Tông thư phê chuẩn của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI “ Seraphicus Patriarcha”
( 24-6-1978 )
PHAOLÔ VI, GIÁO HOÀNG
Để muôn đời tưởng nhớ.
( 24-6-1978 )
PHAOLÔ VI, GIÁO HOÀNG
Để muôn đời tưởng nhớ.
Thánh
Phanxicô Átxidi, Tổ Phụ Chí Ái, khi còn sống cũng như sau cái chết vinh
hiển, đã khơi dậy nơi nhiều tín hữu ước muốn phục vụ Thiên Chúa trong
gia đình tu sĩ do Người đã thành lập. Người cũng đã thu hút một số đông
giáo dân dấn thân theo Người, trong mức độ mà đời sống tại thế của họ
cho phép. Thật vậy, theo lời Đức Giáo Hoàng Piô XI, Vị tiền nhiệm của
chúng tôi, đã nói: “Có lẽ chưa hề có vị thánh nào giống hình ảnh Chúa
Kitô và có nếp sống phúc âm sáng ngời hơn là Thánh Phanxicô. Cũng thế,
Phanxicô đã xưng mình là “vị Tiền hô của Đức Vua cao cả, Người đã được
gọi là một Đức Kitô khác”. Bởi vì, nơi bản thân, Người đã tỏ ra cho
người đương thời và cho các thế hệ mai sau một hình ảnh sống động của
Chúa Kitô. Do đó, ngày nay Người vẫn còn sống trước mắt chúng ta và sẽ
còn sống mãi với các thế hệ mai sau (Thông điệp Rite expiatis ngày
30/4/1926).
Chúng tôi vui mừng nhận thấy rằng đoàn sủng Phan sinh vẫn còn rất sinh động cho lợi ích của Hội thánh và cộng đồng nhân loại, ngay cả ngày hôm nay nữa, nhiều học thuyết dễ dãi xâm nhập khắp nơi và các khuynh hướng làm cho con người xa rời Thiên Chúa cùng các thực tại siêu nhiên đang phát triển mạnh mẽ.
Bốn nhánh Dòng Phan sinh đã làm việc ròng rã chung với nhau trong suốt 10 năm để soạn thảo một bản luật mới cho Dòng Ba Tại Thế. Một công trình như thế đã trở nên cần thiết, một đàng do các biến chuyển hiện nay, đàng khác do Công đồng chung Vat II đã đưa ra những chỉ dẫn và khích lệ trong chiều hướng đó. Làm xong công trình này, các Tổng Phục vụ của bốn nhánh Dòng Phan sinh đã xin chúng tôi phê chuẩn Luật Dòng này. Noi gương các Vị tiền nhiệm của chúng tôi, mà vị sau cùng trong thời gian là Đức Giáo Hoàng Lêô XIII, với thiện ý, chúng tôi quyết định chấp thuận lời thỉnh cầu này.
Do đó chúng tôi đã tham khảo Thánh bộ Tu sĩ và Tu hội đời; Thánh bộ này đã xem xét cẩn thận bản Luật; chính chúng tôi cũng đã cân nhắc cách kỹ lưỡng mọi sự. Chúng tôi tin chắc rằng lối sống mà con người đáng kính phục thành Átxidi đã rao giảng sẽ đón nhận một năng lực mới và sẽ triển nở nhờ một sức sống mới; cũng vậy, sau khi đã thảo luận chín chắn và tìm hiểu tường tận, qua văn thư này, với quyền Tòa thánh, chúng tôi phê chuẩn và xác nhận Luật sống của Dòng Phan sinh tại thế và chúng tôi trao ban ấn dấu phê chuẩn Tông tòa, miễn là bản văn này đúng với bản gốc được lưu trữ tại văn khố của Thánh bộ Tu sĩ và Tu hội đời, mà các chữ đầu tiên là: “Trong số các gia đình thiêng liêng”, và các chữ cuối cùng là: “chiếu theo Hiến Chương”.
Cũng qua văn thư này, do quyền tông đồ của chúng tôi, chúng tôi hủy bỏ Bản Luật trước đây gọi là Dòng Ba Phan Sinh Tại Thế. Và chúng tôi muốn rằng văn kiện hiện tại này có giá trị bền vững và có hoàn toàn hiệu lực bây giờ và sau này, mà không ai có thể làm bất cứ điều gì nghịch lại .
Ban hành tại Rôma, cạnh Đền thờ Thánh Phêrô, với dấu ấn “người đánh cá”, ngày 24 tháng 6 năm 1978, năm thứ 16 triều đại chúng tôi.
Chúng tôi vui mừng nhận thấy rằng đoàn sủng Phan sinh vẫn còn rất sinh động cho lợi ích của Hội thánh và cộng đồng nhân loại, ngay cả ngày hôm nay nữa, nhiều học thuyết dễ dãi xâm nhập khắp nơi và các khuynh hướng làm cho con người xa rời Thiên Chúa cùng các thực tại siêu nhiên đang phát triển mạnh mẽ.
Bốn nhánh Dòng Phan sinh đã làm việc ròng rã chung với nhau trong suốt 10 năm để soạn thảo một bản luật mới cho Dòng Ba Tại Thế. Một công trình như thế đã trở nên cần thiết, một đàng do các biến chuyển hiện nay, đàng khác do Công đồng chung Vat II đã đưa ra những chỉ dẫn và khích lệ trong chiều hướng đó. Làm xong công trình này, các Tổng Phục vụ của bốn nhánh Dòng Phan sinh đã xin chúng tôi phê chuẩn Luật Dòng này. Noi gương các Vị tiền nhiệm của chúng tôi, mà vị sau cùng trong thời gian là Đức Giáo Hoàng Lêô XIII, với thiện ý, chúng tôi quyết định chấp thuận lời thỉnh cầu này.
Do đó chúng tôi đã tham khảo Thánh bộ Tu sĩ và Tu hội đời; Thánh bộ này đã xem xét cẩn thận bản Luật; chính chúng tôi cũng đã cân nhắc cách kỹ lưỡng mọi sự. Chúng tôi tin chắc rằng lối sống mà con người đáng kính phục thành Átxidi đã rao giảng sẽ đón nhận một năng lực mới và sẽ triển nở nhờ một sức sống mới; cũng vậy, sau khi đã thảo luận chín chắn và tìm hiểu tường tận, qua văn thư này, với quyền Tòa thánh, chúng tôi phê chuẩn và xác nhận Luật sống của Dòng Phan sinh tại thế và chúng tôi trao ban ấn dấu phê chuẩn Tông tòa, miễn là bản văn này đúng với bản gốc được lưu trữ tại văn khố của Thánh bộ Tu sĩ và Tu hội đời, mà các chữ đầu tiên là: “Trong số các gia đình thiêng liêng”, và các chữ cuối cùng là: “chiếu theo Hiến Chương”.
Cũng qua văn thư này, do quyền tông đồ của chúng tôi, chúng tôi hủy bỏ Bản Luật trước đây gọi là Dòng Ba Phan Sinh Tại Thế. Và chúng tôi muốn rằng văn kiện hiện tại này có giá trị bền vững và có hoàn toàn hiệu lực bây giờ và sau này, mà không ai có thể làm bất cứ điều gì nghịch lại .
Ban hành tại Rôma, cạnh Đền thờ Thánh Phêrô, với dấu ấn “người đánh cá”, ngày 24 tháng 6 năm 1978, năm thứ 16 triều đại chúng tôi.
Hồng –Y Gioan Villot
Quốc Vụ Khanh
LUẬT DÒNG PHAN SINH TẠI THẾ
LỜI GIỚI THIỆU CỦA BAN NGHIÊN HUẤN VÀ TU THƯ
TÔNG THƯ PHÊ CHUẨN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHAOLÔ VI
Trong
những Bút tích do Thánh Phanxicô để lại, ta thấy có một bức thư tựa đề
“Thư gửi các tín hữu”. Bức thư này vạch ra những nét đại cương cho một
đời sống thiêng liêng chủ yếu dựa trên Thánh Kinh. Ta có thể kể bức thư
này như bản sơ thảo Luật Dòng Phan sinh tại thế đầu tiên, trong đó những
nét chính yếu về tinh thần đã được vạch ra, nhưng những sinh hoạt cụ
thể và những quy định pháp chế chưa được ấn định rõ ràng.
Dưới sự
hướng dẫn của Đức Hồng Y Hugôlinô, Vị Bảo trợ Dòng Anh Em Hèn Mọn,
Phanxicô đã soạn và đệ trình lên Đức Giáo Hoàng Hônôriô III bản Luật
1221 dành cho Dòng Phan sinh tại thế, lúc bấy giờ gọi là Dòng Đền Tội
(Ordo de Poenitentia). Bản Luật này được xem là nền tảng cho các bản
Luật về sau.
Trong bản Luật này, Phanxicô không nhấn mạnh khía cạnh luật lệ cho bằng chú trọng tới tinh thần và nếp sống cụ thể. Cũng vì thế, thay vì gọi là Luật (Regula), Phanxicô chỉ gọi là Bảng Ghi Nhớ Dự Phóng Đời Sống (Memoriale Propositi).
Năm 1289, Đức Giáo Hoàng Nicôla IV, thuộc Dòng Phan sinh tại thế, đã lập ra một ủy ban để xem xét, sửa chữa bản Luật nói trên. Sau đó, Người phê chuẩn bộ Luật này. Bộ Luật 1289 vẫn giống bộ Luật 1221, chỉ thêm vài khoản như: phải làm hoà, cấm mang vũ khí, thăm viếng bệnh nhân, cầu nguyện cho kẻ qua đời và nhờ anh em Dòng I hướng dẫn về mặt tinh thần.
Năm 1883, Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã soạn thảo một bản Luật khác, vừa căn cứ trên các bản Luật năm 1221 và 1289, vừa thích nghi với hoàn cảnh lúc bấy giờ để thống nhất Dòng Phan sinh tại thế và để hướng Dòng về các sinh hoạt xã hội.
Gần đây, năm 1978, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã phê chuẩn bản Luật Dòng mới do ba Nhánh Dòng I và Dòng III tại viện, hợp tác soạn thảo suốt 10 năm trời. Bản Luật này có cái đặc biệt là lấy Thư gửi các tín hữu (bản gốc I) để làm phần mở đầu, như một ý chính hướng dẫn bản Luật. Cứ theo bức thư này thì người Phan sinh tại thế là người theo đuổi lý tưởng đức ái hoàn hảo, tức là yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự và yêu mến anh em như chính mình. Để đạt được lý tưởng đó, người Phan sinh tại thế phải liên tục hoán cải, bắt đầu bằng việc từ bỏ cái tôi tội lỗi, luyện cho mình một lương tâm trong sáng để kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu như anh với em, như vợ với chồng, như mẹ với con, đồng thời tuân theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh để thực hiện ý Cha trên trời. Làm như thế, người Phan sinh tại thế sẽ được Chúa Giêsu chúc lành, thánh hoá và được cùng Ngài hưởng vinh quang trên trời. Ngược lại, nếu không hoán cải, cứ buông theo dục vọng trần thế, thì người Phan sinh tại thế là ngừơi mù quáng. Tài năng và quyền thế, hiểu biết và khôn ngoan tưởng có, tất cả sẽ bị tước mất...
Để dễ nhớ, chúng tôi xin tóm tắt Luật Dòng Phan sinh tại thế năm 1978 như sau :
Trong bản Luật này, Phanxicô không nhấn mạnh khía cạnh luật lệ cho bằng chú trọng tới tinh thần và nếp sống cụ thể. Cũng vì thế, thay vì gọi là Luật (Regula), Phanxicô chỉ gọi là Bảng Ghi Nhớ Dự Phóng Đời Sống (Memoriale Propositi).
Năm 1289, Đức Giáo Hoàng Nicôla IV, thuộc Dòng Phan sinh tại thế, đã lập ra một ủy ban để xem xét, sửa chữa bản Luật nói trên. Sau đó, Người phê chuẩn bộ Luật này. Bộ Luật 1289 vẫn giống bộ Luật 1221, chỉ thêm vài khoản như: phải làm hoà, cấm mang vũ khí, thăm viếng bệnh nhân, cầu nguyện cho kẻ qua đời và nhờ anh em Dòng I hướng dẫn về mặt tinh thần.
Năm 1883, Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã soạn thảo một bản Luật khác, vừa căn cứ trên các bản Luật năm 1221 và 1289, vừa thích nghi với hoàn cảnh lúc bấy giờ để thống nhất Dòng Phan sinh tại thế và để hướng Dòng về các sinh hoạt xã hội.
Gần đây, năm 1978, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã phê chuẩn bản Luật Dòng mới do ba Nhánh Dòng I và Dòng III tại viện, hợp tác soạn thảo suốt 10 năm trời. Bản Luật này có cái đặc biệt là lấy Thư gửi các tín hữu (bản gốc I) để làm phần mở đầu, như một ý chính hướng dẫn bản Luật. Cứ theo bức thư này thì người Phan sinh tại thế là người theo đuổi lý tưởng đức ái hoàn hảo, tức là yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự và yêu mến anh em như chính mình. Để đạt được lý tưởng đó, người Phan sinh tại thế phải liên tục hoán cải, bắt đầu bằng việc từ bỏ cái tôi tội lỗi, luyện cho mình một lương tâm trong sáng để kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu như anh với em, như vợ với chồng, như mẹ với con, đồng thời tuân theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh để thực hiện ý Cha trên trời. Làm như thế, người Phan sinh tại thế sẽ được Chúa Giêsu chúc lành, thánh hoá và được cùng Ngài hưởng vinh quang trên trời. Ngược lại, nếu không hoán cải, cứ buông theo dục vọng trần thế, thì người Phan sinh tại thế là ngừơi mù quáng. Tài năng và quyền thế, hiểu biết và khôn ngoan tưởng có, tất cả sẽ bị tước mất...
Để dễ nhớ, chúng tôi xin tóm tắt Luật Dòng Phan sinh tại thế năm 1978 như sau :
CHƯƠNG I: Dòng Phan sinh tại thế
Điều 1 : Phan sinh trong Hội thánh.
Điều 2 : Dòng ba giữa Phan sinh.
Điều 3 : Luật Dòng mới ban hành.
CHƯƠNG II: Cách thức sống
Điều 4 : Chọn Tin Mừng làm chuẩn
Điều 5 : Sống Lễ tế Tạ ơn
Điều 6 : Sống bí tích Thánh tẩy
Điều 7 : Sống canh tân hoán cải
Điều 8 : Sống cầu nguyện thiết tha
Điều 9 : Tôn sùng Mẹ Maria
Điều 10 : Đức vâng lời cao cả
Điều 11 : Đức thanh bần khiêm hạ
Điều 12 : Đức trong sạch khiết tịnh
Điều 13 :Tình huynh đệ chân thành
Điều 14 : Làm xã hội hoàn hảo
Điều 15 : Công lý cần nêu cao
Điều 16 : Sống lao động cần cù
Điều 17 : Gia đình quyết chăm lo
Điều 18 : Quý trọng mọi tạo vật
Điều 19 : Là sứ giả hoà bình
CHƯƠNG III: Đời sống trong huynh đệ đoàn
Điều 20 : Sống thành huynh đệ đoàn
Điều 21 : Anh chị phục vụ, Hội đồng
Điều 22 : Huynh đệ đoàn địa phương sinh hoạt
Điều 23 : Điều kiện gia nhập Dòng
Điều 24 : Tình huynh đệ hiệp thông
Điều 25 : Chi phí cùng chia sẻ
Điều 26 : Dòng I giúp tinh thần
Ngoài
Luật Dòng, Dòng Phan sinh tại thế còn có Hiến chương, Sách Nghi thức,
Nội quy, là những văn bản pháp qui giúp áp dụng sâu sát Luật Dòng vào
hoàn cảnh thực tế của các địa phương và của thời đại.
Phúc cho những ai biết học hỏi Luật Dòng và đem ra thực hành.
Phúc cho những ai biết học hỏi Luật Dòng và đem ra thực hành.
Ban Nghiên Huấn và Tu Thư
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét