CON NGƯỜI CỦA HÒA BÌNH,
HÒA GIẢI VÀ TÌNH HUYNH ĐỆ.
Cách nay đúng 25 năm, mở đầu ngày gặp gở các tôn giáo 27-10-1986 tại
Assisi, Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II đã giải thích: “Tôi đã chọn
thành phố Assisi làm nơi chúng ta cầu nguyện cho hòa bình vì ý nghĩa đặc
biệt của con người được tôn kính nơi đây Thánh Phan-xi-cô, ngài được
biết bao nhiêu người trên khắp thế giới biết đến và sùng kính như một
biểu tượng của hòa bình, hòa giải và tình huynh đệ”.
THÁNH PHAN-XI-CÔ, CON NGƯỜI CỦA HÒA BÌNH, HÒA GIẢI VÀ TÌNH HUYNH ĐỆ.
Thánh Phan-xi-cô sinh ra (1181) và lớn lên vào một thời đại đầy chinh
chiến: hoàng đế chống lại với giáo hoàng, dân thành thị chống lại với
giai cấp quý tộc; mỗi thị trấn đều có quân đội riêng, sẳn sàng giao
chiến với thị trấn bên cạnh; các Ki-tô hữu tổ chức các cuộc
thập-tự-chinh để chiếm lại Đất Thánh mà những người Hồi-giáo đã chiếm
đóng.
Năm 1197, lúc Phan-xi-cô lên 16 tuổi, thành Assisicung đã nổi dậy, phá
hủy pháo đài La Rocca, rồi lấy đá của pháo đài xây nên một chiến lũy để
bảo vệ thành. Người ta nghĩ rằng chàng thanh niên Phan-xi-cô, với nhiệt
tình với tuổi trẻ, cũng đã tham gia vào cuộc nổi dậy ấy.
Bốn năm sau lại xảy ra cuộc chiến giửa thành Pê-ru-gi-a láng giềng với thành Assisi. Phan-xi-cô đã yham gia tích cực trong cuộc chiến này. Khi thành Assisi thất bại trong trận đánh tại Ponte San Giovanni, thì chàng bị bắt làm tù binh. Sau một năm bị giam trong chốn ngục tù chàng đã được tha.
Nhưng cậu ấm Phan-xi-cô vẫn nuôi giấc mộng trở thành hiệp sĩ, vẫn khao
khát một cuộc sống đầy vinh quang và quyền lực. Vì thế năm 1205
Phan-xi-cô lại sắm sửa lại bộ chiến bào lộng lẫy để gia nhập đội
thập-tự-quân của Đức Giáo hoàng In-nô-xen-xi-ô III, dưới quyền chỉ huy
của tướng Gauthier de Brienne. Nhưng chính trong thời gian này mà Thiên
Chúa đã can thiệp vào cuộc đời của chàng trai. Trong một giấc mộng Thiên
Chúa đã cho Phan-xi-cô hiểu rằng phục vụ Người thì có lợi hơn một ông
tướng ở trần gian. Khi đã nhận thức được đó là lời mời gọi của Thiên
Chúa, Phan-xi-cô đã quay ngựa trở về, lần này thì giữa tiếng chê cười
của những người đồng hương.
Từ nay Phan-xi-cô quyết tâm theo ông chủ mới là Chúa Giê-su với những
lời chỉ bảo cụ thể trong sách Tin Mừng. Sau 4 năm tập sự trong đời sống
hoán cải, vào ngày lễ Thánh Ma-thi-a ( 24-2-1209), khi nghe bài Tin Mừng
trong thánh lễ (Mt 10,1-16) nói về việc Chúa Giê-su sai các Tông Đồ đi
rao giảng và khi được vị linh mục giải thích, Phan-xi-cô khởi sự cuộc
đời đi rao giảng. Theo đúng chỉ thị của Chúa (Mt 10,12), từ nay khi gặp
ai, khi vào nhà nào hay khi bắt đầu một bài giảng, Phan-xi-cô đều nói: “
Xin Chúa ban bình an cho quý vị”. Người xem đó như là một mặc khải mới của Chúa. Sau này Người ghi lại trong Di-chúc: “ Chúa đã tỏ cho tôi phải
chào bằng lời này: Xin Chúa ban bình an cho quý vị” (x.Di Chúc, 23 ).
Phan-xi-cô nói câu ấy một cách rất chân thành, đến nỗi nhiều người chẳng
những là ngạc nhiên, mà còn bị đánh động tận đáy lòng và được biến đổi
nhờ ơn hòa bình của Chúa.
Bài giảng của Thánh Phan-xi-cô thường có nội dung như thế này: “
Thưa các ông, các bà nhưng xin lỗi, cho phép tôi gọi ông bà là anh là chị, vì Chúa là Cha tất cả chúng ta, và Chúa là tình yêu. Vậy hãy vâng lời trong tình tyêu, vì luật lệ Người và tất cả chúng ta đều chứa đựng trong tình yêu. Hãy yêu thương người hành xóm và yêu cả kẻ thù của anh chị em. Yêu họ, là anh chị em yêu chính anh chị em của mình. Có thế anh chị em mối sống đẹp lòng Chúa. Hãy sống hòa thuận với nhau. Vì như thế,anh chị em sẽ được bình an với chính mình và với Chúa. Hãy bắt đầu xây dựng hòa bình từ trong những công việc nhỏ nhặt của đời sống, và hãy xây dựng hòa bình cho hết mọi người, cho toàn thế giới, đễ thế giới này trở thành nhà Cha.”
Con đường hoán cải của Phan-xi-cô đã bắt đầu như thế. Từ nay, Người chỉ muốn noi gương Đức Ki-tô, sống nghèo khó, khiêm hạ, yêu mến mọi thụ tạo, phục vụ mọi người, nhất là những người nghéo khổ: theo cách đó, Người đã trở thành con của hòa bình, người anh em của mọi người. Các truyện ký thời xưa đã nêu lên hơn một chục lần Người đã làm trung gian hòa giải cho các đối thủ kình địch nhau. Người ta thường nhắc tới vài trường hợp tiêu biểu sau đây:
Nhờ ảnh hưởng của Phan-xi-cô mà hai giai cấp quý tộc và thị dân đã ký hiệp ước hào giải với nhau vào ngày 9-11-1210, sau mười năm chinh chiến;
Nhờ Phan-xi-cô mả cuộc nội chiến tại hai thành Arezzo và Bolonia cũng được giải quyết êm thắm;
Phan-xi-cô đã hòa giải Đức giám mục và ông thị trưởng Assisi;
Người ăn nói dịu dàng, ôn hòa đến nỗi một con sói đã được thuần hóa và trở về làm hòa với dân thành Gui-bi-ô. Ở đây chúng ta không bàn cải đến nòng cốt lịch sử của câu chuyện, nhưng trong tâm trí của những người bình dân, khi kể câu chuyện này, họ đã xem Phan-xi-cô là mẫu người hòa bình, có khả năng thu phục được cả những sinh vật độc ác nhất.
Năm 1219, trong cuộc thập-tự-chinh thứ năm, Phan-xi-cô cùng một số anh em đã theo tàu của các thập-tự -quân sang Ai-Cập. Mục đích của Phan-xi-cô hoàn toàn là mục đích hòa bình: Người muốn đi rao giảng Tin Mừng Chúa Ki-tô cho người Hồi Giáo. Phan-xi-cô, với hai bàn tay không, cùng với Anh Iluminatô, đã đến gặp Vua Hồi Giáo Melek el Kami. Melek el Kami thấy Phan-xi-cô vừa hiền lành, khiem tốn, lại vừa rất nhiệt thành trong đức tin Ki-tô giáo, thì lấy làm cảm phục và đã mời hai người tu sĩ ở lại đàm đạo ba ngày. Sau thời gian ấy, thấy công việc không có kết quả, Phan-xi-cô đã xin cáo lui. Vua Hồi giáo trao nhiều quà tặng, nhưng Phan-xi-cô chỉ nhận một cái tù và.
II. NHỮNG YẾU TỐ TẠO NÊN TINH THẦN HÒA BÌNH CỦA THÁNH PHAN-XI-CÔ
1. “
Phúc thay ai hiền lành”
Để bước vào con đường mới này, Phan-xi-cô đã từ khước chiến tranh, bạo lực và óc thống trị. Con đường Người đi từ nay là bước theo Chúa Ki-tô “ hiên lành và khiêm nhường”. Người dặn dò anh em trong bản luật hiện hành:
“
Tôi khuyên bảo, lưu ý và khuyến khích anh em trong Chúa Giê-su Ki-tô, khi amh em đi ra giữa đời, thì đừng gây sự và cải cọ, cũng đừng xét đoán ai; nhưng hãy tỏ ra dịu dàng, hiền hòa và từ tốn, khả ái và khiêm nhường, nói năng tử tế với hết mọi người sao cho thích hợp. Anh em không được đi ngựa, trừ trường hợp rõ ràng và cần thiết hoặc bệnh tật. Khi vào nhà nào, trước tiên anh em hãy chào: “ Chúc nhà này được bình an” (x,L III,10-13).
Tôi khuyên bảo, lưu ý và khuyến khích anh em trong Chúa Giê-su Ki-tô, khi amh em đi ra giữa đời, thì đừng gây sự và cải cọ, cũng đừng xét đoán ai; nhưng hãy tỏ ra dịu dàng, hiền hòa và từ tốn, khả ái và khiêm nhường, nói năng tử tế với hết mọi người sao cho thích hợp. Anh em không được đi ngựa, trừ trường hợp rõ ràng và cần thiết hoặc bệnh tật. Khi vào nhà nào, trước tiên anh em hãy chào: “ Chúc nhà này được bình an” (x,L III,10-13).
Trong bản luật không sắc chỉ, thái độ bất bạo động, hiền lành và khiêm tốn đã được Phan-xi-cô giảng giải một cách chi tiết hơn nữa: không vu khống ai, không cãi cọ, không nóng giận, không thóa mạ ai, không xét đoán ai, nhưng hãy ăn ở khiêm tốn nhân từ với mọi người (Lksc XI); không chống cự người ác, nhưng ai vả anh em má này, thì hãy giơ cả má bên kia; ai đoạt áo ngoài của anh em, thì cũng đừng cản họ lấy áo trong, đúng như lời Chúa dạy trong Mt 5, 39 và Lc 6, 29 (x Lksc XIV, 2-5).
Huấn ngôn 13:
“ Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa”
(x. Mt 5,9). Người tôi tớ Thiên Chúa không thể biết mình kiên nhẩn và
khiêm nhường đến mức nào, bao lâu còn được mọi sự như ý. Nhưng đến lúc
những kẻ đáng phải làm vừa lòng mình, đều làm ngược lại, bấy giờ người ấy ra kiên nhẩn và khiêm nhường được chừng nào, thì đó là mức độ
nhân đức kẻ ấy có, không thể hơn được”.
Theo huấn ngôn này thì, để xây dựng hòa bình, con người phải có lòng
kiên nhẩn và khiêm nhường, nghĩa là chịu đựng tha nhân, ngay cả khi họ
hành động trái với ý muốn của ta.
Huấn ngôn 15:
“Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa”
(x. Mt5,9). Những ai chịu đựng mọi gian khổ trên đời này vì lòng yêu mến
Chúa Giê-su Ki-tô, mà vẫn giữ được tâm hồn và thân xác bình an, họ mới
thật là những người xây dựng hòa bình”.
Huấn ngôn này cho thấy thêm là, đối với Phan-xi-cô, thái độ kiên nhẫn
không phát xuất từ một ý chí mạnh mẽ theo kiểu các triết gia khắc kỷ,
nhưng là “ chịu đựng mọi gian khổ vì lòng mến yêu Chúa Giê-su Ki-tô”. Đó
là một thái độ tình yêu, hay nói rõ hơn là thái độ đáp trả cho tình yêu
của Thiên Chúa, vì Phan-xi-cô đã nhìn thấy thái độ ấy trước hết nơi
Thiên Chúa.
Vì đã chiêm ngắm Thiên Chúa tỏ mình ra nơi Đức Giê-su một cách khiêm
nhường và kiên nhẩn qua mầu nhiệm Nhập thể, qua Bí tích Thánh thể và
trong cuộc khổ nạn, nên Phan-xi-cô đã quyết sống khiêm nhường và nhẫn
nại như một sự đáp trả cho Tình yêu của Thiên Chúa. Chính vì đã noi
gương Chúa Giê-su trong lối sống khiêm nhường và nhẫn nại, mà THÁNH
Phan-xi-cô đã có thể trở thành người anh em của mọi người và mọi thụ
tạo.
“ Tất cả anh em đều là anh em với nhau” (Mt 23,8;Lksc 22,33).
Nguồn gốc của yếu tố này là một ý thức sâu xa về Thiên Chúa Tạo Hóa là Cha của muôn loài muôn vật.
Trước hết chúng ta cần lưu ý là Thánh Phan-xi-cô đặc biệt yêu mến Kinh
Lạy Cha, một lời kinh mà Chúa đã dạy cho các môn đệ. Thánh nhân
đã quảng giải lời kinh này của Chúa, rồi còn nhắn nhủ anh em trong bản
luật không sắc chỉ: “ Chúa đã phán: Các con phải tỉnh thức và cầu nguyện
luôn luôn […] Khi anh em đứng cầu nguyện, anh em hãy nói: “ Lạy Cha
chúng con ở trên trời” (Lksc 22,27-28).
Như vậy “ cầu nguyện luôn luôn” đối với Phan-xi-cô thường có nghĩa là
nhẩm đi nhẩm lại Kinh Lạy Cha. Từ đó người ý thức Thiên Chúa là người
Cha đặc biệt của Chúa Giê-su, rồi nhờ Chúa Giê-su, Thiên Chúa là Cha của
mọi người . Câu nói của Chúa Giê-su: “ Tất cả anh em đều là anh em với
nhau. Anh em đừng gọi ai dưới đất này là Cha” trong Mt 23,8 đã được
Thánh Phan-xi-cô ghi lại trong bản luật không sắc chỉ ( Lksc 22,33).
Thánh Phan-xi-cô sống tình huynh đệ ấy không những đối với những anh em trong Dòng, mà còn đối với những người ngoài cộng đoàn, kể cả những vị khách bất ưng, như người đã nói: “ Bất cứ ai đến với anh em, bạn hay thù, trộm hay cướp, anh em hãy tiếp đón tử tế” (Lksc 7,14).
Một điều cần lưu ý ở đây là Phan-xi-cô rất nhiều lần nói đến bổn phận
phải yêu mến kẻ thù địch. Vào thế kỷ thứ 13, người Hồi Giáo được xem như
là kẻ thù số một của người Công giáo. Trong ngôn ngữ của giáo dân cũng
như của các vị giảng thuyết danh tiếng, những người Hồi giáo được gọi là
“những kẻ bất lương và nghịch đạo”, “ những quân thù địch của Thánh
giá Chúa Ki-tô”, “những con chó đáng phạt trong hỏa ngục”!
Trên môi miệng của Phan-xi-cô, không ai đã bắt gặp được một lời lăng nhục đối với những người Hồi giáo. Trong chương 16 của luật không sắc chỉ, Phan-xi-cô dặn dò những anh em đi truyền giáo cho người Hồi giáo như sau: “ Các anh em ra đi, thì có thể sống giữa họ theo Thánh Khí bằng hai cách: Một là đừng tranh cãi hay chống báng, nhưng hãy tuân phục mọi người vì Thiên Chúa và tuyên xưng mình là Ki-tô hữu. Hai là khi thấy đẹp lòng Chúa, anh em hãy loan báo lời Chúa…” (Lksc 16,5-7).
Thái độ của anh em trước hết phải là hòa nhã, không nói lời khiêu khích
chống báng và tỏ ra tùng phục hết mọi người như Thánh Phê-rô Tông đồ
đã dạy: “ Vì Chúa, anh em hãy tuân phục mọi thể chế do loài người đặt
ra: dú là vua, người nắm quyền tối cao, dù là quan, sứ giả của nhà vua
để trừng phạt kẻ làm điều ác và khen thưởng người làm điều thiện, vì ý
muốn của Thiên Chúa là anh em hãy làm điều thiện để bịt miệng kẻ ngu
xuẩn vô tri.( 1Pr 2, 13-15).
Chương 22 của luật không sắc chỉ càng cho thấy sự khác biệt của Thánh Phan-xi-cô và thái độ của các Ki-tô hữu đương thời: “ Hỡi tất cả anh em, chúng ta hãy lắng nghe Chúa nói: “ Hãy yêu mến kẻ thù địch và làm ơn cho những người oán ghét các con” (Mt 5, 44); vì Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, Đấng mà chúng ta phải bước theo vết chân, đã gọi kẻ phản bội mình là bạn hữu và sẳn sàng trao thân cho kẻ đóng đinh mình. Vậy bạn hữu của chúng ta là những người vô cớ mà gieo ưu phiền và lo lắng, sỉ nhục và lăng mạ, đau đớn và cực hình, khiến chúng ta phải chịu tử đạo. Chúng ta phải yêu mến họ hết lòng, vì do những gian truân họ gây ra cho chúng ta, mà chúng ta được sống đời đời”(Lksc).
Chử “ thù địch” trong câu nói của Thánh Phan-xi-cô ám chỉ những người
Hồi giáo vì họ gây ra cho chúng ta ‘ chịu cực hình và chết vì đạo’. Gọi
người Hồi giáo là bạn hữu, đó thật là một cuộc cách mạng của Phan-xi-cô
trong bầu khí Thập tự chinh thời đó!
Để có thể trở thành người anh em của mọi người, nhất là đối với các thù địch, thì yếu tố cơ bản là luôn luôn phải sẳn sàng tha thứ những lỗi lầm của họ.
Thánh Phan-xi-cô sống tình huynh đệ không những đối với mọi người, mà
cả đối với loài thụ tạo vô tri vô giác. Bài ca Anh Mặt Trời là một
chứng từ hùng hồn về tình huynh đệ đó: “ Ngợi khen Chúa , Lạy Chúa tôi,
vì Ông anh Mặt Trời,… Chị Trăng,…Anh Gió, Chị Nước, Anh lửa, Chị Đất…”,
đến cả “Chị Chết”. Cái chết cũng nằm trong sự quan phòng kỳ diệu của
Thiên Chúa Tình Yêu, nên cũng mang bộ mặt hiền hậu của người Chị.
Trong thông điệp hòa bình năm 1990, Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II
nói: “ Thánh Phan-xi-cô mà tôi đã tuyên bố năm 1979 là đấng bảo trợ trên
trời của những người bảovệ môi trường, nêu gương cho các Ki-tô hữu về
sự tôn trọng đích thực và không chút dè dặt đối với sự toàn vẹn của tạo
thành…Tôi mong rằng sự hứng khởi của Thánh Phan-xi-cô giúp chung1ta luôn
luôn có một ý thức sống động về “ tình huynh đệ” đối với mọi loài, mọi
vật mà Thiên Chúa Toàn năng dựng nên thật đẹp và thật tốt lành; tôi
cũng mong rằng hứng khởi ấy nhắc nhở chúng ta có bổn phận ngiêm ngặt là
tôn trọng và bảo vệ chúng ta một cách chu đáo, trong khung cảnh rộng rãi
hơn và cao cả hơn của gia đình nhân loại”
SUY NIỆM
. Để noi gương Thánh Phan-xi-cô sống tinh thẩn hòa giải và tình huynh đệ, ta phải làm gì?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét