Giờ đây, Con Người được tôn vinh
(Gioan 13, 31)
Tôn vinh ở đâu mà chỉ thấy bị bắt bớ, xét xử, bị vu cáo đủ điều, rồi lại bị kết án, bị đòn vọt, bị vác thập giá và cuối cùng là cái chết thảm thương ô nhục trên đồi Can-vê!
Vậy vinh quang của Chúa Giê-su ở đâu? Vì sao Chúa Giê-su gọi đây là giờ Người được tôn vinh?
Ngày thứ sáu Tuần Thánh .Đối với cái chết của Chúa Giê-su trên thập giá là một thất bại não nề , một kẻ thua cuộc ,một người bại trận .
Nhưng! sáng Chúa Nhật Phục Sinh . Ngài đã trở thành người chiến thắng trong vinh quang và .Đây là giờ Người được tôn vinh
Đây là bản tin mà bà Maria Mađalêna và hai người môn đệ thành Emmaus đã thông báo cho các môn đệ Ngài
Nhiều người không tin, họ bàng hoàng ,họ hồ nghi , họ rầu rĩ vì chỉ thích điều mắt thấy tai nghe ,họ xấu hổ vì đòi cho được những dấu hiệu tỏ bày,chỉ vì tâm hồn họ còn quá trĩu nặng với bản tin của chiều thứ Sáu Tuần Thánh. Họ chán nản và thất vọng vì đã không cho họ đọc hết sứ điệp mà Chúa Giêsu đã từng loan báo là . Ngài sẽ chịu đau khổ rồi mới đi vào vinh quang Phục Sinh.
Sự
Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô là nền tảng , và là trọng
tâm của niềm tin và lời rao giảng của người Ki tô hữu chúng ta. Nếu Chúa Kitô không sống lại thì
cái chết của Ngài cũng như toàn bộ những lời rao giảng
của Ngài đều vô ích như thánh Phaolô nói "Nếu Chúa
Kitô không sống lại thì niềm tin của chúng ta là hão huyền và
chúng ta là những người khờ dại nhất" .
Niềm tin Kitô giáo không bao giờ tách biệt cái chết ra khỏi sự Phục Sinh của Chúa Giê su Kitô. Trong lời tung hô sau mỗi lần truyền phép trong Thánh Lễ, Giáo Hội luôn nhắc đến cái chết và sự Phục sinh: "Lạy Chúa, chúng con loan truyền việc Chúa chịu chết và tuyên xưng việc Chúa sống lại cho tới khi Chúa lại đến".
Niềm tin Kitô giáo không bao giờ tách biệt cái chết ra khỏi sự Phục Sinh của Chúa Giê su Kitô. Trong lời tung hô sau mỗi lần truyền phép trong Thánh Lễ, Giáo Hội luôn nhắc đến cái chết và sự Phục sinh: "Lạy Chúa, chúng con loan truyền việc Chúa chịu chết và tuyên xưng việc Chúa sống lại cho tới khi Chúa lại đến".
Các con hãy
đi rao giảng Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. Mệnh lệnh mà Chúa Giêsu
ban bố cho các môn đệ cách đây hơn 2000 năm, ngày nay Ngài
cũng muốn truyền lại cho mọi Kitô hữu chúng ta một. Sứ điệp Phục
Sinh mà các môn đệ đã truyền đến cho chúng ta ngày nay,
Giáo Hội cũng ủy thác cho chúng ta để mãi mãi được loan
truyền cho mọi người.
Bổn phận thiết yếu của người Kitô hữu là loan truyền sứ điệp Phục Sinh cho mọi người.
Bổn phận thiết yếu của người Kitô hữu là loan truyền sứ điệp Phục Sinh cho mọi người.
Không thể là Kitô hữu mà không là người loan báo sứ điệp Phục sinh, nhưng để trở thành người loan báo sứ điệp ấy thì người tín hữu ấy phải là người sống sứ điệp trước tiên
Sự điệp Phục sinh chỉ được loan báo một cách trọn vẹn, khi giữa những thử thách và khổ đau, người Kitô hữu vẫn thể hiện được hân hoan phấn khởi và phó thác vào tình yêu của Chúa.
Sứ điệp Phục sinh chỉ được loan báo một cách trung thực khi giữa cảnh đời giành giựt xâu xé và chối bỏ lẫn nhau, mà người Kitô hữu vẫn một mực sống yêu thương, quảng đại, quên mình.
Ơn
gọi của người Kitô hữu chúng ta là thuộc về Chúa
Giêsu, là sống cho Ngài, là phục vụ Ngài. Ðó là chân lý
mà có lẽ Giáo Hội muốn nhắc nhở cho chúng ta trong suốt
mùa Phục Sinh này.
Niềm tin Kitô
giáo thiết yếu là một con người, con người ấy là chính
Chúa Giêsu Kitô, hôm qua, và hôm nayvà mãi mãi.
Làm một người tín hữu Kitô sống đạo là thuộc về Chúa Giêsu, là sống cho Ngài, sống chính sức sống của Ngài.
Ngày thứ ba trong tuần bát nhật Phục Sinh, Giáo Hội mời gọi chúng ta mặc lấy tâm tình của bà Maria, đó là tâm tình của một con người luôn luôn sống trọn vẹn cho Chúa, thuộc trọn vẹn về Ngài.
Làm một người tín hữu Kitô sống đạo là thuộc về Chúa Giêsu, là sống cho Ngài, sống chính sức sống của Ngài.
Ngày thứ ba trong tuần bát nhật Phục Sinh, Giáo Hội mời gọi chúng ta mặc lấy tâm tình của bà Maria, đó là tâm tình của một con người luôn luôn sống trọn vẹn cho Chúa, thuộc trọn vẹn về Ngài.
Bà đã đi tìm kiếm Chúa. Chúa Giêsu
chính là tất cả Tình Yêu của bà. Ngài là tất cả trong cuộc sống . Sự tìm kiếm
và tiếng khóc nức nở của bà Maria là hình ảnh của mối
quan hệ mà Chúa Giêsu luôn muốn nơi các môn đệ của Ngài là tìm
kiếm Ngài, khao khát được gặp Ngài và ở lại với Ngài.
Khi
được Chúa Giêsu kêu gọi, các môn đệ đầu tiên đã
đến ở với Ngài. Làm môn đệ Ngài trước tiên có nghĩa
là sống với Chúa Giêsu và chia sẻ cuộc sống với Ngài.
Ði theo Ngài có nghĩa là chọn Ngài làm tất cả, yêu mến
Ngài và sẵn sàng sống chết vì Ngài.
Khi
hiện ra với Phêrô trên bờ biển trước sự hiện diện
với một số môn đồ khác, Chúa Giêsu đã hỏi Phêrô
đến 3 lần: Phêrô, con có yêu mến Ta không? Chỉ khi nào
Phêrô đoan hứa yêu mến Ngài, Chúa Giêsu mới ủy thác cho
ông sứ mệnh lãnh đạo Giáo Hội của Ngài.
Trong
Giáo Hội, tất cả mọi sứ mệnh được phát xuất từ tình
yêu đối với Chúa Giêsu. Chứng từ của người Kitô hữu trước hết là một sự chia sẻ, chia sẻ cho người khác tình yêu mà họ đã cảm nhận
được từ sự gặp gỡ thân tình với Chúa Kitô.
Chúa
Giêsu Phục Sinh đang sống giữa chúng ta, đó là trọng tâm
của niềm tin chúng ta. Ngài đang mời gọi chúng ta đến chia
sẻ cuộc sống Phục Sinh của Ngài, chúng ta hãy mở rộng tâm
hồn để đón nhận Ngài.
Lạy
Chúa Giêsu Phục Sinh, xin cho sự kết hiệp thâm sâu của
chúng con với Chúa là động lực đưa chúng con đến với
tha nhân, để cả cuộc sống của chúng con trở thành lời
chứng cho sự hiện diện về tình yêu của Chúa là Ðấng
đã sống và chết cho chúng con.AMEN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét