LINH ĐẠO DÒNG PHAN SINH TẠI THẾ (OFS) SỐNG PHÚC ÂM ĐỨC GIÊSU KITÔ-ĐI TỪ PHÚC ÂM ĐẾN CUỘC SỐNG-VÀ TỪ CUỘC SỐNG ĐỀN PHÚC ÂM

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Bên Kia Sự Sông Bất Diệt

Bên Kia Sự Sống Bất Diệt 
Trên giường hấp hối, thánh Monica đã nhắn nhủ con ngài là Augustino như sau: "Mẹ chỉ xin con một điều là hãy nhớ đến mẹ khi tới bàn tiệc thánh". Có lẽ nhiều người trong chúng ta cũng đã được nghe nhiều lời van xin tương tự phát ra từ môi miệng của những người thân của chúng ta, trước khi từ giã cõi đời Cần được thương, cần được nhớ: đó là khát vọng tự nhiên của con người. Ðể giúp ta có dịp đáp lại thỉnh cầu của những người đã đi vào thế giới bên kia và thể hiện mối tình thông hiệp "các thánh thông công", Giáo Hội ngay từ buổi đầu kỷ nguyên Kitô đã cổ động việc tưởng nhớ cầu nguyện cho những người quá cố. Những thế kỷ gần đây đã dành tháng 11 hằng năm cho việc đạo đức ấy. Hai ngày lễ mừng kính các thánh và cầu cho các linh hồn được ấn định vào hai ngày mùng một và mùng hai đầu tháng với những kinh nguyện rất ý nghĩa, nhắc chúng ta về sự hiệp thông trong Giáo Hội. Công đồng Vatican II trong hiến chế về Mầu Nhiệm Giáo Hội đã viết như sau: "Giáo Hội lữ hành hết lòng kính nhớ, dâng lời cầu cho những người đã chết, vì cầu nguyện cho họ được giải thoát khỏi tội lỗi là một việc lành thánh...". .Quỳ cầu nguyện một mình trong nhà thờ, hay ngậm ngùi đốt lên một ngọn bạch lạp tại một nghĩa trang nào đó, có lẽ ai trong chúng ta cũng cảm thấy bùi ngùi xúc động khi nghĩ đến những người thân yêu đả về với Chúa, những người chết đang hiện diện với chúng ta bằng một sợi dây liên kết thâm sâu, thắm thiết... Cái chết không còn là một chấm hết. Tình yêu mạnh hơn sự chết. Chính Tình Yêu đã làm cho những người đã chết được sống và cũng chính Tình Yêu liên kết chúng ta với những người chết, chỉ có Tình Yêu mới làm cho con người được bất tử. Chỉ có Tình Yêu mới mặc cho cho con người sự bất diệt. Mỗi lần ta hy sinh cho một người nào đó, mỗi lần ta săn sóc một người đau yếu, an ủi một người đau khổ, bênh vực một người cô thế, hay cùng với những người khác dấn thân để canh tân cuộc sống... ta đang tiến dần đến sự bất tử.Yêu thương chính là tái sinh,. Ðó phải là niềm tin của ta trong ngày hôm nay khi chúng ta tưởng nhớ và cầu nguyện cho người quá cố. Xin Chúa nâng đỡ Ðức Tin yếu kém của chúng con vì nếu Chúa chấp tội nào ai rổi được

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Chúa luôn tha thứ kẻ tội lỗi

                                Chúa luôn tha thứ kẻ tội lỗi 


Cảm nghiệm bài Tin Mừng Thánh Mác cô Chương I I câu 13-17

 Chúa Giêsu lại đi ra bờ biển hồ. Toàn thể dân chúng đến với Người, và Người dạy dỗ họ. Ði ngang qua trạm thu thuế, Chúa thấy ông Lêvi là con ông An-phê, đang ngồi ỏ đó. Người bảo ông: Anh hãy theo tôi. Ông Lêvi đứng dậy đi theo Người. Người đến dùng bửa tại nhà ông. Nhiều người thu thuế và người tội lỗi cùng ăn với Chúa Giêsu và các môn đệ, vì họ đông đảo và đã đi theo Nguời. Những kinh sư thuộc nhóm Pharisêu thấy Nguời ăn uống với những kẻ tội lỗi và người thu thuế, thì nói với các môn đệ Người như sau: Sao, ông ấy ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi. Nghe thấy thế, Chúa Giêsu nói với họ: Người khỏe mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.

 "Tôi không đến để kêu gọi nguời công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi".

  Càng đi sâu vào Phúc Âm thánh Marcô, ta được hướng dẫn khám phá những đường nét nổi bật của mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô .Chúa rao giảng Lời cứu rỗi đầy quyền năng của một vì Thiên Chúa để xua trừ ma quỷ và chữa lành các bệnh tật.. Chúa Giêsu còn chứng tỏ ngài có quyền tha tội. Rồi Ngài kêu gọi Ông Lêvi là người thu thuế, tức kẻ tội lỗi công khai bị loại trừ khỏi cộng đoàn dân Chúa, hãy theo Ngài, và chấp nhận dùng bửa với những người tội lỗi và những kẻ thu thuế. Chúa hành động hoàn toàn khác lạ với những vị lãnh đạo tôn giáo của dân Israel thời đó, Chúa không loại bỏ ai ra khỏi tình thương cứu rỗi của Chúa, Chúa đến với họ, kêu gọi họ theo làm đồ đệ của Ngài. Làm như vậy, không có nghĩa là Chúa Giêsu đồng ý nuông chiều theo những tội lỗi của con người, Chúa Giêsu đến với kẻ tội lội và kêu gọi họ hãy ăn năn quay trở về với Thiên Chúa. "Thời giờ đã nên trọn. Hãy ăn năn hối cải và tin vào Tin Mừng". Chúa đã công bố ngay từ khởi đầu tác vụ rao giảng tại miền bắc Galilêa. Chúa không loại trừ hay cô lập người tội lỗi, nhưng đến với họ, để họ cảm nghiệm được tình thương của Chúa và quay trở về. Có cảm nghiệm được tình thương nhân từ và hay tha thứ của Thiên Chúa đối với mình, ta mới có thể hiểu rõ và quý trọng điều Chúa thực hiện cho con người, khi Chúa chấp nhận bước vào trần gian, và luôn sẵn sàng tha thứ tội lỗi cho ta.. Thiên Chúa chấp nhận sự mỏng dòn yếu đuối của con người, và luôn sẵn sàng tha thứ

.Là người Phan Sinh Tại Thế,là môn đệ Cha Thánh Phan xi cô ,sống theo Tin Mừng ta hãy noi gương sống của Chúa đừng bao giờ phán đoán và loại trừ anh chị em vì những tật xấu và những tội lỗi của họ. Là những con người mang lấy thân phận tội lỗi như nhau, chúng ta đừng công kích nhau, nhưng hãy giúp nhau khám phá ra tình thương của Thiên Chúa và khiêm tốn sám hối để lãnh nhận ơn cứu rỗi. 

Lạy Chúa Giêsu, là người bạn của những kẻ tội lỗi, chúng con cảm tạ Chúa vì đã luôn luôn tha thứ và mời gọi chúng con trở về. Xin cho chúng con đừng bao giờ có thái độ khinh dễ, loại trừ anh chị em , nhưng biết giúp nhau trở về với tình thương của Chúa. Xin đừng để cho chúng con sống trong tuyệt vọng vì những lầm lỗi, nhưng luôn luôn hy vọng vươn lên và biết cộng tác với ơn Chúa mà canh tân đời sống mình.

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

ĐỨC GIÁO HOÀNG GIOAN PHAO LÔ II

                                     

VỊ GIÁO HOÀNG CỦA ĐỨC MẸ GIOAN PHAO LÔ II

Biến cố xảy ra ngày 13/05/1981 :
 Nói về Đức Gioan Phaolô, người ta không thể bỏ quên biến cố xảy ra ngày 13/05/1981 tại Quảng Trường thánh Phêrô. Hôm ấy trên xe dành riêng đang ban phép lành cho dân chúng, ngài đã bị mưu sát bằng hai phát súng, do tên Agca, người Thổ làm theo đơn đặt hàng, đứng cách ngài 20 mét. Nhưng viên đạn chỉ đi xuyên qua ổ ruột, cách động mạch vài ly, rồi rớt ngay trong xe, khiến ngài dù bị mất đến 2/3 số máu trong cơ thể, vẫn được cứu sống kịp thời. Bác sĩ bảo: nếu viên đạn cắt ngang động mạch, ngài sẽ chết tại chỗ hoặc trên đường cấp cứu. Còn Đức Gioan Phaolô lại xem đó như một sự can thiệp lạ lùng của Đức Maria, ngài bảo: viên đạn là của con người, còn đường đi của viên đạn lại thuộc về một người khác. Người ta bắn, nhưng Đức Maria đã cứu ngài. Bởi vì hôm đó là ngày 13/05, kỷ niệm Mẹ hiện ra lần đầu tại Fatima. Sau đó, khi đã bình phục, Đức Gioan Phaolô đã đến nhà tù thăm hỏi kẻ mưu sát mình, tha thứ cho hắn và đề nghị khép lại vụ án trong kín đáo của lòng thương xót. Đầu đạn định mệnh đó hiện nay, theo ý Đức Giáo hoàng, được gắn trên triều thiên Đức Mẹ tại Fatima, như một nét đẹp cụ thể xương máu của tình yêu dâng hiến. Totus tuus là sẵn sàng dâng cho Mẹ ngay cả mạng sống; Totus tuus cũng là chấp nhận hiến cho Mẹ cả đến danh dự thắng thua. Và bước vào Quảng trường thánh Phêrô, ngước lên phía bên phải, trên bức đá cẩn mosaique tựa đề Mater Ecclesiae, người ta còn nhìn thấy cảnh tượng ngày lịch sử này. Việc được chữa lành và việc tha thứ cho kẻ mưu sát mình, đó là những dấu ngoại phạm của điều mà người ta gọi là ‘bí mật thứ ba của Fatima’, tức là sứ điệp tin nhắn Đức Mẹ gửi riêng cho Đức Giáo hoàng. Tóm lại, dựa trên đời sống xuyên suốt từ khi còn trẻ cho đến lúc trên toà thánh Phêrô, nhất là vào dịp 25 năm Giáo hoàng hôm nay, người ta thấy Đức Gioan Phaolô II quả thật là người con của Đức Mẹ, là tông đồ của Đức Mẹ và cũng là Giáo hoàng của Đức Mẹ. Tháng 10 năm nay trở về cho đẹp lên 25 năm hiến dâng và phục vụ của vị Cha chung, mỗi người chúng ta cũng được mời gọi hợp lòng. Hợp lòng tạ ơn Chúa đã ban cho Hội thánh vị chủ chăn tuyệt vời như lòng Chúa mong ước trong bài Phúc âm là ‘vì Chúa mà quên thân và vì dân Chúa mà hết lòng phục vu’, hoặc như lời dẫn khởi của thư Phêrô là ‘tự nguyện, nhiệt thành và đầy gương sáng

Đức Gioan Phaolô II và Đức Gioan XXIII sẽ được phong thánh          
                                         ngày 27 tháng Tư 2014





















































                                       

Thứ hai ngày 30 tháng 9, 2013, trong Công Nghị Hồng Y đầu tiên do ngài triệu tập, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tuyên bố rằng ngài sẽ phong thánh cho hai vị Giáo Hoàng tiền nhiệm của ngài là Đức Gioan Phaolô II và Đức Gioan XXIII, vào ngày 27 Tháng 4 năm 2014. 
 Việc chọn ngày này đầy ý nghĩa. Thật vậy, ngày được chọn trùng với ngày Lễ Lòng Thương Xót Chúa, trong đó có một liên kết mạnh mẽ với Đức Gioan Phaolô II. Vị Giáo Hoàng Ba Lan đã đưa ngày lễ này vào lịch Phụng Vụ Giáo Hội Công Giáo vào năm 2000 và ngài đã qua đời lúc 21:37 ngày 2 tháng Tư năm 2005, vào đúng ngày Giáo Hội trên toàn cầu đang cử hành ngày lễ này. Đức Gioan Phaolô II đã dành hẳn tông thư "Dives in Misericordia" để nói về Lòng Thương Xót Chúa vào 1980.

 Trong trường hợp của Đức Gioan XXIII, là vị Giáo Hoàng đã triệu tập Công đồng Vatican II, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nới lỏng yêu cầu phải có một phép lạ thứ hai, có nghĩa là ngài sẽ được tuyên bố là một vị thánh, mặc dù chỉ mới có một phép lạ chính thức được Tòa Thánh xác nhận là do sự cầu bầu của ngài.

 Trong trường hợp của Đức Gioan Phaolô II, phép lạ một nữ tu người Pháp được chữa lành khỏi bệnh Parkinson đã mở đường cho án phong chân phước cho Ngài vào ngày 01 Tháng Năm 2011. Đúng vào ngày đó, một phụ nữ Costa Rica bị đứt động mạch não, đã cầu khẩn với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và đã được chữa khỏi. Tòa Thánh đã xác nhận đây là phép lạ và điều này đã dẫn đến án phong thánh cho vị Giáo Hoàng người Ba Lan. 

Sống Lạc Quan

Sống Lạc Quan

Vĩnh Khải Kỳ sống như một bậc tiên ông đạo cốt. Mình mặc áo lông cừu, lưng thắt giây, ngày ngày ông giao du sơn thủy, vui thú cầm ca, tay gảy đàn, miệng ca hát không ngừng. Một hôm đức Khổng Tử đi dạo gặp Vĩnh Khải Kỳ, ngài mới hỏi:
- Tiên sinh làm cách nào mà thường vui vẻ ca hát thế?
Khải Kỳ thưa:
- Trời sanh muôn vật, loài người cao quí nhất. Ta đã được làm người, đó là điều đáng vui. Người ta sinh ra có kẻ đui què, kẻ non yếu... mà ta thì khỏe mạnh sống lâu, thế là hai điều đáng vui. Còn cái nghèo là sự thường của thế gian, cái chết là hết sự đời. Ta nay biết vui với cảnh đời để đợi cái chết thì còn gì lo buồn nữa?

THƯ 1 GỞI TÍN HỮU THÊ-XA-LÔ-NI-CA .5,16-18

Anh em hãy vui mừng luôn mãi và cầu nguyện không ngừng.Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh.Anh em hãy làm như vậy,đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Ki Tô

Đặc tính cơ bản của người Kitô hữu.Là sống lạc quan
Kitô hữu lúc nào cũng sống lạc quan vì nhận thức được phẩm giá làm người và làm conThiên Chúa của mình. Lúc nào cũng vui sống vì được đón nhận muôn hồng ân, được Thiên Chúa yêu thương săn sóc. Lúc nào cũng yêu cuộc sống vì biết rằng đằng sau mọi gian nan thử thách trong cuộc đời, luôn có Thiên Chúa hiện diện để bảo vệ và nâng đở, để ủi an và khích lệ.
Mỗi ngày có những đau khổ, nhưng cũng lại có nhiều niềm vui. Kitô hữu luôn biết vươn mình trên đau khổ để đón nhận những niềm vui được trao ban từ tấm lòng của Thiên Chúa
Và cứ thế, ngày này qua ngày khác luôn hân hoan đón nhận cuộc đời, chu toàn sứ mệnh để rồi bình thản đi qua cái chết và tiến vào niềm hân hoan vĩnh cửu
QUÊ HƯƠNG NƯỚC TRỜI
Một cuộc sống như thế phải là điều bình thường cho những ai biết đặt trọn niềm tin vào tình yêu của Thiên Chúa.
Một cuộc sống như thế không những chỉ là nguồn vui cho riêng mình, mà còn mang hạnh phúc đến cho gia đình, cho xã hội
Sống vui vẻ, cầu nguyện và cảm tạ Thiên Chúa mọi lúc,mọi nơi đó là bí quyết sống cho mọi Kitô hữu.
Lạy Chúa, xin ban niềm vui sống cho tất cả chúng con. Amen.


Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

HIẾN CHƯƠNG NƯỚC TRỜI

 HIẾN CHƯƠNG NƯỚC TRỜI

1. Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.
2. Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp. 
3. Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.
4. Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng.
5. Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương. 
6. Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa. 
7. Phúc thay ai xây dựng hoà bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
8. Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ.

 “Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa” (Mt 5:11).: “Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế” (Mt 5:12).

  Gandhi: “Nếu những người Công giáo sống đúng theo Tin Mừng Đức Kitô thì dân tộc của tôi bớt khổ” và “Tôi sẵn sàng làm Kitô hữu nếu tôi tìm được những Kitô hữu thực thi Bài Giảng Trên Núi”.

 Trong 8 điều khoản của bản Hiến Chương Chúa Giêsu nói rất rõ ràng, để ai cũng có thể hiểu. ,nhưng đôi khi ta vẫn “ngại” hiểu, hoặc cố tình không hiểu .Thánh Phaolô cũng khuyên: “Đừng để cho sự ác thắng được mình, nhưng hãy lấy thiện mà thắng ác” (Rm 12:21).

 Chúng ta cũng xem lại chính cuộc đời mình. Các Thánh cũng là những người trần tục như ta, nhưng các ngài đã thực hiện đúng Bản Tuyên Ngôn Nước Trời, như sách Khải huyền mô tả: “Họ là những người đã đến, sau khi trải qua cơn thử thách lớn lao. Họ đã giặt sạch và tẩy trắng áo mình trong máu Con Chiên” (Kh 7:14).

Người Ki tô Hửu trong cuộc lữ hành trần gian, còn phải đối đầu với nhiều thử thách, nhất là tính xác thịt. ..Ai cũng phải đặt cuộc đời của mình trong Thập Giá của Đức Kitô. ..Tôn sùng Lòng Chúa Thương Xót là một cách hữu hiệu để làm sạch đời mình: “Phúcthay những kẻ giặt sạch áo mình, để được quyền hưởng dùng cây Sự Sống và qua cửa mà vào Thành!” (Kh 22:14).

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

Lời Chúa Là Phương Thuốc Trường Sinh

 Lời Chúa Là Phương Thuốc Trường Sinh

Chúa Giêsu đã phán “ Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra..” (Mt. 4: 4)
Chúng ta đọc và nghe Phúc Âm mà cảm thấy khô khan, là vì ta không suy gẫm Nếu ta chịu khó suy niệm về Lời Chúa nói thì rất sáng sủa mà đơn sơ như: “Anh em hãy tỉnh thức vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến…” (Mt. 24: 42) Lời Chúa muốn nói ta luôn sẵn sàng bất cứ ngày giờ nào nếu Chúa gọi ta về mà nếu ta không tỉnh thức sẵn sàng thì sẽ không bao giờ gặp Chúa, như thế ta sẽ biết ta đi về đâu rồi ! Đừng ỷ mình còn cường tráng khỏe mạnh sống lâu mà coi thường. Bất cứ chuyện gì cũng có thể xảy ra không thể biết trước được, vì thế Chúa mới cảnh báo là phải luôn sẵn sàng tỉnh thức cầu nguyện.
Lời Chúa rất êm đềm nhưng vững chắc “Các con hãy thương yêu nhau như Thầy đã yêu thương các con ” (Ga. 15: 12) hãy thương yêu nhau đó là điều cốt lõi: “Khốn cho các người, hỡi các người Pha-ri-sêu ! Các người nộp thuế thập phân về bạc hà vân hương và đủ mọi thứ rau cỏ, mà xao lãng lẽ công bình và lòng yêu mến Thiên Chúa…” (Lc. 11: 42) Chúa kết án những người Pha-ri-sêu giả hình giả nghĩa. Chúa không ghét bỏ những người Pha-ri-sêu . Bởi vì Ngài là Tình Yêu. Ngài không muốn ai bị đọa đày dưới ách tội lỗi. Như Madalenla là một cô gái điếm đầy tội lỗi mà Chúa vẫn thương yêu tha thứ, người thiếu phụ ngoại tình sắp bị ném đá cũng được Chúa thương yêu tha thứ, cho đến lúc Chúa sắp chịu chết trên Thập Giá, Ngài cũng tha thứ cho tên trộm cùng bị đóng đinh với Ngài. Nhưng những người Pha-ri-sêu kia đã ngoan cố xem trọng cái “Tôi” tức xem trọng tên tuổi địa vị của mình mà coi thường Lời Chúa giảng dạy. Họ tưởng là họ có tài đức được dân chúng trọng vọng nên không xem ai ra gì cả. Thì chính chúng ta cũng vậy, đừng nên bao giờ ỷ mình có tài có địa vị được người này kính nể người kia trọng vọng mà tự kiêu xem thường người khác. Chúa phán “Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống thì sẽ được tôn lên..” (Lc. 14: 11)
Lời Chúa chính là phương thuốc trường sinh. Đức Giêsu đã ban cho nhân loại toa thuốc trường sinh đó là lắng nghe, tuân giữ và thực thi Lời Chúa rao truyền “ Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. Ai tin và chịu phép rửa, sẽ đươc cứu độ. Còn ai không tin thì sẽ bị kết án.” (Mc. 16: 15-17)
. Chúng ta là con người yếu đuối mỏng dòn, chỉ biết cầu nguyện, cậy trông và phó thác hết vào Thiên Chúa, mọi sự sẽ được tốt lành

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

"Hãy phục vụ Chúa trong niềm vui"



   
 

Những người phục vụ Chúa với gương mặt buồn, không phải là phục vụ Chúa. Nghĩa là có hình thức công tác, nhưng không có sức sống linh hoạt. Chúa chúng ta không muốn những kẻ nô lệ phục vụ trong nước của Ngài. Vì nước Ngài là vương quốc tình thương. Chúa muốn các con của Chúa có niềm vui sống động. Vì sự vâng lời nào không từ tự nguyện cũng đều là không vâng lời. Chúa nhìn vào tâm hồn ta nếu Ngài thấy chúng ta vì bị ép buộc mà phục vụ chứ không phải vì yêu Chúa, Ngài sẽ khước từ điều ta hiến dâng.
 Phục vụ trong niềm vui chính là phục vụ bằng cả tấm lòng. Như thế mới là phục vụ thật. Khi niềm vui tự nguyện không còn nữa, tức là không còn phục vụ chân thành .Niềm vui là sức mạnh  vì niềm vui trong Chúa làm ta khang kiện.

Niềm vui giúp ta thắng vượt các khó khăn

 Một người phục vụ Chúa với niềm vui 
chứng tỏ rằng vâng lời là yếu tố chính trong đời sống người ấy.

 Bạn thân mến! bạn có phục vụ Chúa với niềm vui hay không? Chúng ta phải xác tín rằng: Theo Chúa, phục vụ Ngài là điều tự nguyện và chúng ta sống trong niềm vui thật.Hãy để cho niềm vui chứng minh rằng, chúng ta đang vinh hạnh được phục vụ một Thiên Chúa Tối Cao.
                                            
                                    TÔ MA.Ap HUỲNH VĂN THÊM.OFS
                                                                                       
                                                           14/10/2013

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

NGƯỜI PHAN SINH TẠI THẾ SỐNG BÍ TÍCH THÁNH THỂ



                  NGƯỜI PHAN SINH TẠI THẾ SỐNG BÍ TÍCH THÁNH THỂ

Luật Dòng điều 5 .Anh chị em Phan Sinh Tại Thế tìm cách khám phá con người Đức Ki tô đang sống và hành động trong tha nhân,trong Kinh Thánh,trong Hội Thánh và trong các lễ nghi phụng tự.Niềm tin đã khiến Thánh Phanxico viết ra câu.Trên trần gian nầy,tôi không thấy gì cụ thể về Người Con rất cao cả của Thiên Chúa ngoài Mình và Máu rất thánh của Người.Niềm tin ấy gợi hứng và hướng dẫn anh chị em sống Bí Tích Thánh Thể
Hành trình đi tìm Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống là một trong việc học làm môn đệ của Đức Giê-su. Hành trình đời tu của người Phan Sinh Tại Thế cũng phải trải qua nhiều giai đoạn đào tạo cho đến khi đạt tới tình trạng của một con người trưởng thành toàn diện. Để là người môn đệ của Đức Ki-tô, trước tiên phải dám từ bỏ mình, mà theo Thầy Giê-su. Theo Đức Giê-su là một ơn gọi mầu nhiệm khó hiểu đối với con người mọi thời đại. Nhưng điều này thật là dễ hiểu khi nhìn với con mắt đức tin: Không phải là người môn đệ chọn Đức Ki-tô nhưng là chính Người đã chọn. Sống ơn gọi làm môn đệ Đức Giê-su đòi hỏi người môn đệ sống những giá trị Tin Mừng để loan báo Nước Thiên Chúa cho nhân loại, như Chúa Cha đã sai Đức Giê-su đến thế gian như thế nào, thì Đức Giê-su cũng sẽ sai người môn đệ của Người vào thế gian như vậy. Thế giới hôm nay, hơn bao giờ hết, đang cần những con người dám dấn thân, dám hy sinh, dám sống quên mình vì hạnh phúc của nhân loại. Thế giới này đang đứng trước nhiều thách đố .Đó là thách đố của con người đang sống trong tình trạng xen lẫn giữa ưu sầu và lo âu, giữa vui mừng và hy vọng, và đó cũng là niềm vui và ưu sầu, hy vọng và lo âu của người môn đệ của Đức Ki-tô
Thánh Thể

Ngày nay, để sống đời tu trọn vẹn trong niềm vui không phải là chuyện dễ. Nhiều người cảm thấy khó hoà nhập với lối sống tập thể. Bởi vì Huynh Đệ Đoàn là một tổ hợp của nhiều hạng người thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều loại tính cách,… không ai giống ai mà mỗi người là một thế giới riêng biệt thì quả thực là rất khó hoà hợp. Đó là một khó khăn đòi hỏi người Phan Sinh phải từ bỏ những cá tính của mình để tìm điểm chung với những thành viên khác của cộng đoàn. với mỗi người một tính, mỗi người một sở thích, mỗi người một ý, để đi đến đồng nhất là một quá trình lâu dài. Quá trình đó, mỗi người phải đấu tranh với bản tính “ngông” tự nhiên của mình, phải cọ xát và cắt xén để con người của mình ngày càng nhạy cảm hơn với những khác biệt và những yếu điểm của anh em mình .Thánh Thể là trung tâm điểm quy tụ mọi thành phần về một tình yêu và một đức tin vào một Chúa Nơi Thánh Thể, mỗi người tìm thấy được điểm chung nơi người anh em của mình. Trong cuộc sống, có thể giữa người này người nọ có những khác biệt hay đôi lúc có những xung khắc về quan niệm hay cách sống thì khi cùng chung cử hành mầu nhiệm vượt qua của Đức Giê-su, người ta vẫn tìm thấy được sự đồng tâm nhất trí. Và hướng về một Chúa là Cha của hết mọi người. Đức giáo hoàng Gio-an Phao-lô II trong tông huấn Vita Consecrata cũng nói đến “Bí tích Thánh Thể là tâm điểm của Giáo Hội và cũng là tâm điểm của đời sống thánh hiến ..Do bản chất, Bí tích Thánh Thể là trung tâm đời sống thánh hiến của mỗi người và của mỗi cộng đoàn

                    Thánh Thể : Bàn Tiệc Hiệp Nhất


Điều mong muốn cuối cùng của Đức Giê-su nơi người môn đệ là mong họ hiệp nhất nên một (Mt 17,20-21). tin vào mầu nhiệm cao cả là Thánh Thể. Trước khi về với Chúa Cha, Đức Giê-su đã nói với các tông đồ rằng: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”(Mt 28,20). Điều này cho thấy rằng Chúa Giê-su luôn hiện diện trong cộng đoàn cầu nguyện hội họp nhân danh Chúa, nơi Lời Chúa, trong những người nghèo khổ đau yếu và tù đày (Mt 25,31-46)

                       Thánh Thể: Động lực cho sứ vụ

Người Phan Sinh  Tại Thế được kêu gọi sống Tin Mừng và làm chứng cho Tin Mừng. Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28,19-20). Thánh Gio-an, tác giả sách Tin Mừng cho ta thấy điều này rõ hơn: Ai gắn kết với Đức Giê-su thì sẽ sinh nhiều hoa trái và hoa trái ấy mới tồn tại (Ga 15,1tt).
Hành trình người Phan Sinh theo Đức Ki-tô là nhắm vào việc thực thi sứ mệnh loan báo Tin Mừng. Những yếu tố vừa nêu trên cuối cùng phải nhắm đến đích của nó là công việc tông đồ. Người Phan Sinh Tại Thế được đào tạo và được kêu gọi đạt đến mức trưởng thành về nhân bản, tri thức và tâm linh, là để thi hành sứ vụ tông đồ một cách hiệu quả nhất.
                                                        TÔ MA HUỲNH VĂN THÊM .OFS
                                                                           13/10/2013