LINH ĐẠO DÒNG PHAN SINH TẠI THẾ (OFS) SỐNG PHÚC ÂM ĐỨC GIÊSU KITÔ-ĐI TỪ PHÚC ÂM ĐẾN CUỘC SỐNG-VÀ TỪ CUỘC SỐNG ĐỀN PHÚC ÂM

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

MÙA VỌNG NIỀM MƠ ƯỚC VÀ HY VỌNG



                            MÙA VỌNG NIỀM MƠ ƯỚC VÀ HY VỌNG

Mùa Vọng là mùa hy vọng, là ước mong, là đợi chờ. Mùa nắng hạn đã qua, mùa mưa bão cũng chấm dứt, chúng ta đang hy vọng có được một mùa Giáng Sinh tươi đẹp.

Thánh Augustinô đã diễn tả một cách tuyệt mỹ niềm mơ ước và hy vọng ấy khi Ngài thưa với Chúa Giêsu: "Lạy Chúa, Chúa dựng nên con vì Chúa, cho nên hồn con sẽ mãi mãi mòn mỏi xao xuyến cho đến khi nào được nghỉ an trong Chúa". Quả thực, chỉ trong Thiên Chúa là cùng đích của mọi khát vọng, con người mới hết chờ đợi, hết ước mơ và hết hy vọng. Bao lâu còn sống là còn mỏi mòn đợi trông Đó là hạt giống mà Thiên Chúa đặt để trong trái tim của con người Còn sống là còn mò mẫm tìm kiếm.

Lịch sử của dân tộc Israel là điển hình của sự mò mẫm tìm kiếm ấy. Nhưng cũng qua dòng lịch sử ấy, Thiên Chúa đã mạc khải cho con người biết đâu là cùng đích của mọi ước mơ và hy vọng. Trong Hài Nhi Giêsu .Thiên Chúa đã cho niềm hy vọng của con người được thành tựu. Ngài là Ðấng đang đến. Ngài là Ðấng đang tác động trong từng biến cố của lịch sử con người. Chỉ có Ngài mới mang lại ý nghĩa cho cuộc sống con người. Chỉ có Ngài mới có thể thỏa mãn được tất cả mọi ước vọng của con người. Ðây chính là trọng tâm của niềm tin Kitô mà hằng năm mỗi khi mùa Vọng trở lại. Giáo Hội không ngừng mời gọi chúng ta đào sâu.

 Mọi ước mơ, chờ đợi và hy vọng của ta chỉ được thành tựu trong Chúa Giêsu Kitô mà thôi. Ngài là mọi chờ đợi và hy vọng của con người. Ngài đang đến trong từng biến cố của cuộc sống ta.

 Thảm trạng lớn nhất của con người trong cuộc sống hôm nay  là khước từ Ðấng đang đến, và như vậy cũng đánh mất ý nghĩa của cuộc sống. Ngài đã đến với dân tộc Ngài tuyển chọn, nhưng họ đã không đón nhận Ngài. Cái chết trên thập giá của Ngài vừa là biểu trưng vừa là tuyệt đỉnh của mọi khước từ. Sự khước từ vẫn tiếp tục diễn ra mỗi khi con người chối bỏ chính nhân phẩm của mình để sống theo những dục vọng và khuynh hướng thấp hèn của mình. Sự khước từ ấy vẫn tiếp tục diễn ra mỗi khi do mù quáng và ích kỷ con người chối bỏ và chà đạp phẩm giá của người anh em của mình.

Chúa Kitô vẫn tiếp tục đến một cách âm thầm và bất ngờ trong từng biến cố và gặp gỡ mỗi ngày trong cuộc sống của ta. Ngài vẫn tiếp tục đến một cách bất ngờ trong người anh em bé mọn nhất của ta. Ðó là điều Ngài muốn nói ta

Hãy tỉnh thức để không ngừng đón nhận Ngài trong từng biến cố của cuộc sống.

Ðó là sứ điệp mà Mùa Vọng hằng năm nhắc nhở cho ta. Trong phép Thánh Thể, thành quả của công lao của con người sẽ biến thành Mình Máu Chúa Kitô. Ðó là sự hiện diện mật thiết nhất mà Chúa Giêsu Kitô muốn bày tỏ cho mỗi người. Sự hiện diện này sẽ nhắc nhở cho ta, trong mọi sinh hoạt của con người, Ngài luôn có mặt và tác động bằng mọi cách thế chúng ta không thể ngờ được.

Hãy luôn tỉnh thức để đón nhận Ngài. Ðó là ơn cần thiết nhất   trong suốt Mùa Vọng

Lạy Chúa Giêsu, Chúa là ánh sáng thật, là Ðấng sáng soi tâm hồn mỗi người, là vị cứu tinh nhân loại đến trần gian và sẽ trở lại trong ngày sau hết. Chúa còn muốn đến trong tâm hồn chúng con từng giây, từng phút của cuộc sống hiện tại.

Xin đổ thêm dầu vào ngọn đèn đức tin của tâm hồn chúng con để chúng con luôn tỉnh thức và bền tâm nhận ra Chúa khi Chúa đến. Và để chúng con trở nên ánh sáng, nên chứng nhân tình thương của Chúa cho những người xung quanh chúng con

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Thánh Kinh Về Mẹ Maria trong Mầu Nhiệm Nhập Thể



                       Thánh Kinh Về Mẹ Maria trong   Mầu Nhiệm Nhập Thể
           

Mt 1:18-25

18 Sau đây là gốc tích Đức Giê-su Ki-tô: bà Ma-ri-a, mẹ Người, đã thành hôn với ông Giu-se. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần.

  19 Ông Giu-se, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo.

20 Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: "Này ông Giu-se, con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần

 .21 Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê-su, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ.

"22 Tất cả sự việc này đã xảy ra, là để ứng nghiệm lời xưa kia Chúa phán qua miệng ngôn sứ

:23 Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là "Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta."

24 Khi tỉnh giấc, ông Giu-se làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà

.25 Ông không ăn ở với bà, cho đến khi bà sinh một con trai, và ông đặt tên cho con trẻ là Giê-su.

Lc1:26-56 26
Bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét

27 gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a.

 28 Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: "Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà."

29 Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì

30 Sứ thần liền nói: "Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa

.31 Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su

.32 Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người

33 Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận

34 Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần: "Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng! "

   35 Sứ thần đáp: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa.

36 Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng.

37 Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được.

" 38 Bấy giờ bà Ma-ri-a nói: "Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói." Rồi sứ thần từ biệt ra đi.
   Lc2:1-20 1
Thời ấy, hoàng đế Au-gút-tô ra chiếu chỉ, truyền kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ.
Đây là cuộc kiểm tra đầu tiên, được thực hiện thời ông Qui-ri-ni-ô làm tổng trấn xứ Xy-ri

.3 Ai nấy đều phải về nguyên quán mà khai tên tuổi

.4 Bởi thế, ông Giu-se từ thành Na-da-rét, miền Ga-li-lê lên thành vua Đa-vít tức là Bê-lem, miền Giu-đê, vì ông thuộc gia đình dòng tộc vua Đa-vít.

    5Ông lên đó khai tên cùng với người đã thành hôn với ông là bà Ma-ri-a, lúc ấy đang có thai

6 Khi hai người đang ở đó, thì bà Ma-ri-a đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa

7 Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ.

   8 Trong vùng ấy, có những người chăn chiên sống ngoài đồng và thức đêm canh giữ đàn vậ
t.9 Bỗng sứ thần Chúa đứng bên họ, và vinh quang của Chúa chiếu toả chung quanh, khiến họ kinh khiếp hãi hung

10 Nhưng sứ thần bảo họ: "Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân

:11 Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là Đấng Ki-tô Đức Chúa

12 Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ.

"13 Bỗng có muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa rằng:


    14 "Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
    bình an dưới thế cho loài người Chúa thương."


15 Khi các thiên sứ từ biệt mấy người chăn chiên để về trời, những người này bảo nhau: "Nào chúng ta sang Bê-lem, để xem sự việc đã xảy ra, như Chúa đã tỏ cho ta biết."

16 Họ liền hối hả ra đi. Đến nơi, họ gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ
.
17 Thấy thế, họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hài Nhi này.

18 Nghe các người chăn chiên thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên.

19 Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng

.20 Rồi các người chăn chiên ra về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa, vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe, đúng như đã được nói với họ.

Mt2:7-23  7
Bấy giờ vua Hê-rô-đê bí mật vời các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện

.8 Rồi vua phái các vị ấy đi Bê-lem và dặn rằng: "Xin quý ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người.

"9 Nghe nhà vua nói thế, họ ra đi. Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông, lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại.

10 Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng.

11 Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Ma-ri-a, liền sấp mình thờ lạy Người. Rồi họ mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến

.12 Sau đó, họ được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hê-rô-đê nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ mình.

  13 Khi các nhà chiêm tinh đã ra về, thì sứ thần Chúa hiện ra báo mộng cho ông Giu-se rằng: "Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập, và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại, vì vua Hê-rô-đê sắp tìm giết Hài Nhi đấy!

"14 Ông Giu-se liền trỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập

.15 Ông ở đó cho đến khi vua Hê-rô-đê băng hà, để ứng nghiệm lời Chúa phán xưa qua miệng ngôn sứ: Ta đã gọi con Ta ra khỏi Ai-cập.

   19 Sau khi vua Hê-rô-đê băng hà, sứ thần Chúa lại hiện ra với ông Giu-se bên Ai-cập

,20 báo mộng cho ông rằng: "Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người về đất Ít-ra-en, vì những kẻ tìm giết Hài Nhi đã chết rồi.

"21 Ông liền trỗi dậy đưa Hài Nhi và mẹ Người về đất Ít-ra-en

.22 Nhưng vì nghe biết Ác-khê-lao đã kế vị vua cha là Hê-rô-đê, cai trị miền Giu-đê, nên ông sợ không dám về đó. Rồi sau khi được báo mộng, ông lui về miền Ga-li-lê

,23 và đến ở tại một thành kia gọi là Na-da-rét, để ứng nghiệm lời đã phán qua miệng các ngôn sứ rằng: Người sẽ được gọi là người Na-da-rét.

LỊCH SỬ BÀI THÁNH CA ĐÊM THÁNH VÔ CÙNG

                         LỊCH SỬ BÀI THÁNH CA ĐÊM THÁNH VÔ CÙNG


 Xuyên qua lịch sử Ki-tô giáo, bài thánh ca ĐÊM THÁNH VÔ CÙNG đã trở thành một biểu tượng chân thực cho mầu nhiệm sâu kín – đêm Thiên Chúa giáng trần của người tín hữu Ki-tô.

 Từ rất lâu, Giáng sinh không chỉ là ngày Đại lễ của người Công giáo, nhưng đã trở thành một lễ hội lớn của mọi người, thuộc nhiều xã hội và tôn giáo khác nhau. Tính phổ cập của Kitô giáo được thể hiện rất rõ qua Đại lễ Giáng sinh; đặc biệt, Giáng sinh còn gắn liền với một bài Thánh ca, tuy là Thánh ca của nhà đạo, nhưng đã được mọi giới, qua mọi thời đại, nhiệt tình đón nhận và thiết tha yêu mến. Đó là ca khúc : “Đêm thánh vô cùng”; ca khúc này có một lịch sử rất thú vị


Thật là thú vị, khi được biết ca khúc vô cùng danh tiếng ấy lại được sáng tác bởi người không phải là nhạc sĩ, trong một hoàn cảnh bất đắc dĩ, buộc phải sáng tác

Đêm vọng Giáng Sinh, tức đêm 24/12 năm 1818, cây đàn Organ của Nhà thờ Thánh Nicholas (Nicola-Kirche) ở Obendorf thuộc nước Áo đột nhiên bị hỏng. Cha xứ – là Linh mục Josef Mohr – rất bối rối, không biết tính sao; đang lúng túng thì Ngài chợt nhớ tới một bài thơ ngắn, mà Ngài đã sáng tác từ 2 năm trước đó (1816). Bài thơ rất đơn sơ này có tựa là “Đêm Thánh”. Một ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu, cha xứ muốn có một ca khúc mới dành cho lễ nửa đêm, nhưng làm sao bây giờ, vì Ngài không phải là nhạc sĩ để có thể phổ nhạc bài thơ này ? Làm sao bây giờ, khi gần hết hạn và Thánh lễ nửa đêm sắp bắt đầu ? Một ý nghĩ lại sáng lên : còn ai khác trong lúc này, ngoài Frank Gruber, là người vẫn thường chơi đàn Organ cho nhà thờ; ông là giáo viên và cũng là bạn thân của Cha.

 Thế là, Ngài đã tìm gặp ngay F. Gruber, để nhờ soạn phần giai điệu và phối âm bài thơ “Đêm thánh”, nhưng… bằng đàn Guitar. Lúc đầu, F. Gruber không đồng ý với đề nghị của J. Mohr, vì e rằng, giáo dân đến dự lễ sẽ không thích loại âm nhạc được trình bày với đàn guitar, vì vốn vẫn quen với đàn Organ xưa nay. 


Nhưng vì không còn sự lựa chọn nào khác, F. Gruber đành phải chấp nhận và bắt tay vào việc. Hết sức bất ngờ, chỉ trong vài giờ đồng hồ, phần nhạc của ca khúc được hoàn tất. Thoạt tiên, những người dự lễ tỏ ra kinh ngạc, khi nghe ca khúc được trình bày với đàn guitar, nhưng chẳng bao lâu, mọi người bị mê hoặc bởi giai điệu ngọt ngào của bài hát. Dẫu cùng niềm tin hay không, người ta cũng không thể không rung động trước những vẻ đẹp, và đặc biệt, là nét đơn sơ nhưng rất sâu sắc của bài hát.

 Chính vì thế, bài thánh ca đã lan rộng khắp địa cầu như một điều tự nhiên. Bài ĐÊM THÁNH VÔ CÙNG đã được chuyển ngữ sang nhiều thứ tiếng trên hoàn vũ. Người ta còn hát với tiếng Et-ki-mô và với thổ ngữ Ban-tu ở Phi Châu. Không có một âm hưởng nào, đời hay đạo, được quốc tế biết tới nhiều như bài thánh ca Giáng sinh khiêm nhu này của Áo quốc


. Ca khúc Giáng sinh này đã được dịch ra hơn 300 thứ tiếng trên khắp thế giới, và là một trong những bài hát được yêu thích nhất trong mọi thời đại. Ca khúc vẫn thường được trình diễn không cần nhạc đệm. Mặc dù được sáng tác bởi hai tín hữu Công giáo, nhưng bài hát này đã có một vị trí đặc biệt trong các nhà thờ thuộc Giáo hội Luther.

 Hiện nay, trong Bảo Tàng Đêm Yên lặng và Nhà nguyện kỷ niệm tại Oberndorf, mọi người còn được thấy bản viết tay bài thơ “Đêm thánh” của Cha J. Mohr. Cả bản giai điệu viết tay của F. Gruber, giai điệu chịu ảnh hưởng của âm nhạc truyền thống tại các vùng nông thôn, phảng phất những nét đặc trưng của dân ca Áo. 


SUY NIỆM

 Cả bài thơ và giai điệu của bài ca đều rất đơn sơ, giản dị, nhưng lại gây xúc động vô cùng, nên đã chinh phục được toàn thế giới. Điểm nổi bật hơn hết là, so với âm điệu của các bài thánh ca Noel khác, bài “Đêm Thánh Vô Cùng” tiêu biểu cho đêm hạ sinh một hài nhi - Thiên Chúa, đã đến với trần gian và sống với con người. Chính nhờ thế, bài Thánh ca ấy giúp cho Đại lễ Giáng sinh thêm rất nhiều ý nghĩa


Đại Lễ Giáng Sinh nhắc nhở và đòi buộc ta phải sống với mầu nhiệm Giáng sinh. Chúa cũng phải được sinh ra, phải lớn lên ở ngay trong lòng mình, ta cũng phải đổi thay, phải tự điều chỉnh để nên giống Chúa hơn qua từng ngày, ta phải thực sự ý thức, để không thể tự hài lòng và an tâm với lối sống hời hợt, nặng phần trình diễn của các hình thức lòe loẹt, ồn ào


Lạy Chúa ! Xin luôn nâng đỡ và nhắc nhở, để con biết vâng theo ý Chúa, hơn là bắt Chúa phải chiều theo ý con; nhờ thế, con sẽ có được niềm vui và sự bình an, mà Thiên thần đã ngợi ca chúc tụng, khi hài nhi Giêsu sinh ra



VINH DANH THIÊN CHÚA TRÊN TRỜI
                                                                    BÌNH AN DƯỚI THẾ CHO NGƯỜI THIỆN TÂM

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG A

                                  Theo Luật Pháp của Israel-để ngợi khen danh Chúa
                               Tại đây đã đặt ngai tòa Thẩm Phán-Ngai tòa của nhà Đa Vít


                            CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG .A
 Thánh Vịnh 122 . Thành Thánh Giê-ru-sa-lem
1
 Ca khúc lên Đền. Của vua Đa-vít.
Vui dường nào khi thiên hạ bảo tôi:
"Ta cùng trẩy lên đền thánh CHÚA! "
Và giờ đây, Giê-ru-sa-lem hỡi,
 2
 cửa nội thành, ta đã dừng chân.
Giê-ru-sa-lem khác nào đô thị
được xây nên một khối vẹn toàn.
Từng chi tộc, chi tộc của CHÚA,
trẩy hội lên đền ở nơi đây,
để danh CHÚA, họ cùng xưng tụng,
như lệnh đã truyền cho Ít-ra-en.
5
 Cũng nơi đó, đặt ngai xét xử,
ngai vàng của vương triều Đa-vít.
 6
 Hãy nguyện chúc Giê-ru-sa-lem được thái bình,
rằng: "Chúc thân hữu của thành luôn thịnh đạt,
7
 tường trong luỹ ngoài hằng yên ổn,
lâu đài dinh thự mãi an ninh."
 8
 Nghĩ tới anh em cùng là bạn hữu,
tôi nói rằng: "Chúc thành đô an lạc."
Nghĩ tới đền thánh CHÚA, Thiên Chúa chúng ta thờ,
Tôi ước mong thành được hạnh phúc hỡi thành đô
              
  
                            Alleluia,Alleluia.Lạy Chúa,xin tỏ lòng từ bi Chúa cho chúng con,
                                                      Và ban ơn cứu rỗi cho chúng con.Alleluia