phê chuẩn.
-Điều
3: Sau bản ghi nhớ “Dự phóng đời sống” (Memoriale Propositi, năm 1221)
và sau các bản luật đã được các Đức Giáo Hoàng Nivola IV và Leo XIII phê
chuẩn, bản luật hiện tại thích nghi Dòng PSTT với các đòi hỏi và mong
mỏi của Hội Thánh trong những hoàn cảnh thay đổi của thời đại.
Giải thích Luật Dòng này thuộc thẩm quyền của Tòa Thánh.
*Câu hỏi gợi ý:
a-
Dòng Phan Sinh Tại Thế thuộc về Giáo Hội và phải góp phần vào toàn sứ
mệnh của Giáo Hội. Lĩnh vực nào của đời sống Giáo Hội mà anh chị em
không được giao phó?
b-
Nếp sống của người Phan Sinh Tại Thế đã được Hội Thánh phê chuẩn là nếp
sống nào? Anh chị em, cảm thấy mình có một “Tâm hồn Phan Sinh ch
c- Anh chị mong đợi gì nơi những anh chị em phan sinh cung cấp cho anh chị
BÀI 4: ĐỜI SỐNG HUYNH ĐỆ ĐOÀN.
Khi
lãnh nhận bí tích thánh tẩy, tất cả mọi Ki-tô hữu là anh em với nhau
trong Đức Giê-su Ki-tô. Đời sống người phan sinh tại thế phản ánh tình
hiệp nhất này trong một hình thức đặc biệt hơn. Do đó không ai có thể
theo Đức Ki-tô với Thánh Phan-xi-cô và linh đạo của Ngài mà lại ở ngoài
huynh đệ đoàn.
· Lời Chúa:
- Đây
là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương
anh em. Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy
sinh tính mạng vì bạn hữu của mình. Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh
em thực hiện những điều Thầy truyền dạy. Thầy không còn gọi anh em là
tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là
bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha của Thầy, Thầy đã cho
anh em biết. Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn
anh em và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái
của anh em tồn tại, hầu tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân
danh Thầy, thì Người ban cho anh em. Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy
yêu thương nhau. (Ga,15,12-17)
- Vậy
,tôi là người đang bị tù vì Chúa, tôi khuyên nhủ anh em hãy sống cho
xứng đáng với ơn kêu gọi mà Thiên Chúa đã ban cho amh em. Anh em hãy ăn ở
thật khiêm tốn, hiền từ và nhẩn nại; hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng
lẫn nhau. Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thần Khí đem lại,
bằng cách ăn ở thuận hòa gắn bó với nhau. Chỉ có một thân thể, một Thần
Khí, cũng như anh em đã được kêu gọi để chia sẽ một niềm hy vọng. Chỉ
có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của
mọi người, Đấng ngự trên mọi người và trong mọi người.(Ep.4,1-6
· Huấn dụ của Giáo Hội:
-Khi
Con Thiên Chúa chiến thắng sự chết bằng cái chết và phục sinh, trong
nhân tính mà Người đã kết hợp, Người đã cứu chuộc, và biến con người
thành một thụ tạo mới. Thực vậy, Người tạo lập cách mầu nhiệm của các em
Người, tụ hợp từ muôn nước thành thân thể Người, bằng cách thông truyền
Thánh Thần cho họ.
Trong
thân thể ấy,sự sống Chúa Ki-tô tràn lan trên các tín hữu. Nhờ các bí
tích, các tín hữu được kết hợp thực sự và cách mầu nhiệm với Chúa Ki-tô
đau khổ và vinh hiển. Quả thực, nhờ phép thánh tẩy chúng được giống Chúa
Ki-tô: “ vì chúng ta được tẩy rửa trong một Chúa Thánh Thần để nên một
thân thể.” (1Cr12,13)
(Hiến chế tính lý về Giáo Hội số 7)
-Giáo
hữu được quy tụ trong dân Thiên Chúa và cấu tạo thành thân thể duy nhất
của Chúa Ki-tô dưới quyền của một Đầu duy nhất; dù họ là ai, họ vẫn
được kêu gọi dùng hết sức lực đã lãnh nhận do lòng từ ái của Đấng Tạo
Hóa và do ân huệ Đấng Cứu Thế để nhu những chi thể sống động, phát triển
và thánh hóa Giáo Hội không ngừng.
( Hiến chế tính lý về Giáo Hội số 33 )
( Hiến chế tính lý về Giáo Hội số 33 )
· Phan sinh học:
-Thánh
Phan-xi-cô thành Assisi thấy rằng Con Thiên Chúa, khi trở thành anh em
và chia sẽ thân phận con người như chúng ta, Ngài đã thánh hóa tương
quan mọi người với nhau. Thánh Phan-xi-cô đã suy nghĩ đến tất cả các
loài thụ tạo, đặc biệt là con người trong tình anh em đại đồng dưới sự
quan phòng của Thiên Chúa. Do đó, Ngài đã liên tưởng đến mỗi một người
đều là anh chị em của Ngài.Tình huynh đệ là dấu chỉ để nhận biết là môn
đệ Ngài.
-Đối với Ngài luôn có ít nhất là một người anh em cùng đồng hành. Do đó, mỗi người phan simh tại thế cũng phải được liên kết
với nhau trong cuộc sống huynh đệ đoàn. Cùng với anh chị em, họ nâng đở
nhau trong cùng một ơn gọi chung. Điều này, không chỉ là cần thiết như
một biểu hiện sự hiệp nhất trong Đức Ki-tô mà còn là trọng tâm của linh
đạo phan sinh là xây dựng lại nhiệm thể Đức Ki-tô, Giáo Hội của Người.
-Những thành viên của Dòng phan sinh tại thế phải liên kết với nhau trong huynh đệ đoàn. Thêm nào đó là sự gặp gỡ nhau, sum hợp trong huynh đệ đoàn ít nhất một tháng một lần. Anh em hãy luôn giúp đở nhau khi cần cộng tác trong việc bác ái và tông đồ của Giáo Hội.
Không thể là một giáo dân đơn độc và cũng không thể một mình đi theo Thánh Phan-xi-cô.
· Di sản của chúng ta:
-Thánh
Phan-xi-cô nói: “ Hội Dòng của chúng ta là một huynh đệ đoàn rất lớn
đến từ khắp nơi trên thế giới để cùng sống chung một hình thức sống.
Trong đó người thông thái nhận ra lợi ích khi tiếp xúc với người đơn sơ.
Họ nhận thấy rằng mặc dầu những người này ít học nhưng họ có lòng nhiệt
thành bừng cháy đối với các mầu nhiệm Nước Trời, và rằng họ không cần
đến các học thuyết nhân loại, họ nắm cầm được các thực tại thần linh nhờ
đó người đơn sơ cũng được lợi ích khi đồng hành với người khôn ngoan,
họ nhìn thấy những người danh giá cũng sống sự khiêm hạ. Đó là điều làm
nên vẻ đẹp của một gia đình tỏa sáng, trong đó những đồ trang hoàng
trong nhà khác nhau để tôn vinh Người Cha trong gia đình”. (II Celano- 192)
-Thánh Phan-xi-cô nâng đôi tay mình lên trời và tôn vinh Đức Ki-tô… Quả thực, Ngài bộc lộ Ngài là người bắt chước Đức Ki-Tô trong tất cả mọi sự, Ngài đã yêu thương đến cùng những anh em đến với Ngài từ buổi sơ khai. Ngài gọi anh em đến với Ngài để Ngài an ủi họ trong lúc Nhài đang hấp hối. Ngái cổ vũ họ với tình phụ tử hãy yêu mến Thiên Chúa. (II Celano- 216)
-Từ
khi sức mạnh tình yêu của Thánh Phan-xi-cô đã làm cho Ngài trở thành
anh em với tất cả các loại thụ tạo, không có gì ngạc nhiên khi tình yêu
của Đức Ki-tô làm cho Ngài còn hơn là một người đối với những ai mang
hình ảnh Đấng tạo hóa… Ngài yêu thương anh em bằng một tình thương phát
xuất tự đáy lòng, bởi vì anh em cùng một niềm tin và cũng được thừa
hưởng một gia nghiệp vĩnh viễn. (II Celano-172)
· Luật Dòng PSTT:
- Điều 13:
Như
Chúa Cha nhìn thấy nơi bất cứ ai những nét của con của Người, là Trưởng
Tử của một đàn em đông đúc, cũng vậy, anh chị em phan sinh tại thế với
tinh thần khiêm tốn và nhân ái, hãy đón nhận mọi người như một ân huệ
của Chúa và như hình ảnh của Đức Ki-tô. Sự cảm thức về tình huynh đệ làm
cho anh chị em vui vẽ và sẳn sàng bình đẳng với mọi người, nhất là với
những người hèn mọn hơn cả là những người mà anh chị em tìm cách tạo
những điều kiện sống xứng hợp với những tạo vật được Đức Ki-Tô cứu độ.
-Điều 22:
Huynh
đệ đoàn địa phương phải được thiết lập theo giáo luật và như thế phải
là tế bào cơ bản của toàn Dòng là dấu chỉ hữu hình của Hội Thánh, là
cộng đoàn yêu thương. Đó phải là nơi thích hợp nhất để phát huy cảm
thức về Hội Thánh, về ơn gọi phan sinh và để linh hoạt đời sống tông đồ
của các thành viên.
Câu hỏi gợi ý:
a- Anh chị tình cờ gặp một huynh đệ đoàn. Nhưng, nhóm đó họ đang làm những điều gì?
b- Anh chị có thể đóng góp những gì cho huynh đệ đoàn của anh chị bằng những ý nghĩ, việc làm và tinh thần?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét