Sứ điệp Mùa Chay đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô: 2014
VATICAN.
Sáng ngày 4-2-2014, ĐHY Robert Sarah, người Guinée Equatoriale, bên Phi
châu, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Cor Unum (Đồng Tâm) đã giới thiệu Sứ
điệp Mùa Chay đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Hiện diện trong trên bàn chủ tọa cuộc họp báo còn có 2 vị Tổng thư ký và Phó Tổng thư ký của Hội đồng Đồng Tâm và ông Bà Davide Dotta và Anna Zumbo, thừa sai giáo dân tại Haiti.
Sau đây là toàn văn Sứ Điệp của ĐTC.
Hiện diện trong trên bàn chủ tọa cuộc họp báo còn có 2 vị Tổng thư ký và Phó Tổng thư ký của Hội đồng Đồng Tâm và ông Bà Davide Dotta và Anna Zumbo, thừa sai giáo dân tại Haiti.
Sau đây là toàn văn Sứ Điệp của ĐTC.
”Ngài đã trở nên nghèo để làm cho chúng ta được giàu có nhờ cái nghèo của Ngài” (Xc 2 Cr 8,9)
Anh chị em thân mến,
Nhân dịp Mùa Chay, tôi muốn cống hiến anh chị em vài suy tư có thể giúp anh chị em trong hành trình hoán cải bản thân và cộng đồng. Tôi lấy hứng từ câu nói của thánh Phaolô: ”Thực vậy, anh chị em biết lòng quảng đại của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta: Ngài giàu sang, nhưng đã trở nên nghèo vì anh chị em, để anh chị em trở nên giàu sang nhờ cái nghèo của Ngài” (2 Cr 8,9). Thánh Tông Đồ ngỏ lời với các tín hữu Kitô thành Corintô để khích lệ họ quảng đại trong việc giúp đỡ các tín hữu thành Jerusalem ở trong tình trạng túng thiếu. Những lời này của thánh Phaolô nói gì với các Kitô hữu chúng ta ngày nay? Lời nhắn nhủ trở nên nghèo khó, sống thanh bần theo tinh thần Tin Mừng
Nhân dịp Mùa Chay, tôi muốn cống hiến anh chị em vài suy tư có thể giúp anh chị em trong hành trình hoán cải bản thân và cộng đồng. Tôi lấy hứng từ câu nói của thánh Phaolô: ”Thực vậy, anh chị em biết lòng quảng đại của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta: Ngài giàu sang, nhưng đã trở nên nghèo vì anh chị em, để anh chị em trở nên giàu sang nhờ cái nghèo của Ngài” (2 Cr 8,9). Thánh Tông Đồ ngỏ lời với các tín hữu Kitô thành Corintô để khích lệ họ quảng đại trong việc giúp đỡ các tín hữu thành Jerusalem ở trong tình trạng túng thiếu. Những lời này của thánh Phaolô nói gì với các Kitô hữu chúng ta ngày nay? Lời nhắn nhủ trở nên nghèo khó, sống thanh bần theo tinh thần Tin Mừng
1/ Mùa Chay là gì? Mùa Chay kéo dài bao nhiêu ngày, bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
Mùa Chay là mùa sám hối
đặc biệt để chuẩn bị mừng lễ Vượt Qua của Đức Kitô. Mùa
Chay kéo dài 40 ngày, bắt đầu từ thứ Tư Lễ Tro và kết
thúc trước thánh lễ Tiệc Ly chiều ngày thứ Năm Tuần
Thánh.
2/ Kinh Thánh cho ta
biết con số 40 ám chỉ những biến cố lớn nào?
Con số 40 (ám chỉ) gợi
nhớ 40 năm dân Do Thái Vượt Qua trong sa mạc tiến về Đất
Hứa (Ds 14,33; 32,13), lụt Hồng Thủy kéo dài 40 đêm ngày
(St 7) và cuộc chay tịnh 40 đêm ngày của Chúa Kitô trong
rừng vắng trước khi rao giảng ơn cứu độ (Mt 4,2; Lc
4,1-2). Các Giáo Phụ cũng coi thời gian giữ chay tương
tự thời gian bốn mươi ngày ông Mô-sê ở trên núi Xi-nai (Xh
34,28), hoặc bốn mươi ngày ông Ê-li-a chạy trốn ở núi
Kho-rép (1V 19,8)...
Mùa Chay là mùa sám hối
đặc biệt để chuẩn bị mừng lễ Vượt Qua của Đức Kitô, và
nhất là nhớ lại hoặc dọn mình lãnh nhận Bí tích Thánh
Tẩy.
Mùa Chay còn là mùa
chuẩn bị các tín hữu cử hành Mầu Nhiệm Vượt Qua bằng sự
nhiệt thành nghe Lời Chúa và chuyên chăm cầu nguyện mỗi
ngày.
4/
Mùa Chay mang ý nghĩa gì?
Mùa Chay là thời kỳ sám
hối, cầu nguyện: Hội Thánh kêu gọi mọi người quay về với
Chúa, thanh tẩy tâm hồn, từ bỏ các tật xấu, hy sinh hãm
mình và làm việc bác ái.
Mùa Chay cũng là thời
gian huấn luyện đức tin của các Kitô hữu cho thêm vững
mạnh, và sâu xa hơn khi nhớ lại Bí tích Rửa Tội đã lãnh
nhận.
Mùa Chay còn là mùa
chuẩn bị cho anh chị em dự tòng đón nhận sự sống thiêng
liêng nhờ việc sống tinh thần của Bí tích Rửa Tội.
7/
Bốn phương thế Hội Thánh quen dùng trong Mùa Chay là gì?
Bốn phương thế Hội
Thánh quen dùng trong Mùa Chay là: sám hối, ăn chay hãm
mình, cầu nguyện và làm các việc bác ái.
8/
Sám hối là gì?
Sám hối là can đảm và
khiêm tốn nhìn nhận những lỗi lầm mình đã phạm.
9/
Việc chay tịnh giúp con người ra sao?
Qua việc chay tịnh, con
người nhìn nhận mình lệ thuộc Thiên Chúa, vì chính lúc
không sử dụng lương thực Chúa ban, con người mới cảm
nghiệm được tính cách bấp bênh của sức lực mình. Hơn nữa,
ăn chay là muốn bày tỏ cùng Thiên Chúa rằng: Nếu không
có Người, chúng ta không thể làm gì được; và qua việc
thực lòng nhìn nhận tính cách hư vô của mình, con người
khẩn cầu Chúa tha thứ.
10/ Theo luật Hội Thánh,
đến tuổi nào thì buộc phải giữ chay và kiêng thịt?
Theo luật Hội Thánh,
mọi người từ tuổi thành niên (tức là 18 tuổi trọn; GL
97) cho đến khi bắt đầu 60 tuổi thì buộc phải giữ chay
(GL 1252 ). Còn luật kiêng thịt buộc những người từ 14
tuổi trọn trở lên.
11/
Giáo Hội buộc ta phải giữ chay và kiêng thịt vào những
ngày nào?
Giáo Hội buộc ta phải
giữ chay và kiêng thịt vào hai ngày thứ Tư Lễ Tro và
ngày thứ Sáu Tuần Thánh (x. GL 1251). Việc chay tịnh của
Hội Thánh vào hai ngày này nói lên ý muốn đền tội và từ
bỏ tội lỗi và đó cũng là một sự chuẩn bị để mừng lễ Phục
Sinh.
12/
Phụng vụ ngày thứ Tư Lễ Tro gợi lên cho tín hữu những gì?
Phụng vụ ngày thứ Tư Lễ
Tro gợi lên cho tín hữu ý thức về thân phận thụ tạo tội
lỗi của mình. Khi nhận tro rắc lên đầu, tín hữu được
nhắc nhớ: "Hãy nhớ mình là tro bụi và sẽ trở về bụi tro".
13/
Tại sao Chúa nhật thứ VI Mùa Chay được gọi là Chúa nhật
Lễ Lá?
Chúa nhật bắt đầu Tuần
Thánh gọi là Chúa nhật Lễ Lá, vì có cuộc kiệu lá để kỷ
niệm việc Chúa Giêsu long trọng tiến vào thành thánh
Giê-ru-sa-lem để hoàn tất Mầu Nhiệm Vượt Qua của Người.
Tục lệ này khởi đầu tại Giê-ru-sa-lem vào cuối thế kỷ
thứ IV.
14/
Nghi thức làm phép lá và rước lá nhắc nhở chúng ta điều
gì?
Nghi thức làm phép lá
và rước lá nêu cao vương quyền của Đức Kitô, đồng thời
để giúp chúng ta sống lại cảnh tượng Chúa Kitô khải hoàn
tiến vào Giê-ru-sa-lem. Người muốn tỏ uy quyền và vinh
quang của Người để chúng ta bền vững, tin tưởng và trung
thành với Người.
15/
Tuần Thánh là gì?
Tuần Thánh là tuần lễ
chủ yếu của năm Phụng vụ, bắt đầu từ Chúa nhật Lễ Lá đến
Chúa nhật Phục Sinh.
16/
Trong tuần Thánh, Giáo Hội cử hành những cuộc tưởng niệm
nào?
Trong Tuần Thánh, Giáo
Hội cử hành cách đặc biệt hơn các biến cố trong những
ngày cuối cùng của Chúa Giêsu, tức là cuộc khổ nạn, cái
chết và sự Phục Sinh của Người. Trong tuần lễ này, Tam
Nhật Vượt Qua là những ngày quan trọng nhất.
17/
Hằng năm, người Do Thái mừng lễ Vượt Qua để làm gì?
Hằng năm người Do Thái
mừng lễ Vượt Qua để tưởng nhớ lại biến cố Vượt Qua Biển
Đỏ mà ngợi khen, cảm tạ Thiên Chúa đã yêu thương giải
thoát họ khỏi cảnh nô lệ Ai Cập, và nhắc nhở họ phải
sống xứng đáng là dân riêng của Chúa.
18/
Hội Thánh cử hành Tam Nhật Vượt Qua với mục đích nào?
Hội Thánh cử hành Tam
Nhật Vượt Qua để cho ta thấy trước và sống trước những
thực tại của ngày cánh chung, ngày mà Chúa Kitô sẽ tập
hợp tất cả chúng ta lại trong Nước của Cha Người. Mầu
nhiệm Thương Khó và Phục Sinh của Chúa Giêsu đã khơi mào
và bảo đảm cho ta được hưởng ngày hồng phúc ấy. Hơn nữa,
Hội Thánh dùng Tam Nhật Vượt Qua để đón nhận những con
cái mới được sinh ra trong ân sủng, để giao hòa những
hối nhân và canh tân đời sống những người đã được thanh
tẩy.
19/
Tam Nhật Vượt Qua có ý nghĩa gì đối với Kitô hữu?
Tham dự Tam Nhật Vượt
Qua, tín hữu được sống với Đức Kitô trong bữa Tiệc Ly,
theo Người lên Núi Sọ, bước vào chốn an nghỉ của Người
và chiêm ngắm Người Phục Sinh vinh hiển.
20/
Tại sao Tam Nhật Vượt Qua lại là trung tâm điểm của
Phụng vụ Kitô giáo?
Tam Nhật Vượt Qua là
trung tâm điểm của Phụng vụ Kitô giáo, bởi vì tất cả nền
Phụng vụ của Hội Thánh đều phát xuất từ mầu nhiệm Vượt
Qua của Đức Kitô: khổ nạn, chịu chết và phục sinh. Ngày
Chúa Phục Sinh là ngày lễ Mẹ của mọi ngày Chúa nhật
trong năm; Thánh Lễ nào cũng đều tưởng niệm và tái diễn
công cuộc Vượt Qua của Đức Kitô.
21/
Trong ngày thứ Năm Tuần Thánh, Hội Thánh cử hành những
nghi thức long trọng nào?
- Thánh Lễ Truyền Dầu
được cử hành vào ban sáng do Đức Giám mục Giáo phận chủ
tế cùng với Linh mục đoàn để làm phép dầu Bệnh Nhân, dầu
Dự Tòng và để thánh hiến Dầu Thánh.
- Thánh lễ tưởng niệm
bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu được cử hành ban chiều để
nhắc nhớ việc Chúa Giêsu thiết lập Bí tích Thánh Thể.
Thánh lễ này khai mạc Tam Nhật Vượt Qua.
22/
Phụng vụ chiều thứ Năm Tuần Thánh, Giáo Hội tưởng niệm
những biến cố gì?
Trước hết là tưởng niệm
bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu, việc Ngài thiết lập Bí tích
Thánh Thể và chức Linh mục, cũng như nghi thức rửa chân,
biểu tượng tình yêu phục vụ của Đức Kitô.
23/
Khi cử hành nghi thức rửa chân, Giáo Hội muốn nhắc nhở
chúng ta điều gì?
Chính vì yêu thương mà
Chúa Giêsu đã hạ mình xuống rửa chân cho các môn đệ, như
đầy tớ rửa chân cho chủ. Qua nghi thức này, Giáo Hội
muốn nhắc nhở chúng ta phải noi gương Đức Kitô trong
tinh thần phục vụ: "Phục vụ vì yêu thương".
24/
Kinh Thánh cho ta biết tâm trạng của Chúa Giêsu trong
vườn Ghết-xê-ma-ni thế nào?
Trong vườn
Ghết-sê-ma-ni, Chúa Giêsu cảm thấy sợ sệt, buồn rầu và
xao xuyến. Người đã xin Chúa Cha cho khỏi qua giờ đau
khổ, khỏi phải uống chén đắng này. Tuy nhiên, dầu sợ hãi,
Người cũng sẵn sàng chết, nếu đó là Thánh ý Chúa Cha: "nhưng
xin đừng theo ý Con, mà xin theo ý Cha".
25/
Chén đắng mà Chúa Giêsu xin Chúa Cha cho Ngài khỏi uống
ám chỉ điều gì?
Chén đắng ở đây ám chỉ
những thử thách và những đau khổ mà Đức Giêsu sắp phải
chịu. Đó chính là cuộc thương khó của Ngài.
26/
Trọng tâm của việc cử hành chiều ngày thứ Sáu Tuần Thánh
là gì? Tại sao?
Trọng tâm của việc cử
hành chiều thứ Sáu Tuần Thánh là nghi thức suy tôn và
kính thờ Thánh Giá, vì nhờ Thánh Giá mà ơn cứu độ được
ban cho chúng ta.
27/
Trên Thập Giá, Đức Giêsu đã nói những lời nào?
- Lời thứ nhất: Đức
Giêsu cầu nguyện với Chúa Cha xin Người tha cho những kẻ
làm khổ mình: "Lạy Cha xin tha cho họ, vì họ không biết
việc họ làm" (Lc 23, 34);
- Lời thứ hai: Đức
Giêsu chấp nhận lời xin của tên trộm bị đóng đanh cùng:
"Tôi bảo thật anh, hôm nay anh sẽ được ở với Tôi trên
Thiên Đàng" (Lc, 23, 43);
- Lời thứ ba: Đức Giêsu
trao gửi Thánh Gioan cho Đức Mẹ: "Thưa Bà, đây là Con Bà"
(Ga 19,26);
- Lời thứ bốn: Đức
Giêsu trao gửi Đức Mẹ cho Thánh Gioan: "Đây là Mẹ của
anh" (Ga 19,27);
- Lời thứ năm: Đức
Giêsu than thở với Chúa Cha: "Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên
Chúa của Con, sao Ngài bỏ rơi Con!" (Mt 27, 46);
- Lời thứ sau: Đức
Giêsu phó thác linh hồn cho Chúa Cha: "Lạy Cha, Con xin
phó thác linh hồn Con trong tay Cha" (Lc 23, 46);
- Lời thứ bảy: Đức
Giêsu kêu khát và sau khi uống chút giấm chua, Đức Giêsu
nói: "Thế là mọi sự đã hoàn tất". Rồi Người tắt thở. (Ga
19, 30).
28/
Khi chết trên Thập Giá, Đức Kitô muốn nói với chúng ta
điều gì?
Đức Kitô muốn nói rằng
Thiên Chúa yêu thương chúng ta vô cùng: "Không có tình
yêu nào lớn lao cho bằng tình yêu của người dám hy sinh
mạng sống mình vì người mình yêu" (Ga 15, 13).
29/
Tại sao gọi tình yêu của Thiên Chúa là tình yêu cứu
chuộc?
Chúng ta gọi tình yêu
của Thiên Chúa là tình yêu cứu chuộc vì qua hy lễ của
Đức Kitô, tình yêu Thiên Chúa giải thoát loài người khỏi
ách nô lệ tội lỗi và sự chết. (Rm 5, 8).
30/
Khi chiêm ngắm Chúa Giêsu chết trên Thập Giá, chúng ta
phải có những thái độ nào?
- Suy tôn: vì Chúa đã
chiến thắng sự chết;
- Cảm phục: vì Chúa đã
hy sinh chịu chết;
- Cảm mến: vì Chúa đã
dùng cái chết để tỏ lòng yêu thương ta;
- Tri ân: vì Chúa đã
chịu chết để chuộc tội cho ta;
- Ngưỡng mộ: vì Chúa
muốn chúng ta noi theo Người: "Ai muốn theo Ta, thì hãy
bỏ mình và vác thập giá mình mà theo";
Vì thế, chúng ta giục
lòng ăn năn tội và quyết tâm sống mỗi ngày đẹp lòng Chúa
hơn.
31/
Ngày thứ Bảy Tuần Thánh, Giáo Hội muốn chúng ta làm gì?
Ngày thứ Bảy Tuần Thánh,
Giáo Hội mời gọi chúng ta cùng với Mẹ Maria cầu nguyện
bên Mồ Chúa, cùng Người suy ngắm các đau khổ, cái chết
và việc mai táng của Chúa Giêsu trong niềm hy vọng và
tin tưởng.
32/
Trên hình Thánh Giá ở cây nến Phục Sinh, Linh mục ghim
năm hạt hợp hương mang ý nghĩa gì?
Trên hình Thánh Giá ở
cây nến Phục Sinh, năm hạt hợp hương chính là biểu tuợng
năm dấu đanh của Chúa Giêsu (dấu đanh trên cổ tay trái,
dấu đanh trên cổ tay phải, dấu đanh trên cổ chân trái,
dấu đanh trên cổ chân phải, và dấu đanh bên cạnh sườn
của Chúa Giêsu).
33/
Dấu Thánh Giá mang ý nghĩa gì?
Thánh Giá là dấu chỉ
của sự cứu độ. Khi làm dấu Thánh giá, chúng ta nhận biết
mình thuộc về Chúa Kitô và bày tỏ niềm tin vào Chúa Kitô,
Đấng đã chết trên Thánh giá để cứu chuộc chúng ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét