Capharnaum là một làng đánh cá nằm về hướng Bắc Biển Galilê, cách Nazareth khoảng 40 km - có dân cư sinh sống từ thế kỷ II BC đến thế kỷ XI AD. Sau đó thị trấn này bị bỏ phế gần 1000 năm.
Các cuộc khai quật gần đây cho thấy có 2 hội đường Do Thái xây cất chồng lên nhau. Vật liệu dùng cho ngôi hội đường cũ từ thời Đức Giêsu là đá núi lửa đen.
Vào thế kỷ IV, kiến trúc mới bằng bằng đá vôi trắng được xây dựng trên nền cũ. Hiện nay du khách đến Capharnaum sẽ thấy phế tích của hội đường này có tường màu trắng trên nền đá đen.
Nền đá đen từ thời Chúa Giêsu
Lớp đá đen: nền móng của hội đường vào thế kỷ II BC nơi Chúa Giêsu giảng dạy và làm phép lạ.
Ngôi sao David tượng trưng cho Do Thái còn tồn tại trên các tường cột
Và Menorah, hình chùm đèn 7 ngọn tượng trưng cho Do Thái Giáo
Hòm Bia Truyền (Ark of the Covenant) khắc trên đá.
Capharnaum được nhắc đến nhiều lần trong Tân Ước và được xem đó là thị trấn của Chúa Giêsu.
Mt 9,1:Đức Giê-su xuống thuyền, băng qua hồ, trở về thành của mình.
Khi Đức Giêsu rời Nazarét, Ngài đến cư trú tại Capharnaum và chính nơi đây Ngài đã chọn 4 môn đệ đầu tiên: Phêrô, Andrê, Giacôbê và Gioan (Mt 4: 18, 21),và sau đó là Matthêu (Mt 9,9). Ngài đã giảng dạy và trừ quỷ trong hội đường này.
Đây cũng là nơi Chúa cứu sống người nô lệ của ông đội trưởng đã xây cất hội đường:
Lc 4, 31: Người xuống Ca-phác-na-um, một thành miền Ga-li-lê, và ngày sa-bát, Người giảng dạy dân chúng. Họ sửng sốt về cách Người giảng dạy, vì lời của Người có uy quyền. Trong hội đường, có một người bị quỷ thần ô uế nhập, la to lên rằng : "Ông Giê-su Na-da-rét, chuyện chúng tôi can gì đến ông, mà ông đến tiêu diệt chúng tôi ? Tôi biết ông là ai rồi : ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa !" Nhưng Đức Giê-su quát mắng nó: "Câm đi, hãy xuất khỏi người này !" Quỷ vật người ấy ngã xuống giữa hội đường, rồi xuất khỏi anh ta, nhưng không làm hại gì anh.
Và cũng nơi đây Chúa chửa người bại liệt được thòng từ mái nhà xuống.
Lc 7, 1-10: Sau khi đã nói hết những lời ấy cho dân chúng nghe, Đức Giê-su vào thành Ca-phác-na-um. Một viên đại đội trưởng kia có người nô lệ bệnh nặng gần chết. Ông ta yêu quý người ấy lắm. Khi nghe đồn về Đức Giê-su, ông cho mấy kỳ mục của người Do-thái đi xin Người đến cứu sống người nô lệ của ông….
Mc 2,1: Vài ngày sau, Đức Giê-su trở lại thành Ca-phác-na-um. Hay tin Người ở nhà, 2 dân chúng tụ tập lại, đông đến nỗi trong nhà ngoài sân chứa không hết. Người giảng lời cho họ. 3 Bấy giờ người ta đem đến cho Đức Giê-su một kẻ bại liệt, có bốn người khiêng. 4 Nhưng vì dân chúng quá đông, nên họ không sao khiêng đến gần Người được. Họ mới dỡ mái nhà, ngay trên chỗ Người ngồi, làm thành một lỗ hổng, rồi thả người bại liệt nằm trên chõng xuống.
Và thiết lập quyền tha tội.
Cách hội đường 30 mét là căn nhà của Thánh Phêrô có hình dạng hình 8 cạnh (góc trái phía trên).
Mc 2, 5-11: Thấy họ có lòng tin như vậy, Đức Giê-su bảo người bại liệt : "Này con, con đã được tha tội rồi." Nhưng có mấy kinh sư đang ngồi đó, họ nghĩ thầm trong bụng rằng : "Sao ông này lại dám nói như vậy ? Ông ta nói phạm thượng ! Ai có quyền tha tội, ngoài một mình Thiên Chúa ?" Tâm trí Đức Giê-su thấu biết ngay họ đang thầm nghĩ như thế, Người mới bảo họ : "Sao trong bụng các ông lại nghĩ những điều ấy ? Trong hai điều : một là bảo người bại liệt : ' Con đã được tha tội rồi ', hai là bảo : ' Đứng dậy, vác lấy chõng của con mà đi ', điều nào dễ hơn ? Vậy, để các ông biết : ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội, -Đức Giê-su bảo người bại liệt,- Ta truyền cho con : Hãy đứng dậy, vác lấy chõng của con mà đi về nhà !"
Làm thế nào khoa khảo cổ biết được địa điểm trên là căn nhà Thánh Phêrô?
Lời truyền khẩu đó được bà Egeria xác nhận qua chuyến hành hương 3 năm (381-384) lần theo dấu vết Chúa Giêsu. Rất may là bà ta có ghi chép lại những gì đã thấy trong chuyến hành hương đó. Ở Capharnaum bà ghi: “Ở Capharnaum căn nhà của vị hoàng tử các tông đồ trở thành nhà thờ và bức tường của căn nhà đó vẫn còn”.
Và vào năm 570 một khách hành hương từ Piacenza đến Capharnaum đã viết: “Item venimus in Capharnaum in domo beati Petri, quae est modo basilica", có nghĩa là: “Chúng tôi đến Capharnaum vào nhà Thánh Phêrô, hiện nay chính là một ngôi thánh đường”. Đó là ngôi thánh đường theo kiểu cách Byzantine có 8 cạnh.
Tổng hợp các tài liệu đã tìm được trong các cuộc khai quật từ năm 1905-1926 và đối chiếu với Tân Ước, người ta khó có thề đi đến kết luận nào khác hơn chính đó là nhà của Thánh Phêrô!
Trên nền nhà cũ của thánh Phêrô hiện nay là nhà thờ Capharnaum xây năm 1990 do dòng Phanxicô cai quản.
Những đoạn Tân Ước có liên quan đến căn nhà của Thánh Phêrô
Lc 4, 38: Đức Giê-su rời khỏi hội đường, đi vào nhà ông Si-môn. Mc 1, 29: Vừa ra khỏi hội đường Ca-phác-na-um, Đức Giê-su đi đến nhà hai ông Si-môn và An-rê.
Hai đoạn phúc âm trên cho thấy nhà của Phêrô rất gần hội đường
Mc 2, 1: Vài ngày sau, Đức Giê-su trở lại thành Ca-phác-na-um. Hay tin Người ở nhà, 2 dân chúng tụ tập lại, đông đến nỗi trong nhà ngoài sân chứa không hết. Người giảng lời cho họ. 3 Bấy giờ người ta đem đến cho Đức Giê-su một kẻ bại liệt, có bốn người khiêng. 4 Nhưng vì dân chúng quá đông, nên họ không sao khiêng đến gần Người được. Họ mới dỡ mái nhà, ngay trên chỗ Người ngồi, làm thành một lỗ hổng, rồi thả người bại liệt nằm trên chõng xuống.
Các chi tiết khai quật cho biết vách tường nhà của Phêrô tương ứng với lọại mái nhà nhẹ có thể tháo gở dễ dàng, tương ứng với đoạn Phúc Âm trên.
Từ hội đường nhìn qua nhà thờ Capharnaum.
Từ nhà thờ Capharnaum nhìn qua hội đường
Bên trong ngay trung tâm nhà thờ có lồng kiếng để nhìn thấy nền nhà của Thánh Phêrô.
Nhìn từ lồng kiếng
Bàn thờ
Nhà thờ Chính Thống nhìn từ bên trong nhà thờ Capharnaum
Vài hình ảnh khu vực Capharnaum ngày nay:
Chính giửa: hội đường và nhà thờ Capharnaum
Góc dành cho du khách nghe hướng dẫn - bức tường phía sau là hội đường Do Thái
Cờ Thánh Giá Giêrusalem trong khuôn viên dòng Phanxicô
Chiều xuống trên Capharnaum
Tượng Thánh Phêrô trước nhà thờ Capharnaum
Cổng chánh vào khu vực Capharnaum ngày nay - buổi chiều đến giờ đóng cửa
Nơi này ngày xưa là thị trấn của Chúa Giêsu - trung tâm mục vụ thếgiới
Hiên Quang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét