LINH ĐẠO DÒNG PHAN SINH TẠI THẾ (OFS) SỐNG PHÚC ÂM ĐỨC GIÊSU KITÔ-ĐI TỪ PHÚC ÂM ĐẾN CUỘC SỐNG-VÀ TỪ CUỘC SỐNG ĐỀN PHÚC ÂM

Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014

PHANXICÔ ĐỐI VỚI THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG



phanxico luaThánh Phanxicô Átxidi được khắp thế giới biết đến như một người yêu mến thiên nhiên. Nhiều bức họa mang tính nghệ thuật vẽ chân dung Thánh nhân đã gắn kết ngài với môi trường. Vì thế, chúng ta không lấy làm ngạc nhiên khi Đức Giáo hoàng tuyên bố chọn ngài làm vị Thánh Bổn mạng Môi trường vào năm 1979. Tại sao vào thế kỷ 21, giữa vấn đề ô nhiễm toàn cầu và sự ấm lên của trái đất, làm rộng thêm những lỗ hổng tầng Ô-zôn và tàn phá một cách ồ ạt hệ sinh thái hành tinh chúng ta, chúng ta lại hướng nhìn về một con người sống vào thế kỷ thứ 13 để được hướng dẫn và để được gợi hứng?
Trước đó từ lâu rồi, môi trường đã trở thành một vấn đề, Phanxicô đã thấy con người lạm dụng thiên nhiên.
Có lẽ "lời tuyên bố mang tính sinh thái" đầu tiên bắt gặp được ngoài sách Kinh Thánh là trong câu nói này của Phanxicô: "Các tạo vật đó cung cấp những nhu cầu mỗi ngày của chúng ta; không có chúng, chúng ta không thể nào sống được và qua chúng, loài người xúc phạm nặng nề tới Đấng Tạo hóa, mỗi lần chúng ta không thấy hết giá trị vĩ đại của một mối phúc lành như thế". –Truyện ký Perugia 43.
Không còn nghi ngờ gì việc ngài biểu lộ một mối tương quan thân thuộc đối với thiên nhiên và đối với giới động vật.
Nhiều giai thoại thời Trung cổ kể về Thánh Phanxicô nói rằng ngài có khả năng thông đạt với thiên nhiên một cách lạ thường. Câu chuyện nổi tiếng là ngài đã làm thế nào để thuần hóa chú sói ăn thịt người gây kinh hoàng cho các công dân trong ngôi làng Gubiô bé nhỏ. Hoặc nhân dịp tới gần ngôi làng Bevagna, ngài đã thuyết giảng cho chim chóc. Chúng ta còn nghe kể lại thậm chí ngài nhặt các con sâu ra khỏi đường ngài đi, để sao cho những chú sâu đó không bị người ta dẵm lên.
 Điều quan trọng là nhận ra rằng Phanxicô yêu mến thiên nhiên hơn hẳn những người nào khác.
                                 Giải pháp của Phanxicô
Một số người thắc mắc: Phanxicô sẽ làm hoặc sẽ nói gì nếu như ngài sống ngày hôm nay? Ngài sẽ phản ứng như thế nào trước những cơn khủng hoảng về sinh thái mà hiện nay hành tinh chúng ta phải đối mặt?
Trước tiên, hãy nhìn vào thái độ và cung cách ứng xử của chúng ta...
Phanxicô ý thức tội lỗi của loài người; ngài nhận ra tội của mình và biết rõ những nguyên nhân dẫn nhân loại tới chỗ bất hạnh và chịu nhiều nỗi khổ đau. Phanxicô hiểu rằng nguyên nhân gốc rễ của việc môi trường bị hủy hoại được tìm thấy trong những thái độ tham lam, ngu dốt và kiêu căng. Ngài biết rằng nhiều nỗi cùng khốn của nhân loại đã xảy ra là do những tội lỗi này.
Phải chăng người ta đã không thường nói "sự xấu xa của việc toàn cầu hóa" là chỉ do thói tham lam? Hoặc các "công ty đa quốc gia" xem mình như những "kẻ mua chuộc" các tài nguyên mà các công ty đó cần mở rộng? Hoặc "sự thịnh vượng của Thế giới thứ nhứt được xây dựng dựa trên sự nghèo khổ của Thế giới thứ ba"? Niềm kiêu hãnh và tính ngạo mạn bắt tay nhau; phải chăng đó không phải là thái độ của những người cưỡng đoạt môi trường để đạt cho được những mục đích cuối cùng của họ?
              Anh chị em Phan sinh hôm nay với Môi trường
Như được kỳ vọng, ngày nay, nhiều người trong các môn đệ đi theo Thánh Phanxicô đã quan tâm một cách sâu sa tới những vấn đề môi trường đang gây ra cho hành tinh chúng ta. Một số trong các môn sinh đương thời của Phanxicô cũng đã dấn thân cố gắng đề cập tới một số vấn đề trong nhiều mối quan tâm đến tương lai hành tinh chúng ta.
                      Tổ chức Phan sinh Quốc tế (FI)
Phan sinh Quốc tế, tổ chức đại diện cho anh chị em Phan sinh trên khắp thế giới tại Liên Hiệp Quốc, đã tham dự các cuộc họp thượng đỉnh thế giới về môi trường, bao gồm cả cuộc họp tại Kyoto mới đây. Tổ chức này cảnh báo các nhà thừa sai tại nhiều quốc gia khác nhau thuộc Thế giới thứ ba, là nơi vẫn còn việc bóc lột dân địa phương và việc hủy hoại môi trường, chẳng hạn như tại Papua New Guinea là nơi mà một người anh em là cha xứ, anh đã trở thành một điểm tập hợp những người dân địa phương nhằm chống lại việc một công ty tàn phá cánh rừng nguyên sinh của họ.
Thánh Phanxicô. Ngài đã sáng tác Bài ca Vạn Vật để ca ngợi mọi công trình tạo dựng của Thiên Chúa: mặt trời, mặt trăng, tinh tú, gió, nước, lửa, trái đất với ngàn hoa, cây cỏ . Ngài gọi tạo vật là anh, chị : anh Cá, anh Chim, chị Trăng, chị Nước vv…, không chỉ theo nghĩa thi phú, mà theo một cảm nghiệm sâu xa rằng tất cả đều là công trình của Cha trên trời và mang dấu ấn của tình thương.
Phanxicô muồn người ta quí chuộng thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên; ngài dạy các môn đệ mình khi đốn cây sử dụng theo nhu cầu, thì đừng chặt tận gốc, để cây còn có thể đâm chồi mới. Con người thời đại chúng ta có thể học biết bao nhiêu điều nơi thái độ của thánh nhân. Chắc chắn Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nghĩ như thế khi ban Tông Thư ngày 29-9-1979 công bố thánh Phanxicô là bổn mạng các nhà môi sinh học.


                   Click vào mũi tên đễ phát Video
Clip 'Đoạn phim cả thế giới nên xem' được sản xuất bởi nhiếp ảnh gia Chris Jordan đã đưa người xem tới một hòn đảo xinh đẹp có tên Midway, một trong những nơi hẻo lánh nhất thế giới, nằm cách đất liền hơn 3.000 km. Thoạt đầu, chúng ta được chiêm ngưỡng khung cảnh hoang sơ của vùng đất thiên nhiên xa xôi với rất nhiều các loài chim biển sinh sống. Chúng tập trung kiếm ăn, làm tổ và sinh nở để duy trì nòi giống.


Khung cảnh mở ra trước mắt thật thanh bình, ấm áp và yên ả. Từng góc máy đặc tả những đàn chim bay ngợp trời, chen chúc nhau trên những thảm cỏ xanh ươm, từng cặp chim cùng nhau đùa nghịch, chải chuốt, hay đôi hải âu thay phiên nhau chăm sóc những quả trứng non...


Rồi đột ngột...., clip chuyển sang hình ảnh thật đau đớn, những cái chết đầy thương tâm của bầy chim vô tội. Góc máy của nhiếp ảnh gia bắt đầu zoom vào những xác chim chết khô, lẫn trong bộ xương là những nắp nhựa, bật lửa, những mảnh vụn sắt thép… - những loại rác thải không thể tiêu hủy do chính tay con người đổ ra biển.


4

Bụng của các chú chim không khác gì "một bãi rác thu nhỏ". Chỉ vì sự thiếu ý thức bảo vệ môi trường của con người mà hòn đảo xinh đẹp bỗng chốc trở thành một bãi rác khổng lồ, với những bờ biển, đồng cỏ chất đầy rác thải do sóng đánh dạt vào bờ. Và chính tại nơi đây, những chú chim buộc phải chui lẫn vào những đống rác độc hại đó để tìm kiếm thức ăn.

Những cái chết quằn quại đau đớn của những chú chim kia như chạm đến trái tim của từng người xem. Khung cảnh tươi sáng ấm áp giờ được thay thế bằng những hình ảnh đau thương, tang tóc. Xác chim chết trải dài trên mảnh đất xa xôi. Nỗi đau đớn khi người xem phải chứng kiến khung cảnh này thật sự quá lớn.

5


 Ngay sau khi được đăng tải lên mạng, clip lập tức gây ấn tượng mạnh với cộng đồng mạng bởi những cảnh quay tố cáo sự tàn nhẫn của con người đối với thiên nhiên và động vật ngay trong môi trường sống xung quanh mình.
Nhiều độc giả sau khi xem xong đoạn clip này đã tỏ ra vô cùng thương xót cho những chú chim vô tội. Một độc giả nhận xét: “Xem xong clip mà nước mắt mình không ngừng tuôn chảy. Những chú chim vô tội kia thật đáng thương. Chúng ta đang tự phá hoại chính ngôi nhà mà chúng ta chung sống. Thật đáng buồn..."
7

Câu hỏi của Chris Jordan cũng khiến không ít người xem phải băn khoăn: “Liệu chúng ta có đủ dũng cảm để đối diện với sự thật của thời đại chúng ta, và tự cho phép mình cảm nhận sâu sắc về những điều sẽ làm thay đổi chúng ta, tương lai của chính chúng ta?”.
Một nghiên cứu vào năm 2012 cho thấy số lượng mảnh rác nhựa siêu nhỏ trôi nổi trên Thái Bình Dương đã tăng 100 lần trong 40 năm qua.
Giới khoa học cho rằng những mảnh rác nhựa ở phía bắc Thái Bình Dương đã tạo thành một mảng có diện tích gần bằng bang Texas của Mỹ (có diện tích hơn 690.000km2).
Các nhà khoa học Australia cũng đã cảnh báo phải mất ít nhất 500 năm nữa thế giới mới có thể ngăn chặn sự mở rộng của các bãi rác thải công nghiệp trên các đại dương.
Liệu số phận của chúng ta có giống với những loài chìm kia không khi mà rác thải cứ ngày một tăng và con người lại thiếu ý thức bảo vệ môi trường như thế.

 (tóm lược theo www.franciscan.org.au/(Spirituality – Chiều ofm chuyển ngữ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét