LINH ĐẠO DÒNG PHAN SINH TẠI THẾ (OFS) SỐNG PHÚC ÂM ĐỨC GIÊSU KITÔ-ĐI TỪ PHÚC ÂM ĐẾN CUỘC SỐNG-VÀ TỪ CUỘC SỐNG ĐỀN PHÚC ÂM

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

ĐỨC TIN GIỮA CUỒNG PHONG


                                                 

                                                     
                                    ĐỨC TIN GIỮA CUỒNG PHONG


                                                CHÉN THUỐC NẦY KHÓ UỐNG

Câu chuyện cách đây gần nửa thế kỷ. Chính xác là 47 năm qua, khoảng thời gian khá dài sánh với đời người, lúc ấy tôi còn nhỏ, đang học tiểu học, nhưng tôi vẫn còn nhớ rất rõ hình ảnh về một người phụ nữ trẻ, trước và sau trận cuồng phong ập đến cuộc đời người phụ nữ bất hạnh ấy... (tên nhân vật trong truyện đã thay đổi)

Chị Lệ Kha là một cô gái quê hiền hòa và xinh đẹp, nhà chị cạnh nhà thờ của một Giáo Xứ lớn ở miền quê. Mẹ chị bị mù vì một cơn bệnh sau khi đã có hai đứa con gái, chị là đứa con lớn. Lúc ấy chị hiểu được nỗi buồn mênh mông của Cha mình.


Cha chị đi lính miền Nam và đóng quân gần nhà. Chị không chịu lập gia đình, vì muốn được ở nhà chăm sóc người mẹ mù. Đó cũng là cách yêu thương và chia sẻ nỗi buồn của Cha mình, chị nghĩ thế. Chị thường nói với đứa em gái:


- Em có chồng nhé, còn chị sẽ ở vậy để nuôi cha mẹ khi già yếu.

Điều chị nói chắc là thật lòng, nên đã khá lớn tuổi rồi mà chị vẫn không chịu lập gia đình, mặc dù có nhiều người lên tiếng làm thân với chị, nhưng chị đều từ chối.


Hằng ngày chị lo mua bán, chủ yếu là nghề bán hàng xáo (xây lúa bán gạo, cám…) kiếm đồng lời tiếp cha lo chăm sóc người mẹ mù lòa và đứa em gái nhỏ hơn chị 10 tuổi. Chị luôn quanh quẩn bên gia đình khi làm xong công việc. Chị không thích đi chơi đây đó và không lo gì cho riêng mình. Chính vì thế, chòm xóm và nhiều trai làng yêu mến chị.


Cha chị thì hay bận việc đời lính, nhà có hai chị em với người mẹ mù, tuy thế, cuộc sống gia đình vẫn ấm áp, bình yên, cho đến một ngày kia…


                      Một trận cuồng phong bất ngờ thổi đến…

 
1965

- Kha ơi, qua đây giữ em dùm mình, mình kẹt có việc một chút. - Cô hàng xóm, bạn của chị Lệ Kha, nhà bên cạnh gọi.

Lúc ấy khoảng 20g, chị Lệ Kha định ngủ, thời điểm đó ở quê chưa có điện. Nghe gọi, chị đi qua nhà bạn. Bước vào nhà, người bạn đứng phía trong nói vọng ra:


- Chờ mình một chút.


Ngay lúc ấy, chị Lệ Kha nhìn thấy chàng trai đứng chờ sẵn trong nhà. Anh ta tên Nh. Anh ta yêu chị Lệ Kha và theo đuổi từ lâu, nhưng anh ta là người nổi tiếng sở khanh, từ lâu chị luôn từ chối mọi cuộc gặp gỡ với hắn.


Ngay khi gặp Nh., Chị Lệ Kha muốn quay về nhà, nhưng vì nghĩ tới bạn mình, nên chị nán lại chờ bạn.


Tên Nh. chào chị Lệ Kha, rồi bước vào bếp. Hắn vội bước trở ra, trên tay bưng một cái tô lớn. Lúc ấy chị Lệ Kha đang nhìn chỗ khác, tránh ánh mắt của hắn.

Hắn gọi chị Lệ Kha:

- Cô hai…

Chị Lệ Kha quay lại nhìn hắn.

Hắn nói tiếp:

- Chén thuốc này chắc khó uống lắm.

Ngay tức khắc, bằng một động tác thật nhanh và chính xác, hắn tạt “tô thuốc” ấy vào mặt chị Lệ Kha. Vì vừa mới nhìn lại đối diện với hắn, gương mặt chị Lệ Kha hứng trọn “tô thuốc” ấy!

Cái mà hắn gọi là “chén thuốc khó uống” ấy, chính là tô a-xít nguyên chất. Chị Lệ Kha đã bị tạt a-xit!

Chị la lên thất thanh:

- Cha ơi, chết con rồi!

Chị lăn lộn trên sàn nhà, gào thét inh ỏi.

Cha của chị Lệ Kha chạy qua, ông không thể ôm con, vì chị quá đau đớn và lăn lộn khắp sàn nhà. Người mẹ mù lòa sờ soạn trong đêm tối, bà nhận ra có chuyện gì chẳng lành rồi, bà gọi to:

- Chuyện gì? Chuyện gì vậy?

Không có câu trả lời, vì không còn ai ở trong nhà.

Người ta mách bảo lấy Bia đổ vào thau lớn, cho chị Lệ Kha úp mặt vào, và mở mắt trong nước Bia để giảm bớt độ nguy hại… Đó là tất cả những gì có thể làm được để cứu chị Lệ Kha trong đêm đó.


Do cha của chị Lệ Kha có quen biết trong quân đội, sáng hôm sau một chiếc trực thăng đã đưa chị về Sài Gòn cấp cứu. 

Kết quả cuối cùng, chị Lệ Kha hoàn toàn mù, gương mặt biến dạng hoàn toàn khác xưa, không còn nhận ra một Lệ Kha xinh đẹp của ngày nào.


Còn tên Nh. trong đêm ấy hắn tẩu thoát, bỏ xứ và biệt tích.


Khi ấy chị Lệ Kha 27 tuổi, và em gái chị 17 tuổi.



Cơn đau của chị Lệ Kha kéo dài mấy tháng trời. Da mặt khô cứng, tưởng đã lành, gỡ lớp da đó, sẽ đến lớp da non, nhưng không, nước vàng, máu mủ đọng lại dưới lớp da đó, rồi da lại khô cứng, và cứ thế, chu kỳ này lập đi lập lại không biết bao nhiêu lần. Người cha đeo theo lo cho con mình không rời nửa bước. Đứa em gái còn phải lo làm việc nhà và chăm sóc người mẹ mù lòa nữa.


- Cha ơi, con không muốn sống nữa. Lệ Kha nghẹn ngào nói với cha mình.

- Con nói gì thế? Con không thương cha mẹ sao?

- Con không lo cho mẹ được, lại còn là gánh nặng cho cha nữa… Cha ơi, con muốn chết lắm…

- Con đừng nghĩ lung tung, con sống là niềm vui lớn của cha. Mẹ con cũng vậy đó. Tai nạn lớn như thế này, mà con vẫn sống. Chúa muốn con sống mà, con hiểu không?

- Bà mẹ mù lần theo vách nhà bước lại gần bên đứa con gái bị nạn, bà nói nho nhỏ với chồng bà:

- Cho tôi rờ gương mặt con tôi xem.

- Con nó còn đau đấy bà…

- Mẹ ơi, con đau lắm, con hết còn lo cho mẹ rồi, con cũng mù như mẹ…

Im lặng…

Khó mà đo lường được nỗi đau trong lòng của cả ba người…




Theo ngày tháng, vết thương của chị Lệ Kha đã lành.

Người cha rời quân ngũ về nhà, lo cho gia đình, bây giờ là hai mẹ con mù và đứa con gái vừa mới lớn.

Đôi mắt của chị Lệ Kha chìm sâu vào trong làm cho đôi bờ mi đã dính liền nhau, không còn nơi để tuôn đôi dòng lệ. Đôi môi chị đã bị a-xít ăn mòn chỉ còn mỏng như làn da cắt ngang, lệch lạc, khó mà biết được chị đang cười hay khóc. Nhưng trong giọng cười tiếng nói, có thể nhận ra tâm hồn chị đang tìm thấy được sự an bình ngay trong bóng đêm vô tận của đời người. Bóng tối của thiên nhiên nhưng chị có ánh sáng của Đức Tin mãnh liệt.

 
Bước vào nhà của chị Lệ Kha, luôn thấy hai chiếc ghế xếp nằm cạnh nhau, thường thấy hai mẹ con nằm bên nhau trò chuyện. Có khi chị Lệ Kha sờ soạn rót nước, hay lấy đồ cho mẹ.

Trên tay cả hai mẹ con thường thấy ai cũng có Chuỗi Mân Côi.

Có lần, tôi nghe cha chị Lệ Kha nói vui với vợ:

-
 Bà không thấy Chúa thương bà rất nhiều sao. Bà thường than hằng ngày nằm một mình không có ai chuyện trò cho vui, bây giờ bà có con gái bà nằm kế một bên rồi đó. Mặc sức mà sớm hôm hủ hỉ với nhau.

Rồi quay sang con gái mình, ông cười nói:

- Đó, con thấy chưa, con làm cho mẹ con vui đó!

 
2002

Dòng thời gian trôi qua, lần lượt cha mẹ của chị Lệ Kha nằm xuống. Sau 37 năm từ ngày trận cuồng phong ập đến đời chị, chị sống trong tăm tối, nhưng ánh sáng Đức Tin vẫn chiếu soi đời chị và giúp chị có được nghị lực vui sống cho đến ngày về với Chúa.

Có rất nhiều lần chị tâm sự:

- Tôi nhớ đêm hãi hùng… Tôi vẫn còn như nghe bên tai… rõ ràng như ngay hôm nay, như chính bây giờ, câu nói ấy ám ảnh tôi suốt đời: “Chén thuốc này chắc khó uống lắm”… rồi ngay sau đó lóe lên một ánh lửa như sụp cả trời đất… Sau này, mỗi lần nhớ lại, tôi cố hết sức để quên đi, cùng với sự thất vọng và thù hận. Tôi không biết cầu nguyện gì trong tăm tối, tôi chỉ biết thầm thỉ một câu: “Lạy Chúa, con xin dâng cho Chúa”.

 
Khi nghĩ về cuộc đời chị, tôi nhớ ngay câu chị thường nhắc đến: “Chén thuốc này khó uống lắm!”. Thật ra, chị đã uống, và đón nhận những đau đớn tận cùng với niềm tin yêu phó thác vào Tình Yêu Thiên Chúa.


Rồi như một phản xạ sâu kín từ tâm hồn, tôi nhớ lời cầu nguyện của Chúa Giê-su ở Vườn Cây Dầu:

Lạy Cha, nếu có thể được thì xin cất khỏi con chén đắng này! Tuy nhiên, không phải theo ý muốn của con, nhưng mà theo ý muốn của Cha!” (Mc 14,36).


Tôi và một vài người thân của chị Lệ Kha - là những người sau cùng rời khỏi nghĩa trang Giáo xứ sau khi đưa chị đến nơi an nghỉ cuối cùng… Tôi nhìn lại một nữa…


Trong ánh nắng ban mai, bóng Thánh Giá phủ lên phần mộ của chị thiêng liêng và ấm áp.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Tiếng.


CHÚA NHẬT VIII THƯỜNG NIÊN .A


                                Tin Mừng Mattheu 6,24-34

24  Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: "Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được. 25  "Vì vậy Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao? 26 Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao? 27 Hỏi có ai trong anh em, nhờ lo lắng, mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang tay? 28 Còn về áo mặc cũng thế, lo lắng làm gì? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào mà rút ra bài học: chúng không làm lụng, không kéo sợi; 29 thế mà, Thầy bảo cho anh em biết: ngay cả vua Sa-lô-môn, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy.   30 Vậy nếu hoa cỏ ngoài đồng, nay còn, mai đã quẳng vào lò, mà Thiên Chúa còn mặc đẹp cho như thế, thì huống hồ là anh em, ôi những kẻ kém tin! 31 Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây? 32 Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó. 33 Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho. 34 Vậy, anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy.

2. Tìm kiếm nguồn vui đích thực

Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây?(Mt.6,31).

Cái mà người ta lo lắng trước mắt, là cái ăn cái mặc”. Nên mục tiêu hàng đầu của con người luôn là chuyện chạy lo “ăn no mặc ấm” (cơm no áo ấm), rồi cao hơn nữa là “ăn ngon mặc đẹp”,  đến “ăn sung mặc sướng”, rồi  đến cao điểm “ăn chơi hưởng thụ”.

Nhưng, nó vẫn không phải là “niềm vui đích thực” của đời người, vì ngay cả khi ở đỉnh cao của “ăn chơi hưởng thụ”, nó vẫn là thứ mong manh chóng qua trong sự tiếc nuối hụt hẫng của thân phận con người.

"Hỡi linh hồn, ngươi có nhiều của cải dự trữ cho nhiều năm: ngươi hãy nghỉ ngơi, ăn uống vui chơi đi". Nhưng Thiên Chúa bảo nó rằng: 'Hỡi kẻ ngu dại, đêm nay người ta sẽ đòi linh hồn ngươi, thế thì những của ngươi tích trữ sẽ để lại cho ai?' Vì kẻ tích trữ của cải cho mình mà không làm giàu trước mặt Chúa thì cũng vậy". (Lc.12,13-21).

Niềm vui đích thực là đi tìm cái vĩnh cửu, cái không hư nát, cái không ai lấy đi được.

“Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ông, bởi vì chính Con Người là Đấng Thiên Chúa Cha đã ghi dấu xác nhận."

Họ liền hỏi Người: "Chúng tôi phải làm gì để thực hiện những việc Thiên Chúa muốn?". Đức Giê-su trả lời: "Việc Thiên Chúa muốn cho các ông làm, là tin vào Đấng Người đã sai đến." (Ga.6,27-29).


3. Chúa là nguồn vui.

Chính nhờ “tin vào Đức Ki-tô” ta được gặp gỡ Thiên Chúa.

Gặp gỡ Thiên Chúa, nguồn vui của lòng con(Tv 43:4).

Chúa là nguồn vui, đó chính là nguồn vui đích thực.

Một Niềm vui đích thực, là niềm vui ấy không có sự lo lắngcó nơi nương tựa chắc chắn, vững bền.

Ta hiểu được sự bình an và no thỏa với những hình ảnh thật đẹp, như nai vàng ăn cỏ trên đồng xanh và uống nước bên bờ suối,  khi ta biết tin tưởng phó thác vào Tình Yêu Thiên Chúa.

Ta sẽ chăn dắt chúng trên các miền núi Israel, dọc theo các bờ suối, và trong những miền có dân cư. Ta sẽ thả chúng ăn trên những ngọn núi cao Israel, chúng nghỉ ngơi trong những đồng cỏ xanh tươi, và chúng ăn trong đồng cỏ màu mỡ trên miền núi Israel. Chính Ta sẽ chăn dắt các chiên Ta; chính Ta sẽ cho chúng nằm nghỉ, Chúa là Thiên Chúa phán như thế.

Ta sẽ tìm con chiên đã mất, sẽ đem về con chiên lạc, sẽ băng bó con chiên bị thương tích, sẽ lo chữa con chiên bị ốm đau, con nào mập béo, Ta sẽ chăm sóc, và sẽ chăn dắt nó trong sự công chính". (Ez.34,11-16).


Những hình ảnh thật đẹp ấy, cho ta hình dung Nước Thiên Chúa, nơi đó, ta được no thỏa hạnh phúc nhờ sự chăn dắt  trong Đức Công Chính của Ngài. Đó mới là những gì chúng ta tìm kiếm trước hết.

Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho. (Mt.6,33).

Chính từ đó, cho dù đời nhiều sóng gió, lắm gian truân, lòng ta vẫn an vui, vì nguồn vui ấy đến từ Thiên Chúa và tràn đầy tâm hồn ta, không gì làm phai nhạt và không có sức mạnh nào lấy đi được.

Tôi mừng rỡ muôn phần nhờ Đức Chúa, nhờ Thiên Chúa tôi thờ, tôi hớn hở biết bao(Is 61,10) .

LỜI NGUYỆN
  
Vẫn còn đó những giọt lệ âm thầm
Của cuộc đời nhiều trắng đen ngang trái
Trang sách nguyện phai nhòa dòng lệ chảy
Nụ cười nào ngày tháng vẫn biệt tăm…

Vui trong Chúa khác xa vui trần thế…
Lá vàng rơi sao gọi được xuân về ?
Nhịp thời gian xuôi theo đời dâu bể…
Cuộc vui nào cũng không hết đam mê.

Con tìm kiếm một nguồn vui đích thực
Sợ yếu mềm chùn bước cuộc lữ hành
Trái tim vui giữa ngàn cơn gió lốc…
Xin Niềm Tin mãi mãi một màu xanh.

Amen

Lm. Antôn NGUYỄN VĂN TIẾNG

____________

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

MÙA CHAY .MÙA HỒNG PHÚC



                   MÙA CHAY .MÙA HỒNG PHÚC


Mùa Chay cho chúng ta cơ hội quí báo để nhìn lại chính mình,cần phải duyệt xét lại đời mình để được sống tốt đẹp hơn cho một mùa Chay tràn đầy ơn phúc

 Mùa Chay là Mùa Hồng Phúc giúp chúng ta

Trở thành nhửng người quãng đại và chân thực, biết chết đi cho những lối sống trần tục và nhửng đam mê dục vọng

Bằng cách từ bỏ chính mình, bằng một cuộc hoán cải thực sự như người đàn bà  xứ Samaria trong Tin Mừng Gioan đả nhận ra


 Chúa Giê Su là Đấng Messia và khẩn nài xin Chúa giúp Chị vượt qua chính bản thân mình

 
Muốn trở về thật sự phải cần có ơn Chúa giúp,chúng ta sẽ kín múc ơn thánh ấy nơi bàn tiệc Thánh Thể để cùng gắn bó với

Đức Ki Tô bằng đời sống chay tịnh và thống hối,canh tân một

đời sống mới hiện tại trong Mùa Chay nầy.Mùa Hồng Phúc cho mỗi người chúng ta



Xin cho mỗi người chúng con trong Mùa Hồng Phúc nầy được chết đi với nhửng đam mê dục vọng


Canh tân nội tâm để cùng Phục Sinh với Chúa Ki Tô và nhờ ơn Chúa Thánh Thần luôn tiến bước trong đường lối Chúa

 giửa thế gian như dấu chỉ của sự cứu rỗi và làm chứng cho nước Chúa


Xin cho chúng con một lòng trung kiên,một ý chí sắt đá,một tình yêu nồng cháy lửa yêu mến trong niềm hy vọng để xua

 đuổi bóng đêm ích kỷ,tự ái,cố chấp trong tâm hồn mọi người nhằm canh tân cuộc sống mới trong Chúa Ki tô


Xin cho mỗi người anh chị em chúng con biết nhận ra quyền năng của Chúa trong mọi biến cố cuộc đời để trở thành chứng

 nhân rao truyền tình thương và đem Tin Mừng đến cho mọi người chưa nhận biết Chúa .


                                             Kính tặng

 Anh Nguyển văn Xuân người  Anh quí mến .Xin Chúa ban cho Anh trong Mùa Chay Thánh nhiều Hồng Ân- ơn an bình -sự thánh
thiện-lòng nhiệt tâm phục vụ và mọi sự lành trong Mẹ Maria

                      Tô ma Huỳnh văn Thêm.ofs
                     

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

CLARA .NÀNG LÀ AI

clara1108209


Clara  Nàng là ai?



Clara dòng họ trâm anh
Bảy chàng hiệp sĩ nổi danh cả miền
Nhiều người để ý cách riêng
Cậy nhờ mai mối kết duyên tơ hồng
Clara quyết chí trong lòng
Sống đời khiết tịnh nên không nhận lời
Một hôm có tiếng gọi mời
Của Thầy Chí Thánh Ngôi Lời – Giêsu
Clara hết sức khiêm nhu
Dâng mình cho Chúa Giêsu trọn đời
Clara mộng ước cao vời
Sống không của cải theo lời Phúc Âm
Một hôm nghe giảng Tin Mừng
Clara lòng thấy tưng bừng muốn  reo
Phanxicô rao giảng đức nghèo
Clara biết được xin theo đến cùng
Làm người môn đệ tín trung
Clara tuân giữ luật dòng trung kiên
Sống nghèo theo Chúa cách riêng
Một lòng gắn bó không nghiêng bên nào
Dù ai khuyên nhủ ra sao
Clara vững chí chẳng nao núng lòng
Chỉ mong “bản luật của dòng”
Được quyền phê chuẩn sống không có gì
Để cho chính Chúa dẫn đi
Lo toan mọi sự những gì Ngài ban
Clara tín thác hoàn toàn
Vào tình thương Chúa nên nàng quyết tâm
Sống theo gương Chúa âm thầm
Tấm lòng đại lượng từ nhân của nàng
Thế là ánh sáng Chúa ban
Cho đoàn con cái hôm nay vẫn còn
Ước mong bổn phận làm con
Chị em cố gắng sống tròn ơn riêng
Phúc Âm Chúa đã nhủ khuyên
Tinh thần nghèo khó luật riêng của dòng…
Trên đây là bài thơ diễn tả vài nét về Thánh Clara, nếu ai muốn biết về Thánh Clara sâu xa, thì xin tìm đến Đan viện Clara theo địa chỉ sau đây:
Đan viện Thánh Clara
Số 35 Đường Đình Phong Phú
P. Tăng Nhơn Phú B – Q. 9, Tp. HCM
Đt: 38 969 805

MẸ MARIA .Ý NIỆM BIỆN PHÂN ƠN GỌI

Mẹ Maria .ý niệm biện phân ơn  gọi




Sống theo ý Thiên Chúa sẽ hạnh phúcvì ngay từ đầu, vì ý của Người mà tôi và các bạn có mặt, được sinh ra. Nhưng làm sao để biết
                          Đâu là ý Thiên Chúa,
                        Đâu là ý riêng của mình
                          Đâu là ý của thế gian

Theo tin mừng Luca chương 1 có thể giúp  ta phần nào nhận ra được điều này, và nhất là kinh nghiệm theo Chúa của Mẹ Maria sẽ giúp chúng ta phân định ơn gọi của mình rõ ràng hơn.


Thánh sữ Luca cho chúng ta biết trước khi được «Truyền tin», Đức Mẹ đã thành hôn «Bà Elisabeth có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai thiên sứ Gabriel đến một thành miền Galilê, gọi là Nazareth, gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giuse thuộc chi tộc vua Đavit. Trinh nữ ấy tên là Maria» (Lc 1, 26-27).
 
 Tuy thời xa xưa ấy chuyện cưới xin là chuyện của cha mẹ  thì  như mọi người con cũng đều thuận theo ý cha mẹ như là ý mình. và ý Đức Mẹ là không phản đối ý định của các đấng sinh thành.


Nhiều người trong chúng ta ưu phiền vì không biết phải làm cách nào để có thể loại bỏ được ý riêng , vì cái ý riêng đã quá nhiều lần làm khổ đời mình. Qua chi tiết  trên, chúng ta biết ý riêng có lúc được đặt ra với chúng ta một cách mãnh liệt, buộc phải bỏ ngay  vì nếu không, công trình cứu độ của Thiên Chúa cho mình và cho nhân loại này có thể bị trì hoãn, nhưng cũng có lúc, ý riêng của con người được Chúa thanh luyện từ từ, để rồi đến lúc nào đó, ý Thiên Chúa chính là ý của mình, còn mình thì hạnh phúc vì được ý Thiên Chúa vừa hướng dẫn vừa là sức mạnh sống và hành động.

Đức Mẹ nhận ra Thánh Ý Thiên Chúa

Tin mừng Luca cho chúng ta biết Đức Mẹ nhận ra thánh ý Thiên Chúa nhờ biết lắng nghe và đối thoại với Thiên Chúa. Còn để thánh ý Thiên Chúa trở thành sự sống, niềm vui vượt qua mọi khổ đau lại là một tiến trình dài băng qua những khốn khó của thân phận con người.

Sứ thần Gabriel nói với Đức Maria: «Mừng vui lên hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà. Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì?» (Lc 1, 28-29).sứ thần Gabriel đại diện cho Thiên Chúa, được sai đến với Đức Mẹ để «Truyền tin». Như vậy lời của sứ thần Gabriel ở đây là chính Lời của Thiên Chúa. Tức lời chân thật, lời hiện hữu.


Lời Thiên Chúa không chỉ là lời chân thật ở ý nghĩa, mà còn là lời hiện hữu. Thiên Chúa phán là thánh, nên lời của sứ thần Gabriel là lời xác nhận tình trạng hiện tại  của Đức Mẹ. Thiên Chúa có cái nhìn riêng biệt về Đức Mẹ, tức là có ý định riêng cho trinh nữ Maria, bất chấp yếu tố  tội lỗi của con người.
 
 Kinh Thánh nói Đức Mẹ «rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì?» Đây là điều  xảy ra trong tâm tưởng của Đức Mẹ, nhưng Thiên Chúa đã nghe, đã biết và sứ thần đã giải đáp: «Thưa bà Mria, xin đừng sợ, vì bà được đẹp lòng Thiên Chúa» (Lc 1, 30). Như vậy, những lời nguyện thầm kín, thậm chí là cả những khắc khoải của đời mình Thiên Chúa cũng đã biết và Người đang trả lời cho chúng ta, nhưng chúng ta có biết cách nhận ra không?


Khi  nghe sứ điệp của Thiên Chúa qua sứ thần thì Đức Mẹ biết ý định Thiên Chúa .Mẹ không chỉ là «Đấng đầy ơn phúc», mà còn là Mẹ «Con Đấng Tối Cao» (Lc 1, 32). Với sức người phàm, Đức Mẹ thốt lên: «Việc ấy xảy ra thế nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng?» (Lc 1, 34).  sứ thần đáp: «Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ tỏa bóng trên bà; vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa» (Lc 1, 35). Đây có thể xem như là nền tảng cho việc đáp lại «thưa vâng» của Đức Mẹ.

Chính Chúa Thánh Thần làm và hoàn tất kế hoạch lớn lao của Thiên Chúa trên cuộc đời của Đức Mẹ chứ không chỉ là Mẹ «Tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Người thực hiện cho tôi như lời thiên sứ nói» (Lc 1, 38). Đức Mẹ đã bằng lòng với kế hoạch của Thiên Chúa, vui lòng đón nhận kế hoạch đó và xin Thiên Chúa thực hiện kế hoạch đó cho mình. Đức Mẹ không xin cho mình có đủ ơn để rồi tự mình làm việc của Chúa, mà xin Chúa thực hiện, hoàn tất kế hoạch của Chúa trên đời sống của mình.
 
 Maria con ông Gioankim và bà Anna đang chuẩn bị về nhà Giuse sống đời vợ chồng như bao nhiêu người khác. Thiên Chúa đến mạc khải cho cô Maria biết kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa trên cuộc đời của Maria . Maria vượt qua bối rối nhờ biết đó là ý định của Thiên Chúa. Đức Mẹ còn được củng cố ơn gọi của mình thông qua một bằng chứng cụ thể là người chị họ Elisabeth đã già rồi lại hiếm muộn, mà nay nhờ Chúa lại đang mang thai ( Lc 1, 36-37).

SUY NIỆM
 
Chúng ta cảm thấy được nâng đỡ rất nhiều khi biết Đức Mẹ đã từng có ý riêng, đã từng muốn làm theo ý mình. Chính vì thế Đức Mẹ sẽ là mẫu gương tuyệt diệu cho chúng ta trong việc dám từ bỏ ý riêng để chọn ý Thiên Chúa như là điều mình ước ao «xin Người thực hiện cho tôi» kinh nghiệm của Đức Mẹ là kinh nghiệm được Chúa Thánh Thần ngự xuống tràn đầy, được Thiên Chúa thi hành sứ mạng cứu độ của Người trong cuộc đời mình.

Thiên Chúa luôn luôn có kế hoạch riêng cho mỗi người trong ơn cứu độ . Người muốn chúng ta luôn sẵn sàng với Người. Còn Người cũng luôn  sẵn sàng với chúng ta trong thời khắc đã định, để một khi chúng ta được hạnh phúc nhờ ơn cứu độ  mà mình vừa đón nhận.

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

ĐỀN TỘI ĐÃ ĐŨ (VUI CƯỜI )


Đền tội đã đủ
Thánh Phêrô bước vào phòng đợi ở cửa thiên đàng và hỏi một thanh niên rất trẻ:
- Ở trần gian anh làm gì mà chết trẻ như thế?
Anh đáp:
- Thưa con làm 2 việc (jobs) vì con có.... hai vợ.
Thánh Phêrô nhìn anh thương hại nói:
- Ôi, tội nghiệp quá. Mời anh theo tôi vào thiên đàng.
Trong phòng bỗng ồn ào tiếng phản đối vì bất bình. Thánh Phêrô hiểu ý quay lại giải thích:
- Nè, không thấy người ta có hai vợ kiệt sức chết trẻ hay sao? Đền tội như thế là đủ rồi.
Mọi người há hốc miệng: Hả ???!!!
  

GIÁO KHU THÁNH CẢ GIUSE MỪNG KÍNH BỔN MẠNG 19/3



                                              GIÁO XỨ THÁNH MARTINO

                           GIÁO KHU THÁNH CẢ GIUSE MỪNG KÍNH BỔN MẠNG
  
                                                                   19 / 3 /2014




 Giáo Hội đã dành tháng Ba hàng năm để mừng kính Thánh Cả Giu-se, Bổn mạng của Giáo Hội và cũng là Bổn Mạng Cộng Đoàn Dân Chúa  Giáo Khu 3 .Giáo Xứ Thánh Martino Hạt Gia Định , và củng là  bổn mạng của các người lao động và các gia trưởng. Ngài đã sống cuộc đời lao động để nuôi sống gia đình.

Thánh sử Mat thêu viết về Thánh Giu-se bạn trăm năm Đức Maria,chỉ viết ngắn gọn: “Sau đây là gốc tích Đức Giê-su Ki-tô: bà Ma-ri-a, mẹ Người, đã thành hôn với ông Giu-se.”“Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần” (Mt 1, 18).“Ông Giu-se, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo.” (Mt 1, 19).

                                        
Thái độ của Thánh Giu-se trước sự kiện thụ thai  của Đức Maria, không còn từ ngữ nào xứng hợp hơn để diễn tả đức tính của ngài, vì quả thật ngài chính là “người công chính”.  Người công chính là người , liêm khiết trong mọi sự, công bằng trong mọi việc, hòa nhã với mọi người, yêu người như yêu chính mình. Từ ngữ “người công chính” thật sự đã diễn tả được trọn vẹn đức tính chính yếu của Thánh Giu-se. Cũng vì đức tính công chính như vậy, nên sau khi nghe lời sứ thần truyền tin, "Ông Giu-se làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà. Ông không ăn ở với bà, cho đến khi bà sinh một con trai, và ông đặt tên cho con trẻ là Giê-su.” (Mt 1, 24-25).

  \Chính nhờ lòng tin mà Thánh Giu-se được nên người công chính .

Thiên Chúa đã trao cho Thánh Giu-se những vai trò vô cùng cao trọng

 Cao trọng trong vai trò là bạn trăm năm của Đức Maria Thánh Mẫu của Thiên Chúa,

 Vai trò là dưỡng phụ của Đức Giê-su Con Thiên Chúa làm người,   

 Vai trò là gia trưởng của Thánh gia Na-da-rét.

 Chính Đức Maria đã đề cao vai trò quan trọng này của Thánh Giu-se , là khi Thánh gia lên Giê-ru-sa-lem mừng lễ, năm Đức Giê-su 12 tuổi. Thánh Giu-se và Đức Maria đã lạc mất con trong 3 ngày, và khi gặp lại, Mẹ đã nói với Con: "Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con!" Đến ngay như Đức Giê-su cũng không quên vai trò Thánh Giu-se khi Người đáp: "Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?". (Lc, 2, 48-49). Tiếng gọi thân thương “cha mẹ” đã nói lên vai trò cao trọng Đức Maria và Thánh Giu-se trong công trình cứu độ nhân loại.

 Thánh Giu-se được nhắc đến nhiều nhất với lòng  sùng kính đặc biệt và vì thế ngài đã được Hội Thánh tuyên phong là Thánh Cả. 

Lịch phụng vụ của Giáo Hội đã dành 2 ngày lễ kính: Ngoài lễ trọng “Thánh Giu-se Bạn Trăm Năm của Đức Maria” (quen gọi là lễ Thánh Giu-se Bầu Cử – 19/3), còn có lễ Thánh Giu-se Thợ (01/5); hơn thế nữa, còn dành cả tháng 3 hàng năm để mừng kính ngài. Bởi vậy nên ngày 8/12/1870, Đức Giáo Hoàng Pi-ô IX đã công bố Thánh Giu-se là Bổn Mạng Giáo Hội hoàn vũ, của nhiều thánh, nhiều đoàn thể, nhiều hội dòng và của rất đông các tín hữu. Riêng Giáo Hội Việt Nam cũng nhận ngài làm Thánh Quan Thầy Bầu Cử.

Khi nhận Thánh Giu-se làm Bổn Mạng, Giáo Hội “xin Người cứu chữa lấy Hội Thánh, cho khỏi các mưu kế giặc thù, và các sự gian nan khốn khó như vậy  mà còn muốn cậy nhờ Thánh Giu-se giúp cho việc hiệp nhất các Ki-tô hữu. 

Hiệp nhất là một trong những mối bận tâm lớn của nhiều người, đặc biệt của các nhà lãnh đạo Giáo Hội. có trách nhiệm và phải cộng tác để làm cho Giáo Hội được hiệp nhất, thể theo thánh ý của Thiên Chúa. Thánh Giu-se đã điều khiển Thánh gia trong tinh thần yêu thương, hiệp nhất với Đức Maria và Chúa Giê-su, thì cũng hướng dẫn Giáo Hội trong cùng một tinh thần ấy, để các tín hữu trong Giáo Hội được liên kết với nhau nên một

 Đức Thánh Cha  Gio-an XXIII đã đặt Công đồng Va-ti-ca-nô II – một Công đồng có sắc thái hiệp nhất – dưới sự bảo trợ của Thánh Giu-se.  và “Tuần Lễ Cầu Nguyện cho sự Hiệp Nhất Ki-tô Giáo.. để cầu nguyện cho sự hiệp nhất của tất cả những người đã được Rửa Tội, theo ý muốn của Đức Ki-tô: “rằng tất cả được nên một” (x. Ga 17:21). (Huấn dụ của ĐTC. Phanxicô về Hiệp Nhất Ki-tô Giáo ban hành ngày 22/01/2014).


 Thánh Cả Giu-se – Bổn mạng Giáo Hội, bổn mạng mỗi gia đình, mỗi Ki-tô hữu – đã đặt ra trước mắt người tín hữu một hành trình tìm kiếm Nước Thiên Chúa; đó là luôn phải gắn liền việc cầu nguyện với việc noi gương Thánh Cả trong  cuộc sống.

 Cầu nguyện để được Thần Khí Chúa soi sáng và hướng dẫn con đường đi tới việc cộng tác với Thiên Chúa . Và để đạt được hiệu quả  trong việc cộng tác với Thiên Chúa, hãy noi gương Thánh Cả Giu-se, luôn khiêm nhường tỉnh thức lắng nghe Lời Chúa, thực thi Thánh ý Chúa, phục vụ Chúa và anh em trong tinh thần sống 3 lời khuyên Phúc Âm  mà Thánh Cả đã nêu gương hết sức mẫu mực.

Sống trong một thế giới chứa đầy hận thù ghen ghét hơn là yêu thương, mỗi người Ki-tô hữu,mỗi gia đình trong Giáo Khu 3 ,mỗi gia trưởng chúng con quyết tâm noi gương Thánh Cả Giu-se dâng cho Chúa một quyết tâm ,là biến cải gia đình mình nên như một Thánh Gia Na-da-rét. Và   hiệp cùng Giáo Hội chọn Thánh Cả Giu-se làm bổn mạng gia đình, bổn mạng các bậc gia trưởng và nói chung là bổn mạng mỗi cá thể thành viên trong gia đình trong năm “Phúc-Âm-hóa đời sống Giađình” trong một Mùa Chay Thánh .Mùa Hồng Phúc đời sống  thánh thiện -yêu thương -bác ái và vị tha

            Mục Vụ Truyền Thông Giáo Xứ Thánh Martino
                                       Hạt Gia Định