LINH ĐẠO DÒNG PHAN SINH TẠI THẾ (OFS) SỐNG PHÚC ÂM ĐỨC GIÊSU KITÔ-ĐI TỪ PHÚC ÂM ĐẾN CUỘC SỐNG-VÀ TỪ CUỘC SỐNG ĐỀN PHÚC ÂM

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

TÔN GIÁO: CHÍNH THỐNG -TIN LÀNH - HỒI GIÁO

Sứ điệp ngày Hòa Bình Thế Giới năm 2014 của Đức Giáo Hoàng                                                  Phanxicô.
Tình huynh đệ : nền tãng và đường dẫn đến hòa bình.Trong đó Đức Giáo Hoàng đã nhận định rằng : Tình huynh đệ là một chiều kích thiết yếu của con người,vì con người là một hữu thể có tương quan.Ý thức sâu sắc về các mối tương quan dẫn chúng ta đến việc nhìn nhận và đối xử với mỗi người như anh chị em thực sự ,nếu không sẽ không thể xây dựng được một xã hội công bằng,một nền hòa bình vững chắc và lâu dài.Hội Đồng Tòa Thánh về Đối Thoại Liên Tôn dựa trên Sứ Điệp nầy gởi đến các Tôn Giáo khắp thế giới ,các Phật tử những lời chúc tốt đẹp nhất nhân dịp Đại lễ Vesak của Phật Giáo 2014
Nhân dịp nầy tôi xin giới thiệu các Tôn Giáo bạn đến các bạn .

Giáo hội Chính thống Đông phương
(Eastern Oxthodox Church).

1. Lịch sử: Giáo hội Chính thống Đông phương bắt đầu từ năm 1054:
 Chúa Kitô lập Giáo hội và lưu truyền từ thời các Tông đồ trở đi. Giáo hội ấy bị bách tại cấm cách dữ dội tại Rôma bắt đầu từ thời vua Nêron. Ông cho đốt thành Rôma rồi đổ tội cho người Công giáo và ra lệnh cấm đạo (năm 64) qua nhiều triều vua.
Lý do chính trị:  Tới năm 312, tướng Constantino được Trời phù hộ, ông chiến thắng Maxentiô tại Roma, và năm 313 do chiếu chỉ Milan Constantinô chấm dứt bách hại đạo Công giáo. Triều vua Constantino bắt đầu tại Rôma từ năm 313. Tới năm 330 vua dời đô sang Byzantine (nước Hilạp) bên Đông phương và đổi tên Byzantine thành Constantinopoli. Làm thế, ông không ngờ sẽ đi tới chỗ chia rẽ văn hóa và giáo hội.
Lý do nội bộ Công giáo: Thời ấy Đông Tây còn có vấn đề tranh luận: dâng Thánh lễ để tưởng nhớ Chúa chịu chết, bằng bánh lễ không men hay có men, giữ chay thứ Bảy hay thứ Sáu, linh mục độc thân hoặc lập gia đình. Đức thượng phụ Constantinople, Micae Cerulario, chỉ trích một vài thông lệ của Giáo Hội Tây Phương, và xưng hô với đức giáo hoàng như một người anh em thay vì coi là vị cha chung, và từ chối không chịu tiếp đón các đại diện của đức giáo hoàng khi họ đến Constantinople trong ba tháng. Thêm vào  đó là sự không khôn khéo của phái đoàn Rôma sang Constantinopoli, sau 4 tháng điều đình không xong, vì bên nào cũng giữ lý của mình. Sau cùng, trong một thánh lễ, phái đoàn Rôma đã để lại bàn thờ bản ra "vạ tuyệt thông" viết sẵn cho Thượng phụ giáo chủ Micae Cerulario, rồi "phủi bụi chân" ra về. Hôm đó là ngày 16 tháng 7 năm 1054.  Vài ngày sau, Ðức Micae Cerulario phản ứng lại bằng cách ra vạ tuyệt thông các đại diện và đức giáo hoàng Rôma. Vạ tuyệt thông đôi bên này được duy trì mãi cho đến tháng 1 năm 1964, khi Ðức Giáo Hoàng Phaolô 6 gặp gỡ Ðức Thượng Phụ Athenagoras tại Giêrusalem trong vòng tay thân ái và cả hai đã cùng hủy bỏ vạ tuyệt thông ấy. Nhờ ơn Chúa, công việc tái hợp Chính Thống Giáo và Công Giáo Rôma hiện đang được tiến hành cách khá tốt đẹp.
        Trong các cuộc đối thoại đại kết ngày nay, vẫn còn trở ngại chính cho sự hợp nhất:  quyền tối thượng của đức giáo hoàng Rôma. Vấn đề được đặt ra là đức giáo hoàng có quyền cai quản và dạy bảo toàn thể Giáo Hội hay không. Tây Phương cho rằng đức giáo hoàng có thẩm quyền đó; Ðông Phương cho rằng mọi thượng phụ, kể cả vị giám mục Rôma, đều có quyền bằng nhau.
        Bất kể những tì tích của Giáo Hội, phúc âm của Ðức Giêsu Kitô tiếp tục được loan truyền. Trong thế kỷ mười một, Ðan Mạch và Na Uy theo Kitô Giáo, sau đó không lâu là Thụy Ðiển (1164). Nước Nga tiếp đón các nhà thừa sai từ Ðông Phương và cả Tây Phương, cho đến khi thái tử Nga quyết định rửa tội theo Giáo Hội Byzantine (Đông phương), mà sau đó trở thành Giáo Hội Chính Thống Nga với vị thượng phụ ở Moscow. Trong thời gian qua  2003, Giáo hội này luôn làm khó dễ cho Giáo hội Công giáo Rôma.
(Theo: Lm Bùi Đức Sinh OP, Lịch sử Giáo hội Công giáo, Chân lý xb, Sài gòn, 1972 trang 12-18); và web site Nguoitinhuu.com Lịch sử Giáo hội Công giáo, Chương 3, Giáo hội thời Trung cổ, Catholic Almanac 2004).

2. Số tín hữu Chính thống:  Không có con số chính xác. Giáo hội Chính thống hiện chia thành nhiều chi nhánh (Alexandrian nước Ai cập,Antiochian nước Syria, Armenian, Byzantine, Chandean), … mỗi chi nhánh có nghi lễ khác nhau.

3. Giáo hội Công giáo với Chính thống giáo: Giáo hội Đông phương Byzantine vẫn nối kết với Công giáo Rôma trong liên hệ gần nhất trong nhiều cách, nhất là chức linh mục và Bí tích Thánh Thể. Công đồng Vatican II, trong Sắc lệnh về Các Giáo hội Công giáo Đông phương viết: "Giáo hội Công giáo rất kính trọng những thể chế các giáo hội đông phương, các nghi lễ phụng vụ, truyền thống hàng giáo phẩm, và đời sống Kitô hữu… từ thời các tông đồ qua các giáo phụ…nói lên gia tài không thể phân chia của Giáo hội toàn cầu"(số 1). Tuy vị giáo hoàng Rôma được thánh ý chỉ định là người nối nghiệp thánh Phêrô trong thẩm quyền tối cao của giáo hội hoàn vũ,  nhưng cả hai giáo hội đông tây đều có phẩm giá như nhau, không bên nào là bề trên bên kia trong nghi lễ (số 3).
                             Tìm hiểu đạo Tin Lành
 (Protestant Church)

                    Martin Luther (1483-1546): Sinh năm 1483 tại Eisleben nước Đức, là anh thứ hai trong 8 anh em. - Ngay từ nhỏ martin đã gặp cảnh khổ của một gia đình thợ mỏ vất vả, nghèo khó khiến cậu có ý nghĩ đen tối về cuộc đời. Cha mẹ đông con lại tính tình cứng cỏi, hay đánh mắng con cái. - Ở nhà trường, Martin chịu cảnh giáo dục thời đó: khắt khe dưới những lằn roi và hình phạt cứng cỏi…, mà Luther sau này gọi nó là "địa ngục". - Đạo Công giáo được người ta trình bày như thứ đạo nghiêm khắc, dễ sa hỏa ngục, tạo cho Luther một tâm hồn bối rối. Thời gian sau, gia đình Martin trở nên khá giả, Martin được vào đại học. Có lần đang đi giữa đường gặp cơn mưa lớn, sét đáng ngang tai, Martin thầm khấn: nếu Chúa cho khỏi sét đánh,  cậu sẽ đi tu. Nửa tháng sau, Martin xin vào dòng thánh Augutinh tại Erfurt.
       Vào dòng tu, Martin Luther theo ban thần học và thụ phong linh mục năm 1507, rồi được đi học Kinh thánh, đậu tiến sĩ thần học năm 1512, sau đó làm giáo sư. Nhờ tài dạy học và giảng thuyết, ông được giới sinh viên và giáo dân quí mến. Trong những năm giảng dạy Kinh thánh, ông đã đưa ra nhiều quan niệm mới lạ mà ông cho là đã "khám phá ra được nhờ ơn Chúa soi sáng sau bao năm khắc khoải lo âu." Để trấn an lương tâm bối rối lo sợ sa hỏa ngục, ông hãm mình, ăn chay, phạt xác…ông đọc thư thánh Phaolô và tìm thấy câu Kinh thánh: "Người công chính sống bởi đức tin" (thư gửi dân Rôma 1, 17), ông cho là một khám phá mới và bám lấy nó để dần dần thành hình một giáo thuyết mới: sống bởi đức tin chứ không cần công nghiệp riêng tư cố gắng của mình. Ðây là yếu tố then chốt đã khiến bất đồng với lối sống đạo thời đó, với những những ơn Giáo hội ban qua ân xá, hành hương, đóng góp...
       Lên tiếng: Năm 1517, linh mục Luther dán  95 luận đề về những quan điểm riêng của ông lên cửa nhà thờ ở thành Wittenberg. Ông phản đối người Công Giáo khi lệ thuộc vào công việc lành, dù bất cứ việc gì, kể cả ân xá, để được tha tội và được cứu rỗi.
       Đành rằng, thời đó giáo dân có những lạm dụng, mấy nhà thần học, mầy vị quyền chức trong giáo triều độc đoán, thủ cựu, thiếu tế nhị, ít hiểu tâm lý của một thầy dòng muốn cải cách cho Giáo hội, không nghĩ tới tâm trạng dân chúng phải đóng thuế nặng nề; nhưng đáng tiếc, linh mục Luther đã  làm việc không đúng đường lối khiêm tốn, vâng phục theo tinh thần Chúa Kitô. Ông lại được giới sinh viên, các bạn trong dòng tu (Công hội năm 1518), nhiều người, cả nhà vua lên tiếng hỗ trợ…, do đó, Luther thêm gan dạ quyết không lùi bước.
            Martin Luther lúc đầu, không có ý định từ bỏ Giáo hội Công giáo, nhưng lúc này, do quá tin mình đi đúng đường, do được nhiều giới ủng hộ, do đe dọa sẽ mắc vạ tuyệt thông, nếu không rút lại những điều đã tuyên ngôn, ông đâm liều tuyên bố: "Việc đã xong, đời đời tôi không bao giờ làm hòa với Rôma nữa". Ông từ chối thẩm quyền của Đức giáo hoàng Rôma, không còn coi mình là người Công giáo, chỉ còn tin vào Chúa Kitô và vào Kinh thánh, mỗi người có quyền giải nghĩa Kinh thánh tùy Thánh Thần hướng dẫn. Ông viết ba luận đề khước từ quyền bính của Giáo Hội Công Giáo và các giáo hoàng. Ông chê luật độc thân của hàng linh mục, chê việc hành hương viếng đền thờ, và tôn kính xương các thánh…bỏ các bí tích Thêm sức, Hôn phối, Truyền chức thánh, Xức dầu thánh mà ông cho là không có nguồn gốc trong Kinh thánh, ông đố sách giáo luật Công giáo và các sách khác... Ông kêu gọi các hòang tử Kitô giáo ở Ðức đứng lên thành lập giáo hội tự trị. Hầu hết các hòang tử Ðức đều muốn thoát khỏi thẩm quyền và chế độ thuế khóa của Rôma, do đó họ ủng hộ Luther và bổ nhiệm các giám mục cho Giáo hội mới của họ.
            Năm 1521, Martin Luther bị Giáo Hội Công Giáo chính thức phạt vạ tuyệt thông, nghĩa là không còn được những quyền lợi của người Công giáo chân chính nữa. Ông Luther đã đốt sắc chỉ này, Ông gọi Giáo hoàng là quỉ vương ra đời, kêu gọi mọi người đoạn tuyệt với Rôma để được cứu rỗi.
            Giáo thuyết của Luther bắt đầu từ nước Đức lan tràn đi nhiều nước bên cạnh. Nhiều linh mục tu sĩ nam nữ đi theo chủ trương của Luther đã xuất tu, về đời lập gia đình rồi trở thành những người tuyên truyền đạo mới.
            Kết quả, nhiều nơi bỏ thánh lễ, dẹp bỏ ảnh tượng Chúa, Đức Mẹ, các thánh, có nơi còn bỏ Rửa tội trẻ em, cho là không thành, nên lập ra phái Rửa tội lại cho người lớn. Về chính trị: nông dân nổi lên chống hàng quí tộc, gây nên những vụ đốt phá, giết người. Rất nhiều nhà thờ, tu viện bị tàn phá, cướp của…Ngược lại, các ông hoàng sợ mất quyền bính đã đàn áp đẫm máu những kẻ nổi loạn khắp nơi. Luther, lúc này lên án bọn nông dân, đòi "cắt cổ bọn phiến loạn" và ông đứng về phe các quí tộc.
            Năm 1524, Luther cởi bỏ áo tu, tuyên bố bỏ bậc tu trì và luật độc thân linh mục, năm sau ông kết hôn với bà Catarina Bora, một nữ tu dòng Xitô hồi tục theo thuyết của ông. Về sau bị bạn bè chê trách, ông Luther thú nhận: "Lấy vợ, tôi đã trở nên đốn mạt, các thiên thần phải cười, và ma quỉ phải khóc".
            Năm 1525, Luther đã nhận xét chua cay: "Không ai trong giáo hữu chúng ta lại không có đời sống xấu xa hơn trước". Trong mấy năm cuối cùng, Luther buốn rầu khi nhìn vào giái hội cải cách của ông, lại thêm nhiều bệnh tật, ông trở nên khó tính.
            Năm 1546, trước khi, dù không nói được, ông cố viết lên tường những lời nguyền rủa giáo hoàng Rôma: "Hỡi giáo hoàng, khi sống ta là ôn dịch của ngươi, khi chết ta là tử hình cho ngươi".
        
        Huldreich Zwingli (1484-1531) khởi sự một nhà thờ trong thành phố Zurich, Thụy Sĩ, và chủ trương rằng Bữa Tiệc Ly chỉ là một bữa tiệc có tính cách tưởng nhớ, do đó không có sự hiện diện thực sự của Ðức Kitô. Luther bất đồng với Zwingli về điểm này trong cuộc Hội Ðàm ở Marburg năm 1529.
Trước khi từ trần trong cuộc chiến năm 1531, Zwingli ra lệnh dìm chết một số người ở Zurich, là những người nhất định phải tái rửa tội người lớn và chủ trương chỉ có sự rửa tội người lớn mới có giá trị. Những người này được gọi là Anabaptist (tái tẩy) và họ đã đi quá xa. Họ từ bỏ Zurich để thiết lập các cộng đoàn nhỏ bé, sống khắng khít trong các vùng hẻo lánh ở Moravia về phía đông. Trong thời gian này, tên Anabaptist được dùng để chỉ nhiều tổ chức khác nhau, nhưng chung quy, họ đều cho rằng tín điều của người Công Giáo và Tin Lành thì quá cực đoan.
            Một người Anabaptist là Thomas Munzer, đã xách động cuộc cách mạng nông dân, và "Vua Munster" là John ở Leiden, đã chiếm một thành phố và cho phép tình dục bừa bãi ở đây. Một vài người Anabaptist vô trách nhiệm này đã khiến một số Kitô hữu đích thực bị bách hại vô cùng dã man, ví dụ như những người Hutterite ở Moravia, mà họ cùng chia sẻ tài sản và sống một cách êm đềm và siêng năng, và những người Mennonite ở Hòa Lan, là những người theo chủ nghĩa hòa bình và sống rất khắc khổ. Có lẽ trong thời kỳ này, những người Anabaptist chết vì đức tin nhiều hơn bất cứ người Kitô giáo nào khác. Họ bị bách hại bởi người Công Giáo và cả người Tin Lành, và họ từ chối việc sử dụng vũ lực để tự vệ.
            
            John Calvin (1509-1564). John Calvin là người Pháp. Sau khi học thần học và luật ở Balê khi còn trẻ, bỗng dưng ông chuyển hướng sang các quy tắc của phong trào Cải Cách được Luther khởi xướng.
             Sau đó, Calvin định cư ở Geneva, Thụy Sĩ, là nơi ông chủ trương sự tổng hợp thẩm quyền giữa nhà nước và Giáo Hội, mà địa vị hàng đầu được trao cho Giáo Hội. Trong thuyết chính trị thần quyền này, Calvin gò ép ra một lối sống Kitô Hữu nghiêm nhặt và khắc khổ tương tự như các đan viện thời trung cổ. John Knox (1513-72) ở Tô Cách Lan, sau khi đến Geneva, gọi đời sống đó là "trường phái học hỏi về Ðức Kitô tuyệt hảo nhất trên mặt đất kể từ thời các tông đồ," và ông đã đưa chủ thuyết Calvin về Tô Cách Lan để trở thành Giáo Hội Presbyterian.
Văn bút vĩ đại của Calvin là cuốn Các Tổ Chức Kitô Giáo, nền tảng thần học của truyền thống Cải Cách. Calvin tẩy chay mọi tín điều không rõ ràng ghi trong Phúc Âm và chỉ tập trung đức tin vào Lời Chúa mà thôi. Giáo đường của ông màu trắng và thật trống trải. Không có bàn thờ, tượng ảnh, đàn organ, hay kính mầu. Mọi vết tích Công Giáo đều bị xoá sạch, ngoại trừ Phúc Âm.
        Lý thuyết của Calvin được tranh luận sôi nổi nhất là Thuyết Tiền Ðịnh, ông cho rằng ngay từ ban đầu Thiên Chúa đã tiền định cho những ai được cứu rỗi và những ai bị luận phạt, do đó, công trạng con người không có giá trị gì. Vì được tiền định, những người được chọn chắc chắn sẽ sinh kết quả tốt đẹp qua sự chính trực và đời sống tốt lành của họ.
        Chúng ta có thể nhận thấy ba giòng Cải Cách Tin Lành trước đây -- Luther, Calvin và Anabaptist -- ngày càng ít giống với Giáo Hội Công Giáo mà họ đã tách biệt. Trước đây, nguyên tắc của Công Giáo là sự hợp nhất của đức tin, bây giờ được thay thế bằng nguyên tắc của Tin Lành là sự tinh tuyền của đức tin, càng ngày càng có nhiều tổ chức phân lập, mỗi một tổ chức đều cho rằng mình tinh tuyền hơn và trung tín hơn với phúc âm của Ðức Giêsu Kitô. Dựa trên nguyên tắc này, sự Cải Cách đã không thể tránh được việc phân chia Giáo Hội thành nhiều thực thể khác nhau. Tuy nhiên, nhận định này không làm xao xuyến nhiều người Tin Lành mà họ cho rằng Ðức Giêsu đã thành lập một thực thể vô hình,thiêng liêng bao gồm tất cả những ai tin vào Ðức Kitô theo như họ nghĩ, chứ không phải một thực thể hữu hình, có quá trình lịch sử đang hiện diện trong hình thức hợp nhất trên thế giới như người Công Giáo hiểu biết về giáo hội. Ðây là một trong những khác biệt quan trọng trong sự hiểu biết giữa người Công Giáo và hầu hết người Tin Lành.
        Ngày nay vì không có đầu, nên Tin lành chia ra làm nhiều phái khác nhau, nên mỗi giáo phái mang một tên riêng: Adventist, Anabaptism, Arminianism, Baptist, Congregatiolists, Disciples, Methodists, Pentecostistals, Puritans, Presbyterians,  Quarkers, Unitarianism, Universalism…Lutheran, Calvanist,United Church of Christ,  …
        (Tham khảo: Lm Bùi Đức Sinh OP, Lịch sử Giáo hội Công giáo, Chân lý xb, Sài gòn, 1972 trang 12-18); và web site Nguoitinhuu.com Lịch sử Giáo hội Công giáo, phần IV: Phong trào Cải cách, Catholic Almanac 2004).

2. Nhân số người theo Giáo hội Tin lành:  Thật khó có con số chính xác, dù tương đối, vì ngay trên đất Mỹ đã có hơn 250 giáo hội Tin lành nhỏ, lý do là không có một thủ lãnh có thẩm quyền toàn cầu.


3. Giáo hội Công giáo với Giáo hội Tin lành: "Đối với các tôn giáo mang danh Kitô, Giáo hội Công giáo chủ trương "Tái lập sự hiệp nhất giữa toàn thể các Kitô hữu theo ước nguyện của Chúa Kitô: " Xin cho chúng nên một như Cha Con Ta là Một".
"Giáo hội khuyến khích mọi người phải lưu tâm đến sự hiệp nhất, hoán cải tâm hồn, hiệp nhất trong lời cầu nguyện, tìm hiểu nhau, cộng tác với anh em ly khai" (Sắc lệnh về Hiệp nhất).
 
Tổng quát, giáo hội Tin lành và Công giáo khác nhau ở những điều sau:

1. Về những điều nền tảng: bên Tin lành chủ trương:
        1/ Tội Tổ tông đã hoàn toàn làm hư hỏng con người,
        2/ Thiên Chúa  đã tiền định theo số mạng cho một số người được cứu rỗi,
        3/ Con đường cứu rỗi là tin vào lời hứa trong Tin lành, không do công phúc cá nhân.

Theo Công giáo:
       1. Tội Tổ tông có làm con người hư hỏng: trí khôn ra tối tăm, lòng muốn hướng về tội, phải đau khổ và phải chết, nhưng không "hoàn toàn hư hỏng", vẫn còn nhiều khả năng căn bản: làm lành lánh dữ.
       2. Thiên Chúa  định đoạt, nhưng con người vẫn có lý trí, có ý muốn "tự do" chọn lành hay dữ, nên sẽ được thưởng hay bị phạt.
       3. Phải tin vào Tin lành Phúc âm, nhưng còn phải làm việc để chứng tỏ lòng tin. "Đức Tin không việc làm là đức tin chết" (thư thánh Giacôbê 2,17). Chúa dạy "Ai muốn theo Ta, phải bỏ mình vác khổ giá mình hàng ngày mà theo"(Luca 9,23). Nói cách khác là phải cố gắng lập công, đền tội khi còn sống. Hơn nữa, Kinh Thánh viết :"Người ta sẽ được trả công tùy theo việc họ làm (sách Khải huyền  22, 12).

2/  Về Kinh thánh (Bible): Kinh thánh là nguồn của đức tin, mỗi người được theo ơn Thánh Thần tự rút ra quan điểm sống.

Theo Công giáo:
Kinh thánh nhiều chỗ rất khó hiểu, giáo dân không bị cấm đọc, nhưng cần được Giáo hội hướng dẫn, chú giải để  hiểu đúng Lời Chúa .

3/ Về tôn kính Đức Mẹ Maria: Tin lành coi Đức Mẹ Maria chỉ là dụng cụ Thiên Chúa  đã dùng sinh ra Đấng Cứu thế, xong việc là thôi, không có gì phải tôn sùng.
Theo Công giáo:
Không ai yêu mến Đức Mẹ bằng con của Người là Chúa Kitô. Chúa đã sống và vâng phục Mẹ Người 30 năm, chỉ đi giảng đạo 3 năm. Người Công giáo có tôn kính Đức Mẹ thế nào cũng không bằng Chúa Kitô.

4/ Về tôn kính ảnh tượng: bên Tin lành không tôn kính ảnh tượng bất cứ vị nào dù là Chúa Giêsu, Đức Maria hay các thánh, họ cho là Thiên Chúa  trong Kinh thánh Cựu ước đã cấm người Do thái.
Theo Công giáo:
Xưa Thiên Chúa  cấm người Do thái thờ hình tượng, vì khi tâm trí họ còn thấp kém, Chúa không muốn họ lẫn lộn Chúa với các thần ngoại giáo. Nhưng nay người Công giáo được phép tôn thờ ảnh tượng Chúa Giêsu, vì Chúa đã nhập thể trong hình hài con người. Họ cũng được tôn kính (không thờ) ảnh tượng Đức Maria và các thánh đã hiện diện ở trần gian, nay đang hưởng phúc Thiên đàng, hằng cầu phúc lành cho họ.

5 / Về lãnh các Bí tích, Ông Luther giữ lại 3 Bí tích: Rửa tội, Giải tội, Thánh Thể. Về Rửa tội: Tin lành không Rửa tội cho con trẻ, nếu có, lớn lên phải rửa lại. Về giải tội: ông Luther bỏ việc xưng tội, ông cho rằng, chỉ cần làm tác động "vươn mình lên với Chúa" và khiêm nhường nhận lỗi là xong. Về Thánh Thể: Tin lành không nhận thánh lễ là một Hiến lễ, và không nhận sự "biến bản thể"của bánh rượu nên Mình Máu Thánh  Chúa Kitô. Họ chủ trương bản tính bánh và bản tính Chúa Kitô có đồng thời.
Theo Công giáo:
Tin có 7 Bí tích do Chúa Giêsu lập: Rửa tội (Matthêu 28,18), Thêm sức(Gioan 20, 22), Thánh Thể(Gioan 6,51), Giải tội(Gioan 20,23), Xức dầu(Giacôbê 5,14), Truyền chức(Luca 22,19), Hôn phối(Matthêu 19,6). Mỗi bí tích có mục đích riêng.

6/ Về linh mục độc thân: Đạo Tin lành quan niệm mục sư độc thân là mục sư không hoàn toàn và thiếu quân bình, do đó việc ông Luther lấy vợ đối với họ không có gì là trái nghịch, ngược lại đó chỉ là kiện toàn cuộc sống, bởi vì lấy vợ là "một nhu cầu tự nhiên của con người như ăn uống, khạc nhổ…".
Theo Công giáo:
Noi gương Chúa Kitô là Thầy, các linh mục Công giáo tình nguyện sống độc thân vì nước trời (Matthêu 19,6) để hiến thân trọn vẹn cho Chúa, chăm sóc đoàn chiên được trao phó (Gioan 21, 15-17). Đây là một hi sinh cả cuộc đời, đáng kính phục./

                            Hồi giáo (Islam)

            1. Lịch sử: Islam có nghĩa là phục tùng, tức là phục tùng theo lời dạy của Allah. Allah ( tiếng Á rập nghĩa là Chúa). Islam truyền sang Trung hoa được gọi là đạo Hồi. Người theo đạo Hồi gọi là Muslim, hay Moslem, Moslim. Ðạo Hồi ra đời vào thế kỷ thứ 7 tại Arabia (Ả rập).
 Người sáng lập là Muhammad Abu Qasim. Ông sinh năm 570 tại thành phố Mecca , nước Arabia (Ả rập) trong một gia đình nghèo. Lên 6 tuổi mẹ mất, được ông nội chăm nuôi, 8 tuổi,  sống với người chú là Abu Talid. Lúc còn trẻ,  chuyên hướng dẫn các đoàn du hành trong sa mạc, về sau làm công cho một người đàn bà góa giàu có, chủ một hiệu buôn ở Mecca, tên là Khadija, bà goá này sau kết hôn với Muhammad tuy bà lớn tuổi hơn ông nhiều, và họ có một con gái tên là Fatima.
           Năm 40 tuổi, Ông thường lánh mình ở một nơi yên tĩnh để suy nghĩ, nhất là về sự phán xét vào ngày tận thế và sự xuất hiện của các nhà tiên tri sứ giả trong đạo Do Thái. Theo ông kể: Một hôm, ông nghe được tiếng nói thiêng liêng của Thượng đế từ trên không trung vọng xuống, trao sứ mệnh cho ông. Từ đó ông tự cho mình là sứ giả như nhiều đấng khác xưa kia là Adam, Noah, Abraham, Ishmael, Isaac, Jacob, Joseph, Job, Moses, Aaron, Davis, Solomon, Elias, Jonah, John, Jesus được Thượng đế tuyển chọn và trao cho sứ mệnh răn bảo dân lành, lòng kính sợ đấng Allah và chăm lo sửa mình chuẩn bị cho ngày tận thế. Việc nầy xảy ra vào khoảng năm 610. Sau đó ông bắt đầu chiêu mộ tín đồ. Lúc đầu số người tin theo ông rất ít,  và các tín đồ của ông bị dân thành Mecca chống đối.
            Người dân thành Mecca tổ chức thành quân đội để tiêu diệt Muhammad và tín đồ của ông. Cuộc chiến tranh dai dẵng trong tám năm ròng, cuối cùng quân Hồi giáo đã thắng. Muhammad khải hoàn tiến vào thành phố Mecca năm 630.
            Năm 632, Mohammad di chuyển đến thành Yathrib (phía Bắc thành Mecca), sau được gọi là Medina (thành của tiên tri). Tại thành Yathrib, Mohammad được nhiều người theo đạo Do Thái khuyến khích và tin theo. Tại thành Medina, Muhammad được tôn kính, ông trở thành người lãnh đạo tôn giáo và chánh trị nơi đây. Quyền lực của ông dựa vào số tín đồ đã rời bỏ Mecca đi theo ông, và số tín đồ địa phương theo ông ngày càng đông đảo. Mecca và Medina ngày nay đều nằmn ở phía Nam nước Ả rập Saudi.
             Ở Mecca có một ngôi đền cổ được gọi là Kabah, làm bằng đá, trong đó thờ 300 pho tượng thần của các bộ tộc khác nhau. Trên góc phía Đông, nơi trang trọng nhất, thờ một mảnh đá màu đen, từ trời sa xuống. Mãnh đá này được coi là thần tối cao của người A-rập. Muhammad ra lệnh phá hủy tất cả tượng thánh ở trong đền thờ danh tiếng Kaba, chỉ trừ tảng Ðá Ðen, đây là ngôi đền hình khối vuông. Muhammad cung tiến ngôi đền cho Allah. Sau đó, tự ông ta trở lại Medina. Hai năm sau (632) Muhamad qua đời tại thành Medina, thọ 63 tuổi.
Muhammad qua đời, những người kế vị ông tiếp tục các cuộc chiến tranh (họ gọi là thánh chiến) chinh phạt, lập nên một đế quốc rộng lớn trải từ bờ sông Ấn ở Tây Bắc Ấn độ đến tận Ðại Tây Dương men theo bờ Bắc Ðịa Trung Hải, với những thể chế của nhà nước phong kiến-tôn giáo. Ðạo Hồi cũng theo đó mà lan truyền rộng rãi, được một thời gian, đế quốc Arab bị chia năm sẻ bảy, nhưng đạo Hồi vẫn giữ được tính thống nhất và vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Ngoài những nước Arab hiện nay, đạo Hồi còn hình thành nhiều vùng rộng lớn từ miền Tây Phillipine qua Indonesia, Malaysia qua Pakistan đến Tây ban Nha, từ Châu Phi da đen cho tới các nước Cộng hòa ở Liên Xô và vùng Tân Cương của Trung Quốc. Hồi giáo Việt Nam thuộc khối Á châu phần lớn do người Việt gốc Chàm tin theo.
            Muhammad không biết đọc, không biết viết.Những lời giáo huấn của ông được các đệ tử và tín đồ thân cận ghi lại và lưu truyền qua các bản chép trên xương lạc đà, trên đá hoặc trên lá cọ - để tránh tình trạng có nhiều bản kinh Quran khác nhau, vị Caliphate (vừa là vua vừa là giáo chủ) đầu tiên nối ngôi Mohammad là Abu Bakr (632-634) cho chỉnh lý thành một bản kinh duy nhất. Ðến thời hoàng đế Ottman (644-656) đại để vào khoảng năm 650, một tiểu ban được cử ra có trách nhiệm chỉnh lý và xác định lần cuối cùng bản kinh chính thức. Như vậy chỉ sau 20 năm, sau ngày giáo chủ qua đời, kinh thánh của đạo Hồi đã cứ nguyên như vậy truyền cho đến ngày nay.
            Sách kinh  Quran (Coran, Koran) là sách nền tảng của đạo Hồi.     
            Có 5 điều chính yếu mà tín đồ Hồi giáo phải theo :
  1. Phải tin có Chúa Allahh, có Muhammad là sứ giả duy nhất của Allah.
  2. Phải cầu nguyện 5 lần mỗi ngày.
  3. Phải trả Zakat (đóng góp khoảng 5% tiền bạc, tài sản để đạo Hồi sử dụng giúp cho những người nghèo khó).
  4. Phải nhịn ăn từ khi mặt trời mọc đến mặt trời lặn suốt tháng Ramadan, tháng theo trăng của lịch Hồi giáo.
  5. Phải hành hương về đền Thánh ở Mecca đối với ai có khả năng tài chánh và sức khỏe.
Hồi giáo tin Allah (Thiên Chúa) dựng nên vũ trụ hữu hình, vô hình, tin có thiên đàng, hỏa ngục, thiên thần, ma quỉ. Ai không có đức tin sau khi chết, sẽ phải sa hỏa ngục, ai có đức tin sẽ được lên thiên đàng. Thiên đàng của Hồi giáo  có thỏa mãn hồn và xác (có thịt béo, rượu ngon, nhiều mỹ nhân, quyền lực…tha hồ hưởng).
 - Hồi giáo khuyến khích tín đồ chết vì đạo để lên thiên đàng. Lòng tin là sức mạnh vô biên của tín đồ. Những người "ôm bom liều chết" tại các nước Palestine, Irak, Mã lai trong chiến tranh chống Israel, chống Mỹ đã nói lên điều đó.
Hồi giáo cấm rượu, xì ke, cờ bạc, cấm thịt heo, cấm kỳ thị màu da.
- Về hôn phối: Sách kinh Coran cho phép đa thê, li dị và chế độ nô lệ. Đàn ông được lấy 4 vợ chính (The Koran 4,1) miễn là cư xử công bằng. Trong gia đình, người đàn ông có quyền tuyệt đối trên vợ con, có thể đánh đập...
Hồi giáo cho phép cướp của và chiến tranh với quốc gia khác để thống trị, như đã xảy ra hồi Trung cổ. Chính Muhamad hồi đó (năm 624) hướng dẫn dân thành Medina cướp hàng hoá của nhóm thương gia từ Syria đi Mecca.
Hồi giáo không chấp nhận đạo nào khác ngoài đạo Hồi. Ngày nay các nước theo Hồi giáo đều coi thường và cấm cách các đạo khác, nhất là cấm đạo Công giáo phát triển.
            Ông Muhammad không cho mình là người sáng tác ra sách kinh Coran, Ông chỉ nhận mình là người phát hiện ra Kinh thánh, ngoài ra, ông chỉ là một người như mọi người trần thế khác. Ông lấy bốn vợ chính thức - như kinh Quran cho phép - lại thêm cả một đoàn tì thiếp, nhưng vẫn không có con trai nối dòng.

2. Nhân số Hồi giáo hiện nay: Theo tài liệu của World Almanac 2004 thì  số  người trên thế giới là  6 tỉ 132 triệu 190 ngàn người, trong đó đạo Hồi (Islam) có 1 tỷ1 trăm ngàn tín đồ.
(Tham khảo : The Koran, Penguin books, 1990; Vinhnghiem.org; World Almanac; Catholic Almanac 2004; Lm. Đoàn Quang, Tìm Về Nguồn Sống,Lm. Bùi đức Sinh, Lịch Sử Giáo Hội Công giáo)

3. Công giáo và Hồi giáo:
"Hồi giáo (Islam) cùng thờ một Thiên Chúa duy nhất...Giáo hội bác bỏ mọi sự kỳ thị hoặc đàn áp chủng tộc hay màu da, giai cấp hay tôn giáo, vì thái độ ấy đối nghịch với tinh thần Chúa Kitô...Giáo hội khẩn thiết kêu mời các Kitô hữu hãy sống ngay lành giữa lương dân, nếu có thể tùy khả năng mà sống thuận hoà với hết mọi người như những người con đích thực của một Cha trên trời"(Tuyên ngôn Ngoài Kitô giáo số 1-3).
Đọc thêm:
VATICAN 25/05/-04 - Đức Tổng Giám Mục Michael Fitzgerald, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn cho biết Tòa Thánh quyết định vẫn liên lạc với Hồi Giáo mặc dù gặp nhiều khó khăn trở ngại.

Đức TGM đưa ra lời tuyên bố trên đây sau phiên họp thường niên của Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn. Đức TGM cho biết nhiều vị Giám Mục báo cáo có nhiều khó khăn trở ngaị khi liên lạc với các nhà lãnh đạo Hồi Giáo.

Theo đức TGM, tại một số quốc gia, các nhà lãnh đạo Hồi Giáo đã lợi dụng những cuộc đối thoại với Kitô Giáo cho mục tiêu chiếm lợi thế, gia tăng các vấn đề tranh cãi nhằm thu phục sự ủng hộ của quần chúng. Nhưng, Ngài cũng cho biết tại một số quốc gia khác, như miền nam Phi Luật Tân, Hồi Giáo và Công Giáo đều hợp tác với nhau.

Đức Tổng Giám Mục nói dù có những khó khăn trong việc liên lạc với Hồi Giáo về mặt chính trị, nhưng không thể coi đó là chứng cớ để hai tôn giáo không thể cùng tồn tại và hợp tác với nhau. Ngài bày tỏ niềm phấn khởi đối với cuộc hội thảo sắp tới trong đó đại diện của Kitô Giáo sẽ gặp gỡ các vị lãnh đạo Hồi Giáo của 20 nước trên thế giới. Cuộc hội thảo này do Vương Quốc Qatar bảo trợ và được tổ chức vào ngày mai 27 tháng 5 năm 2004.
Nguyễn Long Thao (VietCatholic News (Thứ Tư 26/5/2004)
WASHINGTON 01/02/05 - Một tổ chức tranh đấu cho nhân quyền có trụ sở tại Washington, Hoa Kỳ đã lên tiếng cáo buộc chính phủ nước Ả Rập Saudi là gieo rắc tư tưởng hận thù người Kitô Giáo và Do Thái tại các giáo đường Hồi Giáo tại Hoa Kỳ.
Nhóm tranh đấu cho nhân quyền nói trên có tên là “ Trung Tâm Tranh Đấu Cho Tự Do Tôn Giáo” vừa cho phát hành bản phúc trình dầy 95 trang có tựa đề “ Những Ấn Bản Của Saudi Về Ý Thức Hệ Hận Thù Nơi Các Đền Thờ Hội Giáo Ở Hoa Kỳ”
Bản phúc trình này là kết quả cuả cuộc nghiên cứu kéo dài một năm do chính các người Hồi Giáo cũng như không Hồi Giáo thực hiện. Bản phúc trình kết luận “ Những tài liệu do chính quyền Ả Rập Saudi cho phổ biến tại các đền thờ Hồi Giáo và tại các Trung Tâm Hồi Giáo ở Hoa Kỳ, đều chứa đựng một“Ý thức hệ độc tài, gây hận thù, có thể đưa tới bạo động”
Nhóm tranh đấu cho nhân quyền nói trên nhấn mạnh rằng “Ý thức hệ quá khích của Wahhabi được nhóm Hồi Giáo thiểu số Sunni trên toàn thế giới tuân theo, kể cả hàng triệu người Hồi Giáo đang chọn Hoa Kỳ làm nơi sinh sống”.
Nhóm nghiên cứu đã khảo sát tất cả những tài liệu in ấn của chính phủ Saudi. Những ấn phẩm đó đa số bằng tiếng Ả Rập và theo bản phúc trình, các tài liệu này đều khẳng định nhiệm vụ của người Hồi Giáo là phải hận thù người Kitô Giáo và Do Thái. Các tài liệu đó cũng cảnh cáo người Hồi Giáo là không được làm bạn, bắt chước hay giúp đỡ người Kitô Giáo và Do Thái bằng bất cứ cách nào, cũng không được tham dự vào các nghi lễ, hay hội hè đình đám nào của người Kitô Giáo và Do Thái.
Các tài liệu đó cũng chứa đựng tư tưởng khinh bỉ Hoa Kỳ và kết án thể chế dân chủ là trái ngược với Hồi Giáo.
Các tài liệu của Ả Rập Saudi cũng nhấn mạnh rằng: Người Hồi Giáo khi đang sống ở các quốc gia mà họ gọi là “của những kẻ vô đạo” thì phải cư xử như là mình đang có sứ mệnh đàng sau lằn ranh kẻ thù. Mình ở đó để học hỏi kiến thức hay để kiếm tiền, hoặc để truyền đạo. Còn việc lấn lá sát cảnh với kẻ vô đạo vì bất cứ lý do gì, cũng đều là bất hợp pháp. Nếu là người Hồi Giáo tốt thì mau mau rời khỏi quốc gia đó trở về cố quốc, nếu không, người ấy không phải là tín đồ Hồi Giáo tốt.
Với những người bỏ đạo Hồi Giáo sang một đạo khác thì theo tài liệu của bộ Hồi Giáo trong chính quyền Ả rập Saudi, người đó phải bị giết đi.
Sách giáo khoa của Ả Rập Saudi cũng dậy nhiệm vụ của người Hồi Giáo là phải hủy diệt quốc gia Do Thái.
Đối với phụ nữ, đàn bà phải đội khăn che đầu, xa lánh chỗ có đàn ông, và ngăn cấm không được làm một số nghề và chức vụ.
Bản báo cáo cũng cho biết các tài liệu của Hồi Giáo do chính quyền Ả Rập Saudi in ấn nói chỉ để phổ biến trong quốc gia Ả rập Saudi mà thôi, nhưng người ta nhận thấy các tài liệu này đưọc phổ biến lan tràn trong các đền thờ Hồi Giáo cũng như tại những trung tâm Hồi Giáo ở Hoa Kỳ.
( Còn tiếp kỳ 2 )
 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét