LINH ĐẠO DÒNG PHAN SINH TẠI THẾ (OFS) SỐNG PHÚC ÂM ĐỨC GIÊSU KITÔ-ĐI TỪ PHÚC ÂM ĐẾN CUỘC SỐNG-VÀ TỪ CUỘC SỐNG ĐỀN PHÚC ÂM

Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

ĐẠI LỂ THÁNH PHANXICÔ ASSISI (4/10 ) NGÀY THỨ NHẤT TAM NHẬT THÁNH


       

 



Chiều nay (1/10/2014), lễ mừng kính thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, cũng là ngày khai mạc tam nhật mừng lễ thánh Phanxicô Assisi lúc 17 giờ 30 tại nhà thờ giáo xứ Đakao – Sài Gòn.


Thánh lễ khai mạc, cha Giuse Vũ Liên Minh, OFM, Phó Giám tỉnh đã chủ tế thánh lễ và chia sẻ về chủ đề: Hành trình đi tìm kiếm “Thần tượng” của thánh Phanxicô. Trong bài chia sẻ, cha chủ tế đã lưu ý đến một hiện trạng thực tế: nhiều người trẻ ngày nay cuồng nhiệt đi tìm cho mình những thần tượng; họ bắt chước theo lối sống bề ngoài của các thần tượng…Tuy nhiên, sự đam mê theo đuổi một thần tượng nào đó chưa thể đánh giá là tốt hay xấu, nhưng chính cách thức theo đuổi thần tượng mới làm ta trở nên tốt hoặc xấu. Thánh Phanxicô đã theo đuổi những thần tượng, và cuối cùng ngài đã từ bỏ những thần tượng của thế gian để say mê một thần tượng duy nhất là Đức Giêsu chịu đóng đinh bằng một tình yêu mãnh liệt.


Thánh lễ kết thúc. Mọi người ít nhiều thầm mong ước được noi gương thánh Phanxicô yêu mến Chúa nhiều hơn.



NGÀY THỨ NHẤT TAM NHẬT THÁNH











Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

KHÚC NHẠC YÊU THƯƠNG


Bà Coretta King, vợ của cố mục sư Martin Luther King, đã ghi lại trong quyển hồi ký của bà như sau:

Martin ra trước cửa nhà. Một cách nào đó, đây là giờ phút quan trọng nhất của cuộc đời của anh.

Trước đó vài hôm, một quả bom đã được quăng vào nhà. Vợ và con anh suýt bị sát hại. Ðây là thử thách đầu tiên nặng nề nhất mà anh phải chịu đựng. Ðồng thời nó cũng là trắc nghiệm để xem anh có thể sống nguyên tắc Kitô và thuyết bạo động mà anh hằng rao giảng không. Anh xuất hiện một cách bình thản trước đám đông người da đen đang sôi sục hận thù.

Khi anh vừa giơ tay lên làm hiệu thì mọi tiếng động bỗng như dừng lại. Anh đã chiếm lĩnh được tâm hồn mọi người, từ những người đứng tuổi đến các bạn trẻ bốc đồng nhất, từ các cảnh sát viên cho đến những người sợ hãi đang đứng nép bên các bậc thang trước cổng nhà.

Với một giọng nói bình tĩnh, nhẹ nhàng, anh khuyên nhủ mọi người như sau:

"Vợ tôi và con gái tôi vẫn bình an. Tôi xin anh em hãy trở về nhà và hãy buông khí giới. Chúng ta không thể giải quyết vấn đề bằng bạo động. Chúng ta phải yêu thương những người da trắng anh em của chúng ta, dù họ có làm gì cho chúng ta đi nữa. Chúng ta phải làm cho họ hiểu rằng chúng ta yêu thương họ thật sự. Chúng ta phải sống như thế đó: nghĩa là lấy tình thương đáp trả hận thù".

Lời kêu gọi trên đây của mục sư Luther King và cái chết của ông là một bản sao trung thành nhất của Tin Mừng: đó là Tin Mừng của Ðấng yêu thương và yêu thương cho đến chết trên thập giá...


Vào tù ra khám, bị đòn vọt, trải qua trăm nghìn gian lao khốn khổ do những người không tiếp nhận Tin Mừng gây ra .

Thánh Phaolô vẫn có thể khuyên nhủ các tín hữu Roma như sau:

"Hãy chúc lành cho kẻ bắt bớ, chúc lành chứ đừng chúc dữ. Hãy vui với kẻ vui, hãy khóc với kẻ khóc. Cùng nhau tâm đầu ý hợp. Ðừng qúa cao vọng về mình. Trái lại, hãy biết bỏ mình, chuộng phần yếu kém... Ðừng lấy ác báo ác: điều thiện trước mắt mọi người, hãy cố quan tâm. Hãy sống an hòa với mọi người... Anh em thân mến, hãy sống an hòa với hết thảy mọi người. Ðừng báo oán. Chớ để sự dữ thắng được ngươi, nhưng hãy lấy lành mà thắng dữ".

Những lời khuyên nhủ trên đây của Thánh Phaolô trở thành khuôn vàng thước ngọc trong mọi giao tiếp và gặp gỡ của chúng ta với mọi người.

Là người Kitô hữu sống Tin Mừng Đức Giêsu Kitô tôi luôn đặt trọn niềm tin vào Thiên Chúa.Tôi tin Ngài luôn yêu thương tôi và bạn.

"Hãy tin nơi bạn, vì bạn là hình ảnh của Thiên Chúa.

Hãy tin ở ngày hôm nay vì mỗi phút chứa đựng một dịp may để phụng sự Chúa.

Hãy tin ở những người xung quanh của bạn vì bạn hữu là điều quan trọng cho một cuộc sống hạnh phúc.

Hãy tin ở hiện tại vì hôm qua đã qua đi và ngày mai sẽ không bao giờ đến.

Hãy tin vào lòng thương xót của Thiên Chúa vì Ngài tha thứ cho bạn. Và bạn hãy tha thứ cho chính mình và cho anh em.

Thiên Chúa không bao giờ thất vọng về chúng ta và Ngài mời gọi chính chúng ta cũng đừng thất vọng về chính mình. 


Mỗi một may mắn là một dịp để chúng ta dâng lời cảm tạ và chúc tụng Chúa.

 Mỗi một lần thất bại và đau khổ là khởi đầu của một nguồn ơn dồi dào vì.Thiên Chúa luôn yêu thương chúng ta.

 Mỗi một lần vấp phạm là bàn đạp để chúng ta vươn cao hơn. Bởi vì trong tất cả mọi sự . Thiên Chúa luôn yêu thương chúng ta.

Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài. Và Người Con Một đó đã yêu đến nỗi đã tự phó nộp mình và chết trên thập giá.

                              Lạy Chúa 
Ngài là Ðá Tảng, là nơi nương tựa duy nhất của anh chị em Kitô hữu chúng con .Chúng con xin tín thác vào Chúa .Amen.






Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

CHỨNG NHÂN TIN MỪNG HÔM NAY




Damascus - Một người phụ nữ chứng kiến vụ sát hại ba người Công Giáo ở Ma'loula, một ngôi làng Kitô giáo ở Syria bị quân nổi dậy thánh chiến Syria tấn công, đã cung cấp những chi tiết về cái chết của họ cho Thông tấn xã Công Giáo Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng cho các Dân Tộc.

Đức Thượng Phụ Grégoire III (Loutfi) Laham, người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Melkite Hy Lạp, đã chủ sự tang lễ của họ tại Damascus.

Theo tường thuật của Fides thì quân nổi dậy xông vào "nhiều gia đình thường dân hôm 07 Tháng Chín, phá hủy nhà cửa và khủng bố người dân, phá hoại tất cả những ảnh tượng thánh.


 Tại một ngôi nhà, có ba người đàn ông Công Giáo Hy Lạp: Mikhael Taalab, người anh em họ của ông là Antoun Taalab, Sarkis el Zakhm, cháu trai của Mikhael, và một người phụ nữ, người thân của họ, người đã thuật lại những gì đã xảy ra".

Bài báo cho biết thêm: "Những người Hồi giáo đã yêu cầu mọi người có mặt phải cải đạo sang Hồi giáo.
 Sarkis trả lời dứt khoát: ‘Tôi là một Kitô hữu, và nếu muốn giết tôi bởi vì tôi là một Kitô hữu, thì hãy cứ giết’. 

Người đàn ông trẻ tuổi cùng với hai người kia đã bị những kẻ máu lạnh sát hại. Người phụ nữ bị thương và được cứu sống một cách lạ lùng, sau đó bà được đưa đến một bệnh viện ở Damascus".

Nếu người người, ai ai cũng nhìn nhau và đối xử với nhau như đối xử với chính Chúa Giêsu, thì có lẽ hận thù, chiến tranh , chếc chóc  sẽ không bao giờ có lý do để tồn tại trên mặt đất này. 

Sự vắng bóng của Thiên Chúa trong xã hội, hay đúng hơn sự vô tình của con người để không nhận ra Thiên Chúa trong cuộc sống: đó là đầu mối của mọi thứ bất hòa, chiến tranh, xáo trộn trong xã hội.

Chối bỏ Thiên Chúa cũng có nghĩa là chối bỏ con người. Sự băng hoại của những xã hội xây dựng trên chủ thuyết vô thần là một bằng chứng hùng hồn về hậu quả của sự chối bỏ Thiên Chúa. Khi con người chối bỏ Thiên Chúa, con người cũng chà đạp con người...

Con người là hình ảnh cao quý của Thiên Chúa đến độ Ngài đã trở thành con người và tự đồng hóa với con người. Từ nay, con người chỉ có thể nhận ra Ngài trong mỗi người anh em của mình . Thánh thiện hay tội lỗi, giàu sang hay nghèo hèn, bạn hữu hay thù địch: mỗi một con người đều là hình ảnh của Thiên Chúa và chỉ có xuyên qua tình yêu đối với con người, con người mới có thể đến với Thiên Chúa...

"Không có tình yêu nào cao quý bằng tình yêu của người thí mạng sống vì người mình yêu". Chúa Giêsu đã tuyên bố như thế và Ngài đã đi đến cùng cam kết của Ngài. Cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá không những là sự thể hiện của sự độc ác dã man của con người, nó còn là dấu chỉ của mối tình của một người đã yêu và yêu cho đến cùng...

Cái chết hy sinh vì người khác, Chúa Giêsu muốn luôn được tiếp tục qua cuộc sống của người Kitô. Ðã có rất nhiều người đã lập lại cái chết đó qua suốt lịch sử của Giáo Hội và hiện nay, còn biết bao nhiêu người vẫn còn tái diễn cái chết đó qua những bàn tay độc ác dã man của quân khủng bố IS.

Qua lệnh truyền của một bạo chúa,  một chiếc đầu rơi trong ngục tối. đã kết thúc cuộc đời của thánh Gioan Tẩy Giả
 Gioan Tẩy Giả đã sống để nói lên sự thật và đã chết để bảo vệ sự thật: sự thật về hiện tình của xã hội, sự thật về thực trạng của từng cá nhân và sự thật về chính mình.
Mọi Kitô hữu chúng ta cũng được kêu mời để đáp lại tiếng gọi. Và mặc dù không ai có thể tái diễn vai trò của thánh Gioan Tẩy Giả, nhưng mọi Kitô hữu phải tiếp diễn sứ mệnh của ngài trong mọi hoàn cảnh mình đang sống.
 Ðó là sứ mệnh làm chứng nhân cho Chúa Giêsu.
                                      
                                 Ngày thứ hai 29/9/2014







Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

LẮNG NGHE VÀ SỐNG LỜI CHÚA



 Trình thuật trong Tin Mừng  Đức Giêsu ghé thăm gia đình của Martha. Nơi đây, Ngài nhận được sự đón tiếp nồng nhiệt của của hai chị em Martha và Maria. Tuy hai cách đón tiếp khác nhau, nhưng đều thể hiện sự kính trọng, yêu mến mà hai cô dành cho Đức Giêsu. Tuy nhiên, kết quả lại khác nhau, bởi vì hệ tại ở hành vi lựa chọn. 
     Cuộc đời là một sự lựa chọn không ngừng
Kinh nghiệm trong cuộc sống làm người cho chúng ta thấy: có rất nhiều điều cần phải “lựa” và “chọn”, và có lẽ trong suốt cuộc đời, chỉ có lần sinh ra và chết đi là ta không có quyền chọn lựa .

Và trong mỗi sự chọn lựa đều có giá trị của nó, và ta phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về chính ta qua sự chọn lựa của mình. 

Nếu lựa chọn đúng thì sẽ đem lại hạnh phúc. Lựa chọn sai thì sẽ dẫn đến sự bất hạnh.

Nhưng củng thật hạnh phúc thay cho những ai biết quyết định và lựa chọn đúng với thánh ý của Thiên Chúa.

Qua trình thuật trong Tin Mừng cho chúng ta thấy: Martha lựa chọn phục vụ Chúa qua việc nấu nướng để thiết đãi Chúa một bữa ăn thịnh soạn.
Còn Maria thì lựa chọn việc ngồi để lắng nghe Chúa nói.

 Nếu Martha thể hiện lòng kính trọng và yêu mến Chúa qua việc nấu ăn, thì Maria cùng một lòng kính trọng và tình yêu mến Chúa như Martha, nhưng Maria thì thể hiện cách khác là lắng nghe Lời Chúa.
 Hai công việc đều phát xuất từ lòng mến và được khởi đi từ sự kính trọng.


 Qua hai thái độ đều tốt. Nhưng giá trị thì lại khác nhau.  Chúa khen và nói Maria đã chọn phần tốt nhất, còn Martha có thể đã chọn phần tốt hoặc tốt hơn chứ chưa phải là tốt nhất

                Lắng nghe lời Chúa là điều tốt nhất 

Thật vậy, lắng nghe Lời Chúa và đem ra thực hành phải là điều quan trọng nhất bởi vì: mọi sự sẽ qua đi, nhưng Lời Chúa vẫn luôn tồn tại đến muôn đời.
 Kinh Thánh Tân Ước đã ca ngợi Mẹ Maria là người luôn suy đi nghĩ lại Lời Chúa trong lòng (x. Lc 2,19.51).
 Vì thế, Đức Giêsu đã khen Mẹ trước mặt mọi người: “Mẹ và anh em tôi chính là những ai nghe Lời Thiên Chúa và đem ra thực hành” (Lc 8,21). 

 Đức Giêsu chính là kho tàng quý giá mà Thiên Chúa Cha đã đem trồng vào trong mảnh vườn nhân loại. Sống trong Ngài là được trở nên nghĩa thiết với Ngài và được Ngài yêu thương, để Ngài ở đâu, chúng ta cũng sẽ được ở đó với Ngài. phần tốt nhất và sẽ không bị ai lấy mất".




            Lời Chúa trong đời sống Giáo Hội 

Giáo Hội được sinh ra và sống bằng Lời Chúa. Vì thế, “Giáo Hội luôn tôn kính Thánh Kinh như chính Thân Thể Chúa”.

Khi dành cho Lời Chúa một vị trí quan trọng và ngang hàng với chính Chúa như thế, Giáo Hội muốn xác tín niềm tin của mình vào sức mạnh vạn năng của Lời ấy:

“Lời Chúa có một sức mạnh và quyền năng có thể nâng đỡ và tăng cường Giáo Hội, ban sức mạnh đức tin cho con cái Giáo Hội, là lương thực linh hồn, nguồn sống thiêng liêng, tinh tuyền và trường cửu cho con cái Giáo Hội.”

 Giáo Hội luôn mời gọi con cái của mình hãy siêng năng đọc Thánh Kinh, suy gẫm và đem ra thực hành cách sống động trong gia đình, lối xóm, giáo xứ và trong bất cứ môi trường nào.

Qua kinh nghiệm  tôi sống  trong Dòng Phan Sinh Tại Thế qua linh đạo .Sống Phúc Âm Đức Giêsu Kitô ,đi từ Phúc Âm đến cuộc sống và từ cuộc sống đến Phúc Âm ,tôi nhận thấy .Nếu chúng ta am tường và hiểu biết Thánh Kinh càng nhiều, thì đời sống đạo của chúng ta càng sống động hơn.

Như Thánh Giêrônimô đã nói: “Không biết Thánh Kinh là không biết Chúa Kitô” .

Yêu mến Thánh Kinh không chỉ thể hiện qua việc phổ biến sách Thánh Kinh, mà còn là siêng năng đọc Lời Chúa và thực hành trong đời sống cụ thể của mình, đọc Lời Chúa không những để hiểu về Chúa mà còn để tìm hướng đi cho cuộc đời và đào sâu

      "Kiến thức siêu việt về Đức Giêsu Kitô".

 Đây chính là điều cao trọng nhất để ta thể hiện lòng yêu mến Chúa trọn vẹn. Nếu yêu mến Chúa mà không giữ Lời Chúa thì nói dối , mà giữ Lời Chúa như một hình thúc cứng ngắc, thậm chí chỉ giữ trong nhà thờ thì ta sẽ bị rơi vào tình trạng giữ đạo hình thức, hời hợt bên ngoài cho có lệ .

 Nếu đời sống đạo của chúng ta đúng như vậy, thì chẳng khác gì là người mang danh đeo cái mác Công Giáo, chứ thực ra không phải là người mang Đạo trong mình. 

Nhưng để nghe được tiếng Chúa và kết hợp với Ngài cách mật thiết, chúng ta cần phải loại bỏ một số thứ không cần thiết; đồng thời phải lựa chọn ưu tiên cho việc thinh lặng nội tâm. Làm được như thế, tâm hồn chúng ta hoàn toàn thuộc về Chúa và để chúng ta dễ nhận ra tiếng Chúa trong Thánh Kinh, trong cuộc sống và qua lương tâm.

Lời Chúa phải chiếm địa vị quan trọng nhất trong cuộc đời ta, và khi thực hành Lời Chúa phải là điều chúng ta quan tâm thực sự , để trong cuộc sống, chúng ta làm cho Chúa được hiện tại hóa trong lời nói, cử chỉ, hành động của mỗi người chúng ta.

                                         
Lạy Chúa
Xin cho mỗi người chúng con biết chọn Chúa làm chủ tể đời chúng con. 
Xin cho chúng con biết yêu mến và lắng nghe Lời Chúa bằng thái độ của người môn đệ. 
Và xin cho chúng con biết đem Lời Chúa ra để thực hành trong cuộc sống hiện tại. Amen.














Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

DŨNG KHÍ TRƯỚC NHỮNG CƠN CÁM DỖ

Thánh Bênêđictô đã trải qua ba năm sống một mình trong núi. Ma quỷ thường hay cám dỗ ngài trở về quê nhà với đời sống tiện nghi và thoải mái. Tuy nhiên, thánh nhân đã vượt qua những cám dỗ này bằng các việc cầu nguyện và đền tội.
Một ngày kia, ma quỷ lại tiếp tục cám dỗ Bênêđictô, nghĩ tưởng đến một phụ nữ xinh đẹp, mà có lần Bênêđictô đã gặp thấy ở thành Rôma. Ma quỷ cố gắng làm cho thánh nhân trở về tìm lại bà ấy. Bênêđictô dường như sắp nhượng bộ cơn cám dỗ này. Nhưng thay vào đó, thánh nhân đã sốt sắng cầu nguyện và đền tội nhiều hơn. 
Và từ đó trở đi, đời sống của Bênêđictô rất bình an. Bênêđictô không còn cảm thấy những cơn cám dỗ cuồng loạn như thế nữa.

Không riêng gì các Thánh, mà bất cứ ai sống trên trần gian này, đều phải chịu thường xuyên các cơn cám dỗ hằng ngày. Đó là một thách đố  của con người.
Trong 40 ngày chay tịnh, Chúa Giêsu không ăn gì cả, và khi hết thời gian đó, thì Người thấy đói. Bấy giờ, quỷ nói với Người:”Nếu ông là Con Thiên Chúa thì truyền cho hòn đá này hóa bánh đi!” Nhưng Chúa Giêsu đáp lại:
 “Đã có lời chép rằng: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh,
                                         (Lc 4, 3-4)
        Nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra.” 
                                           (Mt 4, 4)

Bản năng con người , khi cơ thể đói khát, yếu đuối, mệt nhọc, kiệt sức. Đây là cơ hội cho ma quỷ lợi dụng thao túng cám dỗ, khiến con người dễ sinh tật đói làm nhiều điều xằng bậy.
Chúng cám dỗ Chúa hãy kiêu căng tự phụ vì là Con Thiên Chúa. Nếu Chúa nghe theo lời xúi giục, thì làm sao Người còn vâng lời Chúa Cha, mang lấy thân phận con người, để rồi chịu hy tế,làm giá máu cứu chuộc cho nhân loại.

 Khi con người có cuộc sống ổn định, bớt lo toan cái ăn cái mặc, thì tôi lại muốn ăn ngon mặc đẹp, tôi lại ước muốn thỏa mãn những đòi hỏi vật chất xa hoa, cao cấp .
 Tôi dần dần biến thành nô lệ cho bản năng, cho chính nhu cầu giả tạo. Khi đã êm ái lọt vào vòng kiểm tỏa của ma quỷ, tôi đương nhiên bị vong thân, đánh mất niềm cậy trông vào Chúa Quan Phòng, hoàn toàn xa lìa Chúa.

                     Cám dỗ thế quyền
Cám dỗ bản năng thất bại, ma quỷ quay ra cám dỗ quyền lực thế gian. Một thứ mà hầu hết ai ai cũng mê say, ai ai cũng cố gắng tìm cho mình một danh phận, một chỗ đứng, ít ra cũng để hãnh diện với đời. Hơn nữa, quyền lực còn đem lại của cải, sung túc, giàu có, đặc quyền, đặc lợi, cho bản thân và cả dòng tộc con cháu. Tệ hại hơn, khi “quyền lực luôn luôn thu hút những kẻ không có đạo đức. 

Rồi quỷ nói với Người:“Tôi sẽ cho ông toàn quyền cai trị cùng với vinh hoa lợi lộc của các nước này, vì quyền hành ấy đã được trao cho tôi, và tôi muốn cho ai tùy ý. Vậy nều ông bái lạy tôi, thì tất cả sẽ thuộc về ông.
” Đức Giêsu đáp lại: “Đã có lời chép rằng:“Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của người, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi.” (Lc 4, 6-8)

Quyền lực chân chính luôn đem công lý, hòa bình và hạnh phúc, còn quyền lực đen nô lệ hóa cả dân tộc. Trong Cộng Đồng, hay Cộng Đoàn, Giáo Phận, hoặc Giáo xứ, đôi khi cái bả quyền lực còn trầm trọng gây nên phân hóa, chia rẽ, cục bộ, phe nhóm, vì bị lạm dụng phục vụ cho thói háo danh, háo chức, háo quyền, địa vị. 

 Ngay trong tế bào của xã hội, thói gia trưởng gia đình cũng là môi trường gay gắt tranh giành quyền lực giữa vợ chồng. Đôi bạn phối ngẫu cũng vì quyền lực mà có thể xào xáo, chia rẽ, ly thân, ly dị .


“Thiên Chúa là bí quyết của nhà lãnh đạo: Ngài ban uy quyền và không bỏ ai dựa vào quyền năng của Ngài để lãnh đạo. Tinh thần khiêm nhường và lòng bác ái là căn bản; Phúc Âm của Ngài hướng dẫn nhà lãnh đạo.” (Đường Hy Vọng, số 871)

                     Cám dỗ thần quyền

Khi thách thức Thiên Chúa, người ta muốn hạ bệ Ngài, muốn nâng mình lên ngang hàng với Ngài,  là mối tội đầu, tội kiêu căng bắt nguồn từ thời nguyên thủy, khi Adam và Eva ăn trái cây biết lành biết dữ. Tánh kiêu ngạo biến tướng dưới nhiều hình thức, như lộng ngôn, phạm thượng và chống báng Thiên Chúa.

Ma quỷ bộc lộ xúc phạm công khai đến Thiên Chúa, khi thách thức Chúa Giêsu gieo mình từ nóc Đền Thờ xuống, Người đáp lại:
 “Đã có lời rằng: Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi.” (Lc 4, 12)

Chúng ta mỗi khi khẩn cầu xin Chúa những điều gì mà không được như ý, thì lại mau ngã lòng, trách cứ Chúa quay mặt làm ngơ, không chịu thương ban. Nhiều khi còn đặt điều kiện với Chúa khi kêu xin: “Nếu Chúa ban cho con ơn này, thì con sẽ xin vô phục vụ cho nhà Chúa”…( trường hợp nầy là có thực nhưng không thực hiện ) Tôi đã vô tình hạ thấp Chúa xuống, như một đối tượng giao dịch, kỳ kèo .Tôi đã xúc phạm vô cùng nặng nề đến Chúa, khác chi ma quỷ dám mạo phạm thách đố Chúa nhảy xuống khỏi nóc Đền Thờ!

Lạy Chúa Giêsu, thế gian đang muốn gạt bỏ Chúa sang một bên. Xin Chúa ban cho anh chị em Kitô hữu chúng con thêm sức mạnh, thêm dũng khí để thoát khỏi những cám dỗ nguy hiểm, những tà thuyết vô thần, mà luôn noi gương Thánh Bênêđictô cầu nguyện, để chống trả vượt qua mọi cơn cám dỗ


Lạy Mẹ Maria, xin ban cho con tấm lòng khiêm nhường và vâng phục theo Thánh Ý Chúa như Mẹ, để con có thể thoát khỏi những chước cám dỗ ngày càng tinh vi của ma quỷ dai dẳng hàng ngày .



ĐỪNG KHEN AI CÓ PHÚC .TRƯỚC KHI HỌ LÌA ĐỜI




.Lúc 6 giờ sáng người gác cổng mở cửa cho vị Linh Mục Tuyên Úy bước vào. Cha được đưa thẳng đến một phòng giam nhỏ không cửa sổ chỉ có duy nhất cửa ra vào. Tại đây có mặt ông giám đốc nhà tù, ông biện lý và vài nhân vật khác. Mấy phút sau tử tội được hai lính canh dẫn tới.

Anh cao lớn. Bước vào phòng, anh dừng lại trước mặt các nhân vật cao cấp. Mọi người đứng lên. Ông Biện Lý cao giọng đọc bản cáo tội như muốn nói với tù nhân rằng anh quả thật đáng chết. Ông cũng loan báo giờ xử giảo đã điểm. Tử tội hoàn toàn xúc động. Anh muốn nói vài lời nhưng người ta ra hiệu cho anh phải im lặng. Sau đó các nhân vật cao cấp của nhà tù rời phòng giam. Chỉ còn lại vị Linh Mục Tuyên Úy với tử tội có hai lính canh đứng kèm.

Vị Linh Mục bắt đầu nói chuyện với tử tội:
- Anh đã lãnh bí tích Rửa tội chưa?
Anh đáp:
- Con không nhớ rõ. Có lẽ rồi, ngày con còn nhỏ và bị bệnh nặng gần chết.

Vị Linh Mục tiếp tục hỏi chuyện, vì đây là lần đầu tiên hai người gặp nhau. Dần dần thấy tử tội tỏ dấu mong muốn trở thành Kitô hữu nên vị Linh Mục hỏi:
- Anh có muốn được rửa tội không?
Với nét mặt thật điềm tĩnh anh đáp:
- Thưa Có, con muốn được Rửa tội!

Vị Linh Mục mở túi da mang theo có đủ vật dụng cần thiết để ban các bí tích trong trường hợp khẩn cấp. Cha trang trọng rửa tội cho anh. Trước khi đóng túi da lại vị Linh Mục nhìn tử tội, suy nghĩ do dự một lúc. Sau cùng Cha hỏi:
- Anh có muốn rước lễ lần đầu không?
Bằng thái độ trang trọng tử tội đáp:
- Thưa Cha có!
Vị Linh Mục không do dự nữa. Cha chuẩn bị dâng Thánh Lễ, mặc dầu đây là chuyện ít khi xảy ra trong hoàn cảnh tương tự.

Khung cảnh phòng giam vẫn như cũ nhưng bầu khí đã đổi khác. Chung quanh bàn dâng Thánh Lễ có tử tội với hai lính canh và vài người khác. Mọi người sốt sắng tham dự Thánh Lễ trong đó tử tội rước lễ lần đầu và cũng là lần cuối.

Bên ngoài phòng giam, nhà tù bắt đầu ồn ào náo động. Sáng hôm đó đài phát thanh loan báo một người tù sẽ bị treo cổ nơi đám đất công cộng nằm sát bên nhà tù. Tù nhân không xa lạ với đám đông vì là tên cướp khét tiếng với không biết bao nhiêu vụ giết người. Có đến 2000 người đến chứng kiến cảnh treo cổ tù nhân. Trước trụ treo cổ, người ta đặt một micro, để nếu tử tù muốn thì có thể ngỏ lời với đám đông, theo thủ tục của nước Trung Phi.

Mọi người im lặng như tờ. Tử tội xuất hiện. Người ta đưa đến gần anh cái micro và anh chấp thuận ngỏ lời. Anh bắt đầu xưng thú công khai tất cả tội lỗi và nhìn nhận án tử hình tương xứng với tội lỗi tầy đình anh đã phạm. Rồi bằng một giọng chậm rãi, rõ ràng, anh nói:

- Ước gì tất cả những ai từng chứng kiến cảnh tôi ăn chơi phung phí và có lần ước mơ sự giàu sang cùng của cải của tôi thì hãy chiêm ngắm thân xác đáng thương của tôi hôm nay bị treo lên đây như là hậu quả của một cuộc sống tội lỗi bất lương! Tôi xin làm bài học để quý vị nhìn tôi mà suy nghĩ rồi hãy từ bỏ con đường xấu để bước theo con đường tốt.
 Ăn cắp và giết người là hai trọng tội. Cùng người thân trong gia đình dòng tộc và bạn bè, xin mọi người đừng than khóc về cái chết bất hạnh nhưng đáng tội của tôi. Bằng cách nào đi nữa thì có một ngày tôi cũng sẽ phải chết.
 Xin các tín hữu Công Giáo đang có mặt cầu nguyện cho tôi để linh hồn tôi không bị trầm luân với thân xác hư nát này. Có người kết tội tôi. Người khác chế nhạo tôi. 
Nhưng trước mặt Chúa, trong lúc này đây, tôi hoàn toàn ăn năn thống hối về mọi tội lỗi tôi đã phạm. Tôi vừa được hồng phúc rước Đức Chúa GIÊSU Thánh Thể vào lòng tôi .. Một trong số những người đồng lõa với tôi đang còn bị giam. Nhưng anh vô tội vì chỉ mình tôi là thủ phạm. Tôi xin hãy thả anh ra.

Nói xong, tử tội tự tiến lại gần trụ treo cổ, tự bước lên mấy bậc cấp và tự tròng cổ vào dây thắt cổ .. Thân xác anh treo lủng lẳng giữa khoảng không. Sau mười lăm phút dài bất tận .. anh trút hơi thở cuối cùng.
 ”Phúc lành của THIÊN CHÚA là phần thưởng cho người đạo hạnh, trong giây lát Người làm cho phúc lành nở rộ như hoa .. Ngày gặp vận may, người ta quên nỗi bất hạnh, và ngày gặp bất hạnh, người ta chẳng nhớ đến vận may. Trong ngày mệnh chung, trả cho con người theo lối họ đã sống,đối với THIÊN CHÚA là chuyện thật dễ dàng. Khổ cực một giờ làm quên lạc thú, đến cuối đời, công việc của con người mới lộ ra. 
Đừng khen ai có phúc trước khi họ lìa đời, vì nhìn vào con cái, người ta sẽ biết họ” (Sách Huấn Ca 11,22-28).
                     Ngày 25 tháng 9 năm 2014(16h30 )


Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

QUYỀN CON NGƯỜI

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Tôn trọng các nhân quyền căn bản và tự do tôn giáo là góp phần thăng tiến và phát triển thiện ích quốc gia đỉch thực.
---------------------------------------------------------------------------
Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định như trên trong bài phát biểu trước các giới chức chính quyền Albania trong chuyến viếng thăm nước này Chúa Nhật 21-9-2014.
                                     ------------------
 Đức Thánh Cha nói: Chúa Giêsu đem tình yêu của Thiên Chúa đến trần gian và muốn phổ biến nó qua sự hiệp thông và tình huynh đệ. Người thành lập một cộng đoàn gồm Mười Hai Tông Đồ, và sai họ cùng với 72 môn đệ khác đi rao giảng Tin Mừng, theo một kiễu rất đơn sơ, đi vào từng nhà một và nói lời chào binh an ”Bình an cho nhà này”. Đây không chỉ là một lời chào, mà còn là một ơn nữa. ơn bình an.
 Hôm nay, khi đến quảng trường dâng kính một người con gái khiêm tốn nhưng cao cả của vùng đất này, là chân phước Mẹ Tệrexa Cacutta, tôi muốn lập lại lời chào ấy: bình an cho nhà của anh chị em, bình an cho con tim của anh chị em, bình an cho quốc gia của anh chị em
.Ngày15 tháng 8/2014 Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết 2161 lên án bọn khủng bố Hồi Giáo IS phạm tội ác chống nhân loại

Bày tỏ "những lo ngại rất nghiêm trọng" trước hiện trạng là nhiều vùng rộng lớn của Iraq và Syria đang phải nằm dưới sự kiểm soát của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo và Mặt Trận Al-Nusra, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã cáo buộc 6 tên đầu sỏ của bọn khủng bố Hồi Giáo IS là Abdelrahman Mouhamad Zafir al Dabidi al Jahani, Hajjaj Bin Fahd Al Ajmi, Abou Mohamed al Adnani, Said Arif, Abdul Mohsen Abdallah Ibrahim al Charekh và Hamid Hamad Hamid al-Ali đã phạm vào những tội ác chống nhân loại.


Ngày mùng 10 tháng 12 năm 1948, Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc đã long trọng tuyên bố bản tuyên ngôn quyền con người...
Bản tuyên ngôn nhân quyền đã khẳng định rằng: Tất cả mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng trong phẩm giá và quyền lợi, và mỗi một cá nhân, không phân biệt chủng tộc, màu da, phái tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến, nguồn gốc dân tộc hay xã hội... đều được hưởng mọi quyền lợi và tự do, được công bố trong bản tuyên ngôn.

Các quyền cơ bản sau đây: quyền được sống, được tự do và được đảm bảo an ninh cá nhân, quyền không bị bắt làm nô lệ, quyền không bị tra tấn hay chịu những hình phạt độc ác, vô nhân đạo hay chà đạp phẩm giá con người, quyền được bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng, quyền được nại đến sự xét xử của những tòa án quốc gia có thẩm quyền, quyền không bị bắt giữ, giam cầm hay đày ải trái phép, quyền không bị độc đoán vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín, quyền được đi lại, quyền được cư trú, quyền được một quốc tịch, quyền được kết hôn và lập gia đình, quyền được sở hữu, quyền được tự do tư tưởng, lương tâm, tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do phát biểu, tự do hội họp .Ðó là một số những quyền và tự do cơ bản của con người.

 Thảm kịch của chiến tranh đã cho nhân loại mỗi lúc một hiểu rằng hòa bình chỉ thực sự có khi con người biết tôn trọng quyền lợi và tự do căn bản của con người.

 Ngược lại, nơi nào quyền con người bị phủ nhận và chà đạp, thì cho dẫu không có chiến tranh đẫm máu, người ta chỉ sống trong một thứ hòa bình giả tạo

Nhìn nhận và tôn trọng quyền con người là bổn phận hàng đầu của người Kitô hữu chúng ta , vì chúng ta tin nhận rằng con người đã được tạo dựng giống hình ảnh của Thiên Chúa và được cứu rỗi bằng chính Máu của Ðức Kitô. Ðó là tất cả phẩm giá của con người.

Với ý thức ấy, người Kitô hữu luôn được kêu mời để nhận ra hình ảnh và sự hiện diện của Thiên Chúa trong mọi người và mỗi người, nhất là những người kém may mắn, cùng khổ nhất.


 Mẹ Têrêxa Calcutta, người được giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 1979 vì công tác phục vụ người nghèo tại Ấn Ðộ, đã xác quyết về công cuộc của Mẹ: đó là cái nhìn tôn trọng đối với người nghèo.   với người nghèo Mẹ có dịp ở với Chúa Giêsu 24 giờ mỗi ngày. Mẹ nói: "Họ là Chúa Giêsu đối với tôi. Tôi tin tưởng ở điều đó còn hơn là làm những điều lớn lao cho họ".

Nhìn những người nghèo, những người cùng khổ, những người bị xã hội tước đoạt mọi quyền lợi và bị đẩy ra bên lề, như chính hiện thân của Chúa Giêsu: đó phải là cái nhìn và động lực của mọi hoạt động của người Kitô hữu chúng ta. Là tôn trọng nhân quyền, và bệnh vực nhân quyền .

Nhìn lên thập giá Chúa Giêsu Kitô và trong niềm hiệp thông với Mẹ Têrêsa chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta được tiếp tục tin yêu, được tiếp tục nhìn thấy ánh sáng phục sinh giữa những đêm tối của khổ đau, thử thách.

 Chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho không biết bao nhiêu người ,biết bao gia đình đang quằn quại trong đau đớn của thể xác, trong cô đơn của tâm hồn. Xin cho họ được nâng đỡ, ủi an và tìm được niềm tin.

                 Xin hiệp lời cầu nguyện cùng Đức Thánh Cha : 
”Lạy Chúa, xin Chúa giúp chúng con. Xin Chúa ban hòa bình, xin Chúa dậy chúng con hòa bình, xin Chúa hướng dẫn chúng con tới hòa bình. Xin mở mắt và trái tim chúng con và ban cho chúng con sự can đảm nói ”không bao giờ chiến tranh nữa”. Với chiến tranh mọi sự đều bị tàn phá, Xin đổ vào trong chúng con sự can đảm có các cử chỉ cụ thể để xây dựng hòa bình. Xin làm cho chúng con sẵn sàng lắng nghe tiếng kêu của các công dân, xin chúng con biến đổi khí giới thành các dụng cụ của hòa bình, các sợ hãi của chúng con thành niềm tin tưởng và các căng thẳng của chúng con thành sư tha thứ. Amen.”
                                           Ngày 23/9/2014


Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

CHÚA BIẾT MỌI SỰ -CHÚA BIẾT CON YÊU MẾN CHÚA.


Khi trao trọng trách lãnh đạo Giáo Hội cho Phêrô, Đức Giêsu không hỏi ông có bao nhiêu bằng cấp, bao nhiêu tài năng, nhưng chỉ hỏi một điều duy nhất:       
         “Anh có yêu mến Thầy không?” 
Yêu mến chính là điều kiện căn bản của người môn đệ đích thực. Vì có yêu mến Chúa, Phêrô mới yêu mến đoàn chiên của Chúa; vì yêu mến Chúa, Phêrô mới dám hy sinh mạng sống vì Chúa  vì Giáo Hội của Ngài. Như thế, yêu mến Chúa chính là nền tảng ơn gọi và sứ vụ của những ai muốn theo Chúa, đặc biệt trong ơn gọi thánh hiến.
Trình thuật Tin Mừng Ga 21, 1-19 ghi lại cuộc đối thoại thân tình giữa Đức Giêsu Phục Sinh và Phêrô tại biển hồ Tibêria. Thánh Gioan kể rằng, sau một đêm vất vả mà chẳng bắt được con cá nào, Phêrô và sáu tông đồ khác đều thất vọng và mệt mỏi. Ngay lúc ấy, Đức Giêsu hiện đến với các ông và ban cho các ông mẻ cá lạ lùng. Ngài còn đãi các ông một bữa điểm tâm thịnh soạn với bánh và cá nướng trong bầu khí thân mật đượm tình thầy trò. Khi các môn đệ ăn xong .
Đức Giêsu tiến về phía Phêrô và hỏi: “Này anh Simon, con ông Gioan, anh có yêu mến Thầy không?”
 Câu hỏi này xem ra rất đơn giản, nhưng đối với Phêrô lại rất khó trả lời, vì chỉ vài ngày trước đây ông đã công khai chối Thầy đến ba lần ,mà bây giờ lại nói là “thương Thầy” thật mâu thuẩn cho Phêrô! Tuy nhiên, Phêrô đã vượt qua mặc cảm tội lỗi này để nói lên lòng thống hối của ông trước Thầy và trước mặt anh em: 

“Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy”
                              (Ga 21, 15).

Theo tường thuật Tin Mừng Đức Giêsu không chỉ hỏi Phêrô “có yêu mến Thầy không?” một lần nhưng tới ba lần. Hỏi như thế không phải vì Đức Giêsu không biết rõ tấm lòng của Phêrô. Càng không phải là Ngài muốn trách khéo Phêrô về chuyện ông đã chối Thầy ba lần.
 Trái lại, hơn ai hết Đức Giêsu hiểu rõ Phêrô yêu mến Ngài thật lòng. Nhưng còn các tông đồ khác? Làm sao họ có thể hiểu được lòng yêu mến chân thành của Phêrô dành cho Thầy, để cảm thông cho ông khi họ tận mắt chứng kiến ông đã chối Thầy? 
Vì thế, Đức Giêsu đã tế nhị tạo cơ hội này để Phêrô có thể giãi bày lòng mình, và để ông lấy lại danh dự của người “Tông đồ trưởng của Nhóm Mười Hai” trước mặt anh em.
Lời chất vấn của Đức Giêsu: “Này anh Simon, con ông Gioan, anh có mến Thầy không?” đã giúp Phêrô nhận ra thân phận mỏng dòn của ông và nhận ra tình thương đặc biệt Chúa dành cho ông. Trước đây Phêrô từng hùng hồn tuyên bố trước Đức Giêsu và mọi người rằng: 
“Dẫu tất cả có vấp ngã vì Thầy đi nữa thì con đây cũng chẳng bao giờ vấp ngã” (Mt 26, 33).
 Ông còn quả quyết: “Dầu có phải chết với Thầy, con cũng không chối Thầy” (Mt 26, 34). 
Tuy mạnh miệng như thế nhưng chỉ vài tiếng đồng hồ sau, khi Đức Giêsu bị bắt và bị kết án tử, Phêrô đã khăng khăng chối:
 “Tôi không biết người ấy” (Mt 26, 74). 
Nơi Phêrô, bề ngoài xem ra mạnh mẽ, can trường, nhưng bên trong lại mềm yếu, nghi nan, và nhát sợ. Phêrô tưởng mình sẽ đứng vững nhưng ông đã vấp ngã. 
Ông tưởng lòng tin của ông  sẽ không bao giờ lay chuyển, nhưng giờ đây đã lung lay tận gốc. Vì quá dựa vào sức mình nên “Đá tảng Phêrô” ngày nào giờ đây đã tan thành mây khói …. Từ kinh nghiệm cay đắng ấy, Phêrô ý thức hơn về thân phận yếu hèn của mình, để cậy dựa hoàn toàn vào tình thương và sức mạnh của Chúa.
Một khi nhận ra sự dòn mỏng của mình, Phêrô không dám dựa vào mình để trả lời câu hỏi Đức Giêsu mà khiêm tốn

 “Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự, Thầy biết con yêu mến Thầy” (Ga 21, 17). 

 Phêrô nhìn nhận rằng Chúa thấu suốt tâm can của ông, Ngài biết rõ những yếu đuối, những lầm lỗi và cũng biết rất rõ tình yêu của ông. Lời thưa ngày nào “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16) là “do bởi Thần Khí” linh hứng, nhưng lời đáp trả hôm nay chính là tiếng nói phát xuất từ con tim đơn thành của ông dành cho Chúa. Ba lần lặp đi lặp lại lòng mến vào Chúa giúp Phêrô xác tín vào tình thương của Chúa hơn và để Chúa tự do dùng Phêrô cho chương trình của Chúa. Như thế, lòng mến đã trở thành điều kiện tiên quyết Chúa muốn Phêrô phải có trước khi trao sứ vụ cho ông: “Hãy chăn dắt chiên con… Hãy chăn dắt chiên mẹ của Thầy.”
Khi chọn gọi và trao sứ mệnh cho Phêrô, Đức Giêsu đã chấp nhận  ông đã lớn tuổi, là một ngư phủ ít học, tính tình nóng nảy, bộc trực, nông nổi, và phản bội. 

Ngài đã chấp nhận tất cả những bất toàn và không hề thất vọng về Phêrô, Ngài chỉ đòi Phêrô một điều kiện duy nhất là YÊU MẾN NGÀI. Chính lòng yêu mến Chúa sẽ giúp giúp Phêrô đứng dậy sau những vấp ngã. Chính lòng yêu mến sẽ giúp Phêrô vượt qua mọi thử thách để can đảm ra đi rao giảng và làm chứng cho Chúa bằng cuộc sống và cái chết của mình.

Câu hỏi ngày nào Đức Giêsu đặt ra cho Phêrô thì hôm nay Ngài cũng đang đặt ra cho chính mỗi người chúng ta, và đặc biệt cho tân khấn sinh:
 “Này Trần Lê Thanh Hoàng con có yêu mến Thầy không?” 
Và tự mỗi người sẽ có câu trả lời của riêng mình! 

Nhìn lại hành trình ơn gọi tôi xác tín rằng, chúng ta được Chúa gọi không phải vì chúng ta xứng đáng, thánh thiện hay tài năng … nhưng đơn giản là vì chúng ta được Chúa thương. 

Đời Tu được đặt trên nền tảng của những người cảm thấy mình được Thiên Chúa yêu thương. 
Vì được Chúa yêu thương nên chúng ta muốn đáp lại tình yêu của Ngài.
 Chúng ta tự nguyện theo Chúa trong ơn gọi thánh hiến , chúng ta theo Chúa vì xác tín rằng chúng ta được Chúa yêu thương tuyển chọn cách huyền nhiệm ,là mau mắn đáp lại tình yêu ấy bằng chính cuộc sống của mình.
Cũng như Phêrô, chúng ta cảm nghiệm sâu xa sự bất xứng của mình trước tình thương vô biên của Chúa. 
Trong khiêm tốn thẳm sâu của tâm hồn, chúng ta chỉ dám thưa lên: “Lạy Chúa, Chúa biết mọi sự, Chúa biết con yêu mến Chúa.” 
Chúa biết chúng ta yêu Chúa trong thân phận mỏng dòn của mình. Có lúc chúng ta rất mạnh mẽ, quyết tâm sống chết với Chúa, nhưng rồi cũng có những lúc chúng ta lại chối Chúa….
Nhưng với tình yêu thương vô bờ Chúa vẫn mời gọi, tuyển chọn và hiến thánh chúng ta cho Chúa và cho Giáo Hội Chúa. Tình yêu của Chúa lớn hơn sự bất toàn, yếu đuối của chúng ta. Vì thế, với trọn niềm tín thác, chúng ta dám can đảm hiến dâng hiến toàn thân cho Chúa qua việc tuyên giữ ba Lời Khấn: Khiết Tịnh, Khó Nghèo và Vâng Phục, vì chúng ta tin rằng: 
“Ơn của Chúa đã đủ cho chúng ta, vì sức mạnh của Chúa được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối của chúng ta”
Là những người được hiến thánh cho Chúa, chúng ta biết rằng một khi tuyên xưng: “Con yêu mến Chúa” là chúng ta chấp nhận đi vào con đường hẹp của Tin Mừng, con đường chết đi cho chính mình để sống lại với Chúa trong vinh quang Phục Sinh. Cụ thể, để thể hiện lòng yêu mến Thiên Chúa, chúng ta không chỉ tuyên xưng lòng mến ấy trên môi miệng, nhưng còn bằng chính đời sống của chúng ta, một đời sống chan hòa yêu thương như lời Bài ca Đức Ái 
 “Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả” (1Cr 13,4-7).

 “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em” (Ga 15,16). 

Để đáp lại tình yêu của Chúa, chúng ta dâng lên Ngài lòng mến  được thể hiện qua sự quảng đại, sẵn sàng dâng hiến toàn thân cho Chúa để Ngài sử dụng chúng ta theo thánh ý Ngài trong công trình cứu chuộc thế giới. 

 Để như Phêrô, chúng ta hân hoan thưa lên: “Chúa biết mọi sự, Chúa biết con yêu mến Chúa!”

                                     Chúa Nhật 21/9/2014


THÁNH LỄ KHAI GIẢNG LỚP CHỦNG SINH DỰ BỊ KHÓA 10


THÁNH LỄ KHAI GIẢNG 
LỚP CHỦNG SINH DỰ BỊ KHÓA 10
NIÊN KHÓA 2014--2015

CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE 
SÀI GÒN
LÚC 10H NGÀY 20/9/2014

Khi con nghe tiếng kêu mời,gọi con đi gieo niềm tin mới.Con nay như thấy ngỡ ngàng ,vì Chúa đã đoái thương chọn con.Rồi một ngày Thánh Thần Chúa,đã đến thánh hiến con cho Ngài.Sai con đi khắp mọi nơi ,rắc gieo tin vui cho mọi người






CHÁU GIUSE TRẦN LÊ ANH HOÀNG
Bác và Cháu cùng sống đời Thánh Hiến
Bác theo Dòng Cháu theo Triều











                                     XIN CÁC BẠN CẦU NGUYỆN CHO CHÁU          
                  XIN CHÚA LUÔN BAN ƠN BỀN ĐỔ TRONG ĐỜI THÁNH HIẾN

                                                            TẠ ƠN CHÚA





Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

CHIẾC ÁO NGƯỜI KITÔ HỮU.LÀ YÊU THƯƠNG


Vua Friedrich Wilhelm cai trị nước Phổ vào khoảng đầu thế kỷ thứ 18. Ông nổi tiếng là người nóng nảy khó tính. Ông không thích những nghi thức rườm rà. Ông chỉ thích đi dạo một mình giữa các đường phố Berlin. Thích sống đơn giản, nhưng ông lại rất nhạy cảm với bất cứ một sự xúc phạm nào của thần dân. Nếu chẳng may có người nào chạm đến ông giữa đám đông, ông sẽ không ngần ngại dùng gậy đập túi bụi vào người đó. Thành ra, khi thấy đức vua đang đi đến, mọi người đều tìm cách lẩn tránh.

Lần kia, khi ông dang đi giữa phố Berlin, một người đàn ông đang đi tới, bỗng lẩn tránh đi nơi khác. Vừa ngạc nhiên, vừa bực tức vì dân chúng lẩn tránh mình, vua Friedrich mới chận người đàn ông lại và hỏi lý do tại sao ông ta lẩn tránh đi nơi khác. Người đàn ông luống cuống mãi, cuối cùng đành phải thú nhận rằng sở dĩ ông ta lẩn tránh nhà vua là vì sợ hãi. Nghe đến đó, vua Friedrich nổi tam bành, ông túm lấy vai người đàn ông đáng thương, vừa lắc mạnh, vừa thét lên: "Tại sao ngươi dám sợ ta. Ta là vua của ngươi. Ngươi phải yêu mến ta. Ngươi phải yêu mến ta, ngươi có biết điều đó không?".

Chỉ có con người mới biết yêu bởi vì chỉ có con người mới có tự do. Không ai có thể cưỡng bách người khác phải yêu mình... Tạo dựng con người có tự do, Thiên Chúa vẫn luôn tôn trọng tự do ấy. Ngài không cưỡng bách con người phải yêu mến Ngài, nhưng chỉ mời gọi và tỏ tình. Bằng công cuộc tạo dựng, bằng cuộc sống và cái chết của Con Một Ngài, Thiên Chúa đã tỏ tình với con người... 


Ngài mời gọi chúng ta hãy ngắm nhìn Ngài trong cảnh bị treo trên thập giá . Cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá đã gắn liền với tội lỗi của từng người trong chúng ta.

Một cách nào đó, mỗi người chúng ta cũng là một diễn viên của vở tuồng Thương Khó Chúa Giêsu. Mỗi người chúng ta được mời gọi để sống chính tâm tình của Chúa Giêsu. Tâm tình của Chúa Giêsu trong cuộc khổ nạn chính là cảm mến, vâng phục, yêu thương đối với Chúa Cha và quảng đại, tha thứ đối với tha nhân. Ngắm nhìn Ngài trên thập giá, chúng ta cũng được mời gọi sống lại tâm tình ấy. Và đó cũng chính là sức sống của người Kitô chúng ta, bởi vì người Kitô luôn được mời gọi để sống cho Thiên Chúa và tha nhân...
 Giữa sa mạc nóng cháy, một tiếng suối róc rách là cả một nguồn hy vọng tràn trề cho những ai đang đói khát... Giữa một xã hội khô cằn tình người, giữa một xã hội mà những giá trị tinh thần và đạo đức đã bị bóp nghẹt, chứng từ của người tín hữu Kitô cần thiết hơn bao giờ hết. Giữa biển khơi mù mờ, có biết bao kẻ chới với đang cần một chiếc phao của chữ tín, của lòng thành, của lòng quảng đại, của sự tha thứ...

Người tín hữu Kitô phải sống thế nào để người ta có thể nói; Niềm tin vào cuộc sống, ý nghĩa của cuộc đời vẫn còn cháy sáng giữa xã hội.

Người tín hữu Kitô phải sống thế nào để người ta có thể nói: Thiên Chúa vẫn tiếp tục yêu thương con người.

Người tín hữu Kitô phải sống thế nào để người ta có thể nói: Con người vẫn có thể yêu thương nhau và sống cho nhau.

Người tín hữu Kitô phải sống thế nào để người ta có thể nói: Tôn giáo không là thuốc phiện mê hoặc quần chúng, nhưng là sức mạnh để cải thiện xã hội.


Trong quyển sách có tựa đề "Những sự thuộc về Chúa Thánh Thần", Ðức Gioan Phaolô II đã viết như sau: "Ðức Kitô đến để mang lại niềm vui: niềm vui cho con cái, niềm vui cho cha mẹ, niềm vui cho gia đình và bạn hữu, niềm vui cho công nhân và trí thức, niềm vui cho người bệnh tật, già cả, niềm vui cho toàn nhân loại. Theo đúng nghĩa, niềm vui là trọng tâm của sứ điệp Kitô và ý lực của Phúc Âm. Chúng ta hãy là sứ giả của niềm vui".

Nhưng niềm vui không phải là một kho tàng có sẵn: nó đòi hỏi phải được kiến tạo. Người ta kiến tạo niềm vui bằng cách làm cho người khác được vui. Càng chia sẻ, càng trao ban, niềm vui càng lớn mạnh.

 Nếu chúng ta muốn người khác "vui lòng" để ban ân huệ cho chúng ta, thì có lẽ chúng ta phải làm cho lòng mình vui lên bằng bộ mặt vui tươi hớn hở của chúng ta, bằng những chia sẻ vui tươi của chúng ta, bằng những nụ cười vui tươi của chúng ta, bằng những chịu đựng vui tươi của chúng ta.



Thiên Chúa tạo dựng con người để được sống hạnh phúc và hạnh phúc ngay từ trên cõi đời này. Do đó, hạnh phúc không chỉ đến trong cuộc sống mai hậu, hạnh phúc không hẳn nằm ở ngoài tầm tay với con người. Kitô giáo không chỉ hướng chúng ta đến hạnh phúc đời sau, nhưng còn mời gọi chúng ta hưởng niềm hạnh phúc ấy trong cõi đời này.

Mang lấy thân phận con người, nhập cuộc vào trần gian này, Chúa Giêsu như mang hạnh phúc Thiên Ðàng đến với con người. Ngài mời gọi chúng ta hưởng niềm hạnh phúc ấy, Ngài nói với chúng ta rằng cuộc sống trần gian này là một cuộc đời đáng sống. Chấp nhận cuộc sống, chấp nhận chính bản thân, chấp nhận ngay cả những nghịch cảnh trong cuộc sống: đó chính là bí quyết của hạnh phúc trên đời này.

Bí quyết của hạnh phúc cũng chính là biết đón nhận những niềm vui nhỏ trong cuộc sống mỗi ngày. Có sống xa gia đình, chúng ta mới nhung nhớ những ngày sống bên những người thân. Có những lúc nằm quằn quại trên giường bệnh, chúng ta mới thấy được giá trị của sức khỏe... Cuộc sống của chúng ta tràn ngập những niềm vui nhỏ mà chỉ khi nào mất đi, chúng ta mới cảm thấy luyến tiếc.

"Hãy quẳng gánh lo đi và vui sống": đó là lời kêu gọi Chúa Giêsu không ngừng nhắn gửi cho chúng ta khi Ngài mời gọi chúng ta chiêm ngắm hoa huệ ngoài đồng và chim chóc trên rừng... Hãy quẳng gánh lo đi và vui sống có nghĩa là đón nhận từng phút giây trong cuộc sống với cảm mến và hân hoan


Có Thiên Chúa trong ánh mắt, nhìn thấy Thiên Chúa trong mọi người, chúng ta sẽ thấy rằng đời có ý nghĩa,để luôn luôn nhận ra được bộ mặt Tình Yêu của Thiên Chúa trong mọi người.

                                       Ngày 20/9/2014