LINH ĐẠO DÒNG PHAN SINH TẠI THẾ (OFS) SỐNG PHÚC ÂM ĐỨC GIÊSU KITÔ-ĐI TỪ PHÚC ÂM ĐẾN CUỘC SỐNG-VÀ TỪ CUỘC SỐNG ĐỀN PHÚC ÂM

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

ĐẠO CÔNG GIÁO VÀO VIỆT NAM

 ĐẠO CÔNG GIÁO VÀO VIỆT NAM



Ngay từ cuối thế kỷ 15, các nhà thám hiểm địa cầu đã đặt chân tới những miền đất mới chưa ai biết tới. Cùng đi với họ là các nhà buôn Tâybanha , Bồđàonha và Hoà lan sang tận miền Đông Nam Á, các nhà Thừa sai (Missionaries) cũng theo họ để giúp phần hồn cho dân đạo, và rao giảng Tin Mừng đạo Chúa Kitô cho người bản xứ.
1. Đạo Công giáo được khởi sự truyền vào Việt nam từ năm 1533?
- Tại Bắc Hà: Theo Khâm định Việt sử Thông Giám, thì đạo Công giáo được truyền vào Việt nam từ năm 1533 hay trước đó ít lâu, vì vào năm 1533, đã có sắc lệnh cấm đạo.
Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục viết: "Năm Nguyên Hoà Nguyên Niên (1533) đời Lê Trang Tôn, có một dương nhân tên là Inikhu đi đường biển lén vào giảng đạo Giatô ở làng Ninh Cường, Quần Anh thuộc huyện Nam Chân và làng Trà lũ thuộc huyện Giao Thủy" (Chương 33, 6B). Đây là niên biểu đầu tiên trong lịch sử đạo Công giáo, và Inikhu là vị thừa sai thứ nhất được nói đến trong Sắc lệnh cấm truyền đạo Giatô của Vua Lê Trang Tôn vào năm 1533, như vậy phải hiểu rằng Đạo Giatô (Kitô giáo) đã được truyền giảng tại Việt nam cùng năm đó hoặc trước năm đó rồi. (Lm. Bùi đức Sinh, OP, Lịch sử Giáo hội Việt nam, Chân lý xuất bản, Sài gòn 1972, trang 308) và Phan Phát Huồn, CSSR., Việt Nam Giáo sử quyển I, Cứu Thế Tùng thư, Sài gòn 1965 trang 35).
Thời đó, Bắc Hà chia 2 phần: Từ Thanh hoá trở ra thuộc Nhà Mạc, từ Thanh hoá trở vào thuộc Nhà Lê, nhưng trên thực quyền là Chúa Trịnh.
Năm 1578, Nhà Mạc cho người qua Macao mời các Giáo sĩ vào Việt nam. Năm 1588, Công Chúa Chiêm, chị vua Lê Thế Tôn làm nhiếp chính cai trị nước thay em còn nhỏ tuổi, cũng cho mời các thừa sai vào Việt nam, bên nào cũng muốn kéo lực lượng ngoại quốc ủng hộ mình. Giáo sĩ Ordonez đã rửa tội cho Công chúa Chiêm, đặt tên thánh là Maria, tức Công Chúa Mai Hoa. Bà đã là Bề trên Tu viện Đức Mẹ Vô nhiễm đầu tiên tại Việt nam. Nhờ ảnh hưởng của bà, nhiều người đã nhập đạo.
Năm 1626, linh mục Đắc lộ (Alexander de Rhodes) và Marquez được phái qua Bắc Hà. Dân Bắc Hà theo đạo rất đông, trong 3 năm đã có tới 6 ngàn 7 trăm tín hữu.
Tại Nam Hà: Từ năm 1600 nước Việt nam chia 2 miền: Từ sông Gianh trở ra thuộc Chúa Trịnh, từ sông Gianh trở vào thuộc nhà Nguyễn.
Năm 1558 đã có các giáo sĩ dòng Đaminh từ Malacca vào giảng đạo tại Chân lạp, nhưng không thành công, phải chờ tới năm 1615, các giáo sĩ dòng Tên (Jesuit) mới khởi sự có kết quả. Sau 50 năm, Nam hà đã có trên 50 ngàn giáo dân.
 2. Giáo hội Công giáo VN bắt đầu thành lập hàng giám mục từ năm 1959?
Năm 1659, thấy đạo Công giáo tại Việt nam đã phát triển mạnh, Đức Giáo hoàng Alexandrô 7 thành lập Giáo phận (Diocese) Đàng Trong (Nam hà) và Giáo phận Đàng Ngoài (Bắc Hà) trao cho Đức Cha (Bishop) Francoise Pallu và Lambert de La Motte, cả hai vị đã dồn hết tâm lực đào tạo hàng giáo sĩ người Việt, mặc dù thời ấy đang có cuộc cấm đạo Công giáo gắt gao.
 
3. Đạo Công giáo bị cấm qua các đời Vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức kéo dài trong 300 năm?
- Các cuộc bắt đạo của 4 ông vua nhà Nguyễn. Cuộc bắt đạo kéo dài tới năm 1888, gay gắt nhất trong thời các Vua Minh mạng, Thiệu Trị và Tự đức, vì tinh thần bài ngoại (người Pháp..), và lầm tưởng theo đạo Công giáo là bỏ ông bà tổ tiên, những hành động chém giết, bắt bớ đốt phá các làng Công giáo đã đưa tới việc liên quân Pháp - Tây đưa quân vào Việt nam, bắt Vua Tự Đức nhận quyền bảo hộ của Pháp.
- Sau thời kỳ này, nhóm Văn Thân ở Thanh Nghệ Tĩnh còn tổ chức cuộc tàn sát tập thể những làng Công giáo. Hơn 60 ngàn người Công giáo đã hy sinh trong 2 năm (1885-1886).
 Thời phát triển Đạo Công giáo khởi sự từ năm 1888, xứ đạo mọc lên khắp nơi, giáo sĩ lẫn giáo dân đều hăng say rao giảng Tin Mừng Chúa Kitô, xây cất thánh đường, củng cố giáo lý, thành lập đoàn hội, thiết lập các cơ sở bác ái từ thiện. Năm 1933 đã có 14 Giáo phận (Diocese) với số giáo dân 1 triệu 3 trăm ngàn người, 15 Giám mục, 1429 linh mục.
 4. Vị Giám mục đầu tiên người Việt nam là ai?
 - Trước sự phát triển vượt mức như trên, Đức Giáo hoàng Piô 9 đã tấn phong cho người Việt đầu tiên làm Giám mục vào năm 1933, đó là Đức Cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng, thuộc Giáo phận Sài gòn.
 Từ năm 1925, Toà Thánh (Holy See) đã thiết lập Toà Khâm sứ Đông dương tại Huế, nhờ vậy Giáo hội Công giáo Việt nam có nhiều thuận lợi. Các Giám mục Việt nam dần dần được tấn phong và cai quản các Giáo phận thay các Giám mục ngoại quốc. Năm 1945, người Nhật đánh người Pháp tại Việt nam, càng là cơ hội để "Việt hoá" guồng máy cai quản của Giáo hội Việt.
 5. Đức Giáo hoàng Gioan 23 đã thành lập hàng Giáo phẩm cho Việt nam vào năm nào? Có giá trị gì với quốc tế?
- Ngày 24 tháng Mười một năm 1960, Đức Giáo hoàng Gioan 23 thành lập Hàng Giáo Phẩm (Hierarchy) cho Việt Nam tương đương với các quốc gia anh chị khác. 
  • Danh sách các hồng y
  1. Hồng y.png Giuse Maria Trịnh Như Khuê (1898–1978), Hồng y đầu tiên của Việt Nam, được phong ngày 24 tháng 5 năm 1976. Hồng y bậc linh mục (Tổng Giám mục TGP Hà Nội)
  2. Hồng y.png Giuse Maria Trịnh Văn Căn (1921–1990), được phong ngày 16 tháng 5 năm 1979. Hồng y bậc linh mục (Tổng Giám mục TGP Hà Nội)
  3. Hồng y.png Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng (1919–2009), được phong ngày 26 tháng 11 năm 1994. Hồng y bậc linh mục (Tổng Giám mục TGP Hà Nội)
  4. Hồng y.png Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận (1928-2002), được phong ngày 21 tháng 2 năm 2001. Hồng y bậc phó tế (Tổng giám mục hiệu tòa Vadesi, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và hòa bình ở Vatican)
  5. Hồng y.png Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn (sinh 1934), được phong ngày 20 tháng 10 năm 2003. Hồng y bậc linh mục (Tổng Giám mục TGP Thành phố Hồ Chí Minh)
 6. Tỉ lệ người Công giáo tại nước Việt nam là bao nhiêu?
- Hiện nay, không có số chính xác, quãng 8 người Việt nam thì có một người Công giáo.
Sau năm 1975, số người gia nhập Công giáo khá đông, kể cả nhiều làng người Thượng miền Bắc và miền Nam. Những năm sau này, người Tin lành ngoại quốc đổ tiền vào Việt nam kêu gọi nhiều người theo đạo, kể cả  một số người miền Thượng Tây nguyên (Kontum, Darlak, Buôn Ma thuột).
CÔNG GIÁO VIỆT NAM THỜI CHA ĐẮC LỘ
 Bài tường thuật do chính cha Đắc lộ (Rev. Alexander de Rhodes,S.J) viết trong cuốn "Divers Voyages.".
"Để tôn vinh Thiên Chúa Cha cao sang, tôi sẽ tường thuật những chiến thắng huy hoàng mà hồng ân Người đã đem đến trong thời gian ngắn ngủi trên các lầm lạc trong một nước mà ma quỉ đã hoành hành mỗi ngày và chưa bị ai chống đối.
Ngay khi chúng tôi đến thủ đô Bắc Hà, gọi là Kẻ Chợ (thành Hà nội sau này). Đây là một đô thị rất lớn và rất đẹp, đường phố rộng rãi, dân đông vô kể, tường thành chung quanh ít nhất khoảng sáu dặm. Nhà Vua đã dựng cho tôi một căn nhà và một ngôi giáo đường xinh xắn. Tin này đã được phổ biến khắp vương quốc, dân chúng kéo đến tụ tập thật nhiều đến nỗi tôi đã bị bó buộc phải rao giảng Phúc âm, ít là bốn lần hay nhiều hơn nữa, thường là sáu lần mỗi ngày.
Kết quả thật vĩ đại đến nỗi tôi khó có thể tin được. Một người chị em ruột của nhà vua và mười bảy người thân quyến gần của ông đã được rửa tội. Dăm bảy viên chỉ huy trưởng nổi tiếng và nhiều binh sĩ cũng đã làm giống như vậy. Trong năm đầu tiên, những người đã được rửa tội khoảng chừng 1 ngàn 200 người, năm sau có khoảng 2 ngàn người, và năm thứ ba có khoảng 3 ngàn 5 trăm người.
Không gì làm tôi ngạc nhiên bằng sự dễ dàng mà tôi đã khiến cho các thầy cúng và sư sãi thờ ngẫu thần đã trở lại nhập đạo, những người này thường cứng đầu nhất. Tôi thấy họ đã mở lòng đón lẽ phải cách tuyệt diệu. Tôi đã rửa tội cho họ khoảng 2 trăm người. Họ sẽ là sự trợ giúp không tưởng được cho chúng tôi trong việc làm cho những kẻ khác trở lại nhập đạo. Một người trong họ đã đưa về tới 5 trăm người khác, giác ngộ sự lầm lạc, đón nhận đức tin, và trở thành những giáo lý viên sốt sắng nhất của chúng tôi.
Tất cả họ đều vui khi nghe tôi chỉ dạy cho họ tuân giữ đúng theo lẽ phải của đạo Chúa. Họ đã yêu mến Mười Điều răn Chúa hơn hết, họ thấy rằng không có gì là không hợp lý, không giá trị, và thật đáng cho Vua Cao cả thiết lập thành các giới răn.
Phương pháp tôi ưa thích là trình bày linh hồn không hề chết, sự sống đời sau. Từ đó tôi minh chứng thiên tính Đức Chúa Trời, sự quan phòng của Chúa, và các trình độ kế tiếp, càng lúc càng tới các mầu nhiệm khó hơn. Kinh nghiệm cho chúng tôi thấy rằng, đây là phương cách dạy giáo lý cho người ngoài đạo rất thực tế và hữu ích. Tôi đã giải thích dài dòng trong quyển "Giáo Lý" của tôi mà tôi chia thành một khoá học tám ngày, trong đó tôi đã cố gắng đưa ra tất cả những chân lý chính yếu, nòng cốt mà các người tôn thờ ngẫu tượng phải học hỏi.
Ngoài những ân sủng bề trong đang hoạt động trong nỗ lực cao quí, làm cho rất nhiều người trở lại tòng giáo, các phép lạ liên tục xảy ra trong thời phôi thai của Giáo hội này đã là một yếu tố quan trọng trong những kết quả tốt lành tôi đã nói tới. Tôi nói mãi, vì thật có rất nhiều, các người giảng dạy giáo lý của tôi đã bỏ không đếm nữa. Tôi biết thật buồn phiền làm sao cái tội của những người gạt gẫm, rao truyền những phép lạ giả dối, nhưng Thiên Chúa đã gìn giữ tôi khỏi phạm cái tội như thế, và tôi chỉ có thể nói thật những gì tôi đã thấy, những gì rất nhiều người được ơn đã nói lại với tôi.
Bằng Thánh giá và bằng nước phép, các tín hữu ấy đã xua đuổi ma quỉ là một sự kiện hiển nhiên và chữa lành tất cả các loại bệnh hoạn. Cho họ bốn hay năm giọt nước thánh này để uống, chúng đã chữa lành dăm người bị mù loà, và làm cho hai người đã chết rồi được sống lại. Một vị chúa người ngoại đạo, cùng một bà vợ người Kitô giáo của ông đến van nài tôi gửi vài tín hữu của tôi đến một thành phố nhỏ thuộc quyền ông. Ở đó mấy thuộc hạ ông bị bệnh rất nặng, mỗi ngày đều có người chết. Tôi đã gửi sáu người dạy giáo lý đến đó, khuyên bảo họ tuyệt đối không được nhận bất cứ cái gì người ta muốn biếu cho họ để đền ơn khỏi bệnh.
Họ sửa soạn võ khí trong tay để đi đánh đuổi ma quỉ là những kẻ bị tội lỗi là nguyên do của các chứng bệnh hoạn này trói buộc. Những võ khí này là Thánh giá, lá dừa đã được làm phép, nến phép và những tượng ảnh Đức Trinh Nữ Maria mà tôi đã cho họ khi làm phép Rửa tội cho họ.
Họ đi đến đó, cắm các Thánh giá ở đầu lối vào, ở giữa và ở cuối phố, rồi đi thăm viếng các bệnh nhân, đọc kinh cầu nguyện rồi cho họ uống mấy giọt nước. Trong vòng không đầy một tuần lễ, họ đã chữa lành cho 272 bệnh nhân. Tin tức này đã loan truyền khắp Vương quốc. Vị chúa trong vùng đã đến cảm tạ tôi, đầy tràn nước mắt vui mừng. Điều này đã làm cho các Kitô hữu vững tâm, lên tinh thần, hoan hỉ vô cùng, nhờ đó nhiều người ngoại đạo đã được thức tỉnh, nhận ra những lầm lạc của họ". (Giáo dân Việt thời cha Đắc lộ, Nguyệt san Trái Tim Đức Mẹ tháng 12 năm 1988 trang 12-13)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét